Từ Chỉ đặc điểm Là Gì? Bài Tập Từ Chỉ đặc điểm
Có thể bạn quan tâm
VnDoc sẽ tổng hợp lại phần kiến thức Tiếng Việt lớp 3 quan trọng toàn bộ về từ chỉ đặc điểm: Từ chỉ đặc điểm là gì? Ví dụ về từ chỉ đặc điểm; Phân loại từ chỉ đặc điểm; Bài tập từ chỉ đặc điểm. Mời các bạn tham khảo để học tốt phần Luyện từ và câu lớp 3.
Tổng hợp về từ chỉ đặc điểm
- 1. Từ chỉ đặc điểm là gì?
- 2. Phân loại từ chỉ đặc điểm
- 3. Ví dụ từ chỉ đặc điểm
- 4. Bài tập từ chỉ đặc điểm
Trong tiếng Việt, đặc điểm là từ được dùng để chỉ nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó. Khi nhắc đến đặc điểm, người ta thường chú trọng đến vẻ bên ngoài mà có thể cảm nhận thông qua các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt Nam sử dụng rất nhiều các từ ngữ mô tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Các từ ngữ đó được gọi là từ chỉ đặc điểm, nó là một bộ phận quan trọng của tiếng Việt. Nhận thức rõ điều đó, từ chỉ đặc điểm đã được đưa vào và trở thành nội dung trọng tâm trong từ chương trình Tiếng Việt lớp 3.
1. Từ chỉ đặc điểm là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm đặc điểm, từ đó đưa ra định nghĩa về từ chỉ đặc điểm. Trong tiếng Việt, đặc điểm là từ được dùng để chỉ nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó. Khi nhắc đến đặc điểm, người ta thường chú trọng đến vẻ bên ngoài mà có thể cảm nhận thông qua các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác), đó là các đặc trưng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, hầu hết các sự vật đều có những đặc trưng trong cấu tạo và tính chất mà chỉ có thể nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận.
Từ khái niệm đặc điểm ở trên, ta có thể rút ra định nghĩa về từ chỉ đặc điểm là gì? Dựa vào ngữ nghĩa, ta hiểu từ chỉ đặc điểm là từ được dùng đề mô tả đặc trưng của một sự vật, hiện tượng về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác. Chẳng hạn như một số từ sau: đỏ, nâu, tam giác, tròn, vuông, trong suốt, đặc quánh,…
Ví dụ:
1. Chiếc điện thoại của bố có màu xanh.
2. Bạn ấy rất vui vẻ và hòa đồng.
Ai (cái gì, con gì) | Thế nào? |
Mái tóc ông em | đã ngả màu hoa râm |
Mái tóc bà | dài và bồng bềnh như mây |
Bố em | rất hài hước |
Mẹ em | là người phụ nữ hiền hậu |
Bàn tay bé Nhung | mũm mĩm và trắng hồng |
2. Phân loại từ chỉ đặc điểm
Qua định nghĩa từ chỉ đặc điểm là gì, ta có thể phân loại từ chỉ đặc điểm thành 2 loại:
– Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: là các từ chỉ nét riêng của sự vật thông qua các giác quan của con người như hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,…
Ví dụ: Quả dưa hấu có vỏ màu xanh, bên trong màu đỏ và có vị ngọt.
– Từ chỉ đặc điểm bên trong là các từ chỉ các nét riêng được nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận, bao gồm các từ chỉ tính chất, cấu tạo, tính tình,..
Ví dụ: Hoa là một cô gái ngoan ngoãn và hiền lành.
Căn cứ vào các kiến thức lý thuyết nêu trên, ta đã nắm được các kiến thức cơ bản về từ chỉ đặc điểm. Bên cạnh đó, để có thể vận dụng tốt kiến thức đó chúng ra cần nhận diện được chúng trong giao tiếp hàng ngày và văn học.
3. Ví dụ từ chỉ đặc điểm
Trong tiếng Việt, từ chỉ đặc điểm vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm:
– Từ chỉ hình dáng: cao, thấp, to, béo, gầy, …
Ví dụ:
a. Con đường từ nhà đến trường rất dài và rộng.
b. Anh trai tôi cao và gầy.
c. Cô Hoa có một mái tóc dài và thẳng.
– Từ chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, xanh lam, xanh biếc, xanh dương, đen nâu, trắng, đen,…
Ví dụ:
a. Chú Thỏ con có lông màu trắng tựa như bông.
b. Trời hôm nay rất trong và xanh ngắt.
c. Chiếc hộp bút của em có bảy sắc cầu vồng: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm.
– Từ chỉ mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt,…
Ví dụ:
a. Quả chanh có màu xanh và vị chua.
b. Những cây kẹo bông mẹ mua cho em rất ngọt.
– Từ chỉ các đặc điểm khác: xinh đẹp, già nua, xấu xí, hiền lành, độc ác, nhút nhát, mạnh dạn,…
Ví dụ:
a. Em bé rất đáng yêu.
b. Ca sĩ Hương Tràm có giọng hát trầm khàn, còn ca sĩ Đức Phúc có giọng hát trong veo và cao vút.
c. Anh ấy là người hiền lành nhưng rất kiên định.
4. Bài tập từ chỉ đặc điểm
Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:
“Em nuôi một đôi thỏ,
Bộ lông trắng như bông,
Mắt tựa viên kẹo hồng
Đôi tai dài thẳng đứng”
(Sưu tầm)
Trả lời:
Quan sát đoạn thơ trên, ta thấy có các từ chỉ đặc điểm sau: trắng, hồng, thẳng đứng. Các từ ngữ này giúp cho câu thơ trở nên chân thực và sinh động, từ đó người đọc dễ dàng nhận biết về sự vật.
Bài tập 2: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ người và vật các bao gồm:
– Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật: cao lớn, thấp bé, mũm mĩm, béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe,….
– Từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím, xanh biếc, xanh dương, đỏ tươi, đỏ mận, hồng cánh sen, trắng tinh, trắng ngần, tím biếc,….
– Từ chỉ đặc điểm tính cách của một người bao gồm: thật thà, trung thực, hiền lành, độc ác, đanh đá, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, phóng khoáng, keo kiệt, hà khắc,…
Như vậy, qua phần Phân loại từ chỉ đặc điểm, ví dụ và bài tập từ chỉ đặc điểm chúng tôi đã phân tích rõ định nghĩa các ví dụ minh họa, giúp các em học tốt phần Luyện từ và câu lớp 3.
Xem thêm:
- Từ chỉ đặc điểm là gì?
- Phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- Phân biệt Từ chỉ sự vật; Từ chỉ đặc điểm; Từ chỉ hoạt động, trạng thái
- Từ chỉ đặc điểm và câu kiểu Ai thế nào?
Đặt câu với 1 từ chỉ đặc điểm, nêu tính cách tốt của người học sinh
Ngày hỏi: 01/11/21 4 câu trả lời
Từ khóa » đặc điểm Là Gì Lớp 4
-
Tính Từ Là Gì? Cách Sử Dụng Tính Từ Trong Tiếng Việt Lớp 4
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Từ Là Gì Lớp 4 - Top Lời Giải
-
Tính Từ Tiếng Việt Lớp 4 Và Tất Tần Tật Thông Tin Giúp Bé Dễ Hiểu Học Tốt ...
-
LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÂU “AI THẾ NÀO?”
-
Từ Ngữ Chỉ đặc điểm - Lớp 3
-
Tính Từ Là Gì Trong Tiếng Việt ? Cho Ví Dụ Minh Họa ? Ngữ Văn Lớp 4 ...
-
Tinh-tu-la-gi - Máy Rửa Xe Gia đình
-
Từ Chỉ đặc điểm Là Gì? Bài Tập Minh Họa Về Từ ... - Giáo Viên Việt Nam
-
Tính Từ Là Gì? Cách Dùng Và Cho Ví Dụ Về Tính Từ
-
Tìm Những Từ Ngữ Chỉ đặc điểm, Tính Chất Hoặc Trạng Thái Của Sự Vật ...
-
Từ Chỉ đặc điểm. Câu Kiểu Ai Thế Nào? Trang 122 SGK Tiếng Việt 2 ...
-
Tính Từ Là Gì ? Phân Loại Tính Từ - Tiếng Việt Lớp 4
-
Top 14 Chỉ đặc điểm Là Gì