Tính Từ Là Gì? Cách Dùng Và Cho Ví Dụ Về Tính Từ

Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều tính từ trong việc mô tả về những sự vật, hiện tượng, con người… Vậy các bạn đã hiểu rõ tính từ là gì trong tiếng Việt chưa? Có những loại tính từ nào, cách sử dụng chúng ra sao? Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về kiến thức này nhé.

Tóm tắt

  • 1 Tính từ là gì, cho ví dụ?
    • 1.1 Tính từ là gì?
    • 1.2 Ví dụ tính từ
  • 2 Cách sử dụng tính từ là gì?
  • 3 Phân loại tính từ
    • 3.1 Tính từ đặc điểm
    • 3.2 Tính từ chỉ tính chất
    • 3.3 Tính từ chỉ trạng thái
    • 3.4 Tính từ tự thân
    • 3.5 Tính từ không tự thân

Tính từ là gì, cho ví dụ?

Tính từ là gì?

Tính từ là những từ ngữ có tác dụng miêu tả màu sắc, trạng thái hay hình dáng của sự vật, con người, hiện tượng thiên nhiên. Tính từ còn là những từ miêu tả về cảm xúc, tâm trạng của con người hoặc con vật.

Trong tiếng Việt, tính từ mang tính gợi hình, gợi cảm cao giúp cho người viết, người nói có thể truyền đạt được toàn bộ mong muốn, nội dung cho người nghe, người đọc.

Tính từ thường sẽ không đứng một mình và sẽ kết hợp với các loại từ khác như là danh từ, động từ để giúp câu văn đầy đủ ý nhất.

Về khái niệm tính từ là gì lớp 4 chúng ta đã bắt đầu được làm quen và được củng cố tính từ là gì lớp 5.

Tính từ là gì?

Ví dụ tính từ

  • Các tính từ dùng để chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, xanh lá cây, lam, chàm, xanh nước biển…
  • Các tính từ dùng để chỉ trạng thái như: buồn, vui, hận, yêu, đáng ghét, xinh đẹp…
  • Các tính từ dùng để chỉ hình dáng như: to, nhỏ, ốm, béo, mập, cao, thấp, dài, ngắn…

Tình thái từ là gì? Ví dụ về tình thái từ trong ngữ văn lớp 8

Cách sử dụng tính từ là gì?

  • Trong bài học về tính từ là gì tiếng Việt lớp 4, tính từ có rất nhiều chức năng quan trọng góp phần tạo nên sự đầy đủ cho các câu đơn, câu ghép.
  • Tính từ có thể kết hợp được với tất cả các loại danh từ, động từ và cả nhiều loại từ vựng khác trong tiếng Việt để bổ sung ý nghĩa cho câu.
  • Tính từ không thể kết hợp được với chỉ từ, hay xuất hiện trong các loại câu như câu đặc biệt, câu cầu khiến hoặc làm phó từ mệnh lệnh.
  • Tính từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc định ngữ, bổ ngữ trong câu.
  • Thường thì tính từ khi có tác dụng làm chủ ngữ trong câu là nhằm để bổ sung nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ đứng trước đó.
  • Tính từ là gì trong tiếng Việt có tác dụng tăng tính gợi hình, gợi cảm cũng như là tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản.
  • Tính từ giúp người đọc có thể hình dung rõ hơn về tính chất, màu sắc của người, vật trong văn bản.

Phân loại tính từ

Tính từ là gì trong tiếng Việt khá đa dạng, vì vậy có rất nhiều cách phân loại dựa theo từng sử dụng khác nhau. Nhưng về cơ bản thì chúng ta có thể chia tính từ thành những dạng sau:

Tính từ đặc điểm

Loại tính từ thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Tính từ chỉ đặc điểm có thể đề cập về con người, loài vật, đồ vật, thực vật hay bất kỳ thứ gì có thể nhận xét chất lượng được.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Tính từ chỉ đặc điểm là những yếu tố về ngoại hình mà chúng ta có thể quan sát và nhận biết được bằng mắt, nghe bằng tai ngửi bằng mũi hay dùng xúc giác bằng cách sờ, cảm nhận bằng tay.
  • Hoặc tính từ chỉ đặc điểm là những yếu tố về tâm lý, cảm xúc của con người…

Ví dụ:

  • Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài có thể quan sát được: đẹp, xấu, dài, ngắn, già, trẻ, cao, thấp, rộng, xa, gần…
  • Tính từ chỉ các đặc điểm bên trong: tốt bụng, thật thà, chăm chỉ, dũng cảm, xấu tính, nham hiểm…
  • Tính từ chỉ độ bền hay giá trị của vật : dẻo, mềm, cứng, dai…

Tính từ chỉ tính chất

Đây là những đặc điểm từ bên trong mà giác quan của con người không thể cảm nhận được nhưng chúng ta vẫn có thể suy luận, suy diễn ra.

Khác với tính từ chỉ đặc điểm mà chúng ta có thể cảm nhận ở bên ngoài thì tính từ chỉ chất là biểu diễn những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng hay đồ vật đó.

Dấu hiệu nhận biết:

Tính từ chỉ tính chất có thể phân tích, tổng hợp hoặc đưa ra kết luận về chất lượng bên trong của sự vật, sự việc, hiện tượng đó.

Ví dụ:

  • Các tính cách bên trong của con người như: xấu, tốt, ngoan, hiền lành, ngoan ngoãn, cọc cằn, hư hỏng, vũ phu…
  • Các đặc tính bên trong của một vật: lỏng, đặc, rỗng, nhớt…
Tính từ “nóng”

Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ này có thể hiểu là trạng thái tạm thời hay trạng thái tự nhiên vốn có của sự vật, con người tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, có thể quan sát bằng mắt được.

Ví dụ: tĩnh lặng, hôn mê, bất tỉnh, mơ màng…

Từ Hán Việt là gì? Một số từ Hán Việt hay sử dụng phổ biến hiện nay

Tính từ tự thân

Tính từ tự thân là những từ bản thân chúng đã là một tính từ, nếu đứng 1 mình người đọc vẫn dễ dàng hiểu được đó là một tính từ. Loại tính từ này thì không cần các từ khác bổ nghĩa cho chúng.

Tính từ tự thân có tác dụng mô tả màu sắc, kích thước, hình dáng, mùi vị… của sự vật hay hiện tượng nào đó.

Tính từ tự thân “ngon”

Các kiểu tính từ tự thân gồm:

  • Tính từ chỉ mùi vị: ngọt, bùi, cay, đắng, nhạt, chua, tanh, thơm, mặn, nồng…
  • Tính từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, cam, nâu, lục, chàm, tím, đen, trắng, xanh lơ, xanh lam, xanh ngắt, đỏ thẫm, nâu đen…
  • Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, trầm bổng, lác đác, ồn ào, thánh thót…
  • Tính từ chỉ kích thước: mỏng, ngắn, rộng, dày, dài, hẹp, cao, thấp…
  • Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đông đúc, vắng vẻ, quạnh hiu…
  • Tính từ chỉ hình dáng: tròn, vuông, méo, cong, thẳng…
  • Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, nhút nhát, hèn mọn, kiên cường, nhỏ mọn…
  • Tính từ chỉ mức độ như: nhanh, xa, chậm, gần…

Câu phủ định là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ

Tính từ không tự thân

Là những từ vốn dĩ không phải là tính từ mà là những từ vốn thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ như: danh từ, động từ) nhưng lại được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được là tính từ trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu.

Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ thì các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là một ý nghĩa khái quát hơn. Chẳng hạn, khi chúng ta nói “hành động ăn cắp” thì ăn cắp có ý nghĩa “giống như ăn cắp” hay “có tính chất giống như ăn cắp” chứ không phải là ăn cắp thật. Vì vậy, việc nhận biết tính từ kiểu này sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng.

Trong tính từ là gì trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân sau:

* Tính từ do danh từ chuyển thành.

Ví dụ:

– Nhà quê (trong câu: bà ấy có cách sống thật là nhà quê, không phù hợp ở đây).

– Cửa quyền (trong câu: bộ phận làm việc ở đây có thái độ vô cùng cửa quyền, hách dịch).

– Sắt đá (trong câu: trái tim anh ấy đã trở nên sắt đá sau khi bị người đó bỏ rơi).

– Côn đồ (trong câu: hành động của bọn chúng thật côn đồ).

* Tính từ do động từ chuyển thành.

Ví dụ:

– Chạy làng (trong câu: hình như nó đang có thái độ chạy làng sau khi gây tai nạn).

– Đả kích (trong: thành phố vừa phát động cuộc thi vẽ tranh đả kích về tình hình thực tế).

– Phản đối (trong: ông ấy đã gửi một bức thư phản đối về sự việc vừa rồi).

– Buông thả (trong: lối sống của một bộ phận thanh niên hiện nay rất buông thả).

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về tính từ là gì trong tiếng Việt, cách sử dụng, phân loại cũng như ví dụ cụ thể để bạn đọc tham khảo. Chúc các bạn áp dụng thành công để tăng sự phong phú cho cuộc sống và nhớ đón đọc những bài viết khác trên Palada.vn nhé.

Từ khóa » đặc điểm Là Gì Lớp 4