Tính Tuổi Tam Hợp Tứ Hành Xung Cho 12 Con Giáp Chuẩn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tam hợp và tuổi hợp? 12 con giáp chính là 12 địa chi được xoay vòng tuần hoàn. Mỗi năm sẽ tương ứng có 1 con giáp đại diện. Đây cũng là quan niệm được các nước Á Đông như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore… sử dụng phổ biến để tính thời gian và áp dụng vào các quy luật phong thủy. Song song với việc xác định con giáp thì việc tính tuồi tam hợp tứ hành xung rất được quan tâm.
Vậy thực chất tam hợp là gì? Tứ hành xung là gì? Việc xác định nhóm tuổi tam hợp, tuổi nào tứ hành xung được rất nhiều người đặc biệt chú ý. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ những thông tin để bạn đọc có thể hiểu rõ được vấn đề này. Cùng bắt đầu ngay nhé.
Nội dung bài viết
Tam hợp là gì? Những điều cơ bản về tuổi tam hợp
Cắt nghĩa “tam” tức là “con số 3” còn “hợp” nghĩa là “hòa hợp”. Vậy tam hợp tức là 3 tuổi con giáp có cùng một mối liên kết và hòa hợp với nhau. Những người có tuổi nằm trong mối quan hệ tam hợp thì thường có tính cách tương đồng, chung chí hướng và sẽ có khả năng hỗ trợ phát triển để tiến tới sự thành công. Chính vì vậy, người ta có quan niệm, chọn vợ chồng trong tuổi tam hợp thì cuộc sống sẽ rất hạnh phúc và ổn định lâu dài.
Theo đó, tam hợp trong 12 con giáp sẽ được chia thành 4 nhóm. Cụ thể như sau:
STT | Tuổi tam hợp | Tính âm – dương | Theo ngũ hành |
Nhóm 1 | Dần – Ngọ – Tuất | Cùng âm | Hỏa cục: khởi đầu từ Dần (Mộc), tới Ngọ (Hỏa) rồi đi vào Tuất (Thổ). |
Nhóm 2 | Hợi – Mão – Mùi | Cùng dương | Mộc cục: khởi đầu từ Hợi (Thủy), tới Mão (Mộc) rồi đi vào Mùi (Thổ). |
Nhóm 3 | Thân – Tý – Thìn | Cùng âm | Thủy cục: khởi đầu từ Thâm (Kim), tới Tý (Thủy) rồi đi vào Thìn (Thổ). |
Nhóm 4 | Tỵ – Dậu – Sửu | Cùng dương | Kim cục: khởi đầu từ Tỵ (Hỏa), tới Dậu (Kim) rồi đi vào Sửu (Thổ). |
Khoảng cách giữa các con giáp trong nhóm tam hợp sẽ là 4 năm. Các tuổi hợp nhau sẽ là bội số của 4 (4, 8, 12, 16…) Cùng phân tích sâu hơn để hiểu thêm về những đặc điểm và lợi thế của mỗi nhóm tam hợp nhé.
Nhóm 1: Dần – Ngọ – Tuất (Hỏa cục – Độc lập)
Yêu tự do, thích trải nghiệm và khám phá những điều xung quanh là điểm chung của nhóm Hỏa cục. Những người tuổi này thường không thích sự rằng buộc mà họ cần có sự thoải mái nhất định để phát huy hết khả năng của bản thân.
Sự tỉnh táo, sáng suốt trong cách giải quyết công việc của Tuất là cách để hòa hợp cho tính vội vàng của Ngọ. Tuy tuổi Ngọ, tuổi Tuất cũng giàu tình cảm và ý tưởng phong phú nhưng đôi khi cũng cần sự quyết đoán và mạnh mẽ của tuổi Dần. Còn người tuổi Dần thì khá nóng nảy sẽ có thể được kiềm chế lại bởi sự nhẹ nhàng và ân cần của tuổi Tuất.
Nhóm 2: Hợi – Mão – Mùi (Mộc cục – Ngoại giao)
Nhắc đến ngoại giao chắc chắn điều đầu tiên được nghĩ ngay đến là cách giao tiếp và ứng xử với mọi người. Nhóm tuổi này có khả năng thu hút và thuyết phục người khác. Họ còn sẵn sàng lắng nghe, cảm thông và giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn.
Tuổi Hợi chăm chỉ và cần mẫn nhưng cần đến sự tinh tế và nhanh nẹn từ Mão để thành công hơn. Tuổi Mão thích hưởng thụ nhưng lại ít khi dám đương đầu với khó khăn và cần sự khéo léo và tài giao tiếp của tuổi Mùi tương trợ. Cuối cùng, người tuổi Mùi rất dễ xúc động nên cần được sự sẻ chia, biết lắng nghe từ tuổi Hợi.
Nhóm 3: Thân – Tý – Thìn (Thủy cục – Kiên trì)
Những người thuộc nhóm này thường có tinh thần kiên định, tính đấu tranh cao và luôn có quyết tâm để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Họ thường hành động có suy nghĩ chín chắn, làm nhiều hơn nói. Nhóm Thủy cục luôn tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh.
Tuổi Tý thông minh và nhanh nhẹn nhưng đôi khi không đủ quyết đoán, sự tự tin để đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Điểm yếu của Tý được bù đắp bởi sự dũng cảm và gan dạ của tuổi Thìn. Tuy nhiên, đôi khi, Thìn lại thiếu sự sáng tạo nên cần đến sự tinh tế của Thân và Tý. Quay vòng tuổi Thân được bù đắp những khuyết điểm là sự thiếu nhiệt tình và năng động của tuổi Thìn cũng như sự lanh lợi của tuổi Tí.
Nhóm 4: Tỵ – Dậu – Sửu (Kim cục – Tri thức)
Cá tính của nhóm tam hợp này rất mạnh mẽ, có sự kiên quyết và thông minh để đạt được mục đích cuối cùng. Thiên hướng của họ là về trí tưởng tượng và suy nghĩ về những điều vĩ mô hoặc điều gì đó xa vời mà người khác khó có thể nghĩ đến.
Sự thiếu kiên nhẫn, tính bốc đồng của người tuổi Dậu được khắc phục bởi sự nhẹ nhàng, ân cần đến từ tuổi Sửu. Ngược lại, tuy tuổi Sửu luôn thật thà, có trách nhiệm với công việc nhưng thiếu sự nhanh nhẹn đến từ Tỵ và Dậu. Còn sự thiếu quan sát từ Tỵ có thể được bù đắp bởi sự tinh tường đến từ đôi mắt của Dậu.
Cũng liên quan đến tam hợp người ta cũng có câu tam hợp hóa tam tai. Vậy đã biết tam tai là gì hay chưa. Xem thêm bài viết chi tiết về điều này tại: https://nhadepktv.vn/tu-van-phong-thuy/tam-tai-la-gi.html
Tứ hành xung là gì? Những điều cần biết về tứ hành xung 12 con giáp
Quy luật tự nhiên luôn tồn tại song song những điều trái ngược. Có sự hòa hợp thì ắt hẳn cũng có sự xung đột. Tứ hành xung là cụm từ để chỉ một nhóm gồm 4 con giáp có quan hệ xung khắc với nhau. Sự xung khắc được thể hiện qua các khía cạnh về tính cách, phong cách, quan điểm sống…
Chính do những yếu tố trái ngược mà những người có tuổi tứ hành xung sẽ thường xuyên khắc khẩu, cuộc sống không hòa hợp và hay trải qua những sự bất đồng, cãi vã. Nhiều sự đổ vỡ, thất bại đã có liên quan đến sự xung đột này. Vì vậy, theo quan niệm từ xa xửa thì những người cùng một nhóm tuổi xung khắc nên tránh kết duyên vợ chồng, hợp tác làm ăn hoặc sinh con cái cũng nên tránh tuổi xung khắc với cha mẹ.
Vậy có những nhóm tuổi tứ hành xung nào? Tập hợp 12 con giáp sẽ được chia thành 3 nhóm tứ hành xung như sau:
– Nhóm 1: Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
– Nhóm 2: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
– Nhóm 3: Tý – Ngọ – Mão – Dậu.
Tứ hành xung 12 con giáp xét theo quy luật ngũ hành
Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa và Thổ. Trong tự nhiên, vạn vật đều được xem như cấu thành từ 5 yếu tố cơ bản này. Đối với 12 con giáp cũng không ngoại lệ. Các con giáp được quy ước phân chia theo ngũ hành như sau:
– Hành Kim gồm tuổi: Thân và Dậu
– Hành Mộc gồm tuổi: Dần và Mão.
– Hành Thủy gồm tuổi: Tý và Hợi.
– Hành Hỏa gồm tuổi: Tỵ và Ngọ.
– Hành Thổ gồm tuổi: Sửu, Thìn, Mùi và Tuất
Xét theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc thì Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa. Do đó, phân chia 12 con giáp trong 3 nhóm tứ hành xung ta có 6 cặp xung khắc như sau:
+ Dần khắc Thân và Tỵ khắc Hợi.
+ Thìn khắc Tuất và Sửu khắc Mùi.
+ Tý khắc Ngọ và Mão khắc Dậu.
Ảnh hưởng cùa thuyết âm dương bản mệnh đến tứ hành xung
Thuyết âm dương bản mệnh là cách tính, xem xét sự xung khắc dựa vào ngũ hành của thiên can (10 thiên can) và tính âm dương của địa chi (12 con giáp). Trong đó:
– 10 thiên can được chia ra 5 mệnh ngũ hành như sau:
+ Hành Kim gồm: Canh và Tân.
+ Hành Mộc gồm: Giáp và Ất.
+ Hành Thủy gồm: Nhâm và Quý.
+ Hành Hỏa gồm: Bính và Đinh
+ Hành Thổ gồm: Mậu và Kỷ.
– 12 con giáp chia theo thuyết âm dương gồm 2 nhóm:
+ Thuộc âm gồm có: Sữu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi.
+ Thuộc dương gồm có: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất.
Theo đó, 2 tuổi chỉ sự sự xung khắc nếu mệnh tương khắc với nhau. Ví dụ:
– Trường hợp 1: tính tuổi tứ hành xung thì Tỵ và Hợi là xung khắc. Tuy nhiên tuổi Kỷ Tỵ không xung khắc với Kỷ Hợi hay Quý Hợi. Lý do bởi âm mộc không xung khắc với âm mộc và âm thủy.
– Trường hợp 2: ta có Tý và Mão là một cặp xung khắc. Tuy nhiên, Giáp Tý lại không bị át chế Canh Mão. Bởi Giáp Tý là dương Mộc còn Canh Mão thì lại là âm Kim. Tuy Kim khắc Mộc nhưng do là dương Mộc mạnh nên âm Kim yếu hơn thì không thể khắc chế được.
Tứ hành xung lục hại là gì
Ngoài phân chia tứ hành xung khắc như trên thì cũng cần lưu ý thêm về một mối quan hệ nữa đó là tứ lục hại. Trong 12 con giáp được phân chia thành 6 cặp như sau: Tý – Mùi; Sửu – Ngọ; Dần – Tỵ; Mão – Thìn; Thân – Hợi và Dậu – Tuất.
Tử vi từ lâu đã xác định rằng, những việc quan trọng như hôn nhân và làm ăn nên tránh Tứ Tuyệt và Lục Hại. Kết hôn có thể gặp duyên nợ nửa chừng lỡ dở hoặc đường con cái hiếm muộn bất thường. Nếu là chuyện hợp tác làm việc thì công danh lụi bại, chậm phát triển. Chi tiết hơn có thể phân tích từng cặp từ hành xung lục hại như sau:
– Cặp Tý – Mùi: kết hợp không thể hài hòa, dễ xảy ra rủi ro.
– Cặp Sửu – Ngọ: mang đến nhiều điều xui xẻo.
– Cặp Dần – Tỵ: mối quan hệ không lâu bền.
– Cặp Mão – Thìn: tái hợp chỉ mang đến muộn phiền, sầu não.
– Cặp Thân – Hợi: tính cách đối nghịch nhau.
– Cặp Dậu – Tuất: cản trở con đường công danh, sự nghiệp lẫn nhau.
Tổng kết về tam hợp và tứ hành xung
Qua bài viết phân tích chắc hẳn bạn cũng đã nắm được rằng các mối quạn hệ trong tam hợp và tứ hành xung còn phải xét trên nhiều phương diện để đưa ra được phán đoán chính xác nhất. Bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các quy luật phong thủy này để tránh những xung đột hoặc xui xẻo không cần thiết.
Chúc bạn may mắn và thành công.
Từ khóa » Sơ đồ 12 Con Giáp
-
SƠ ĐỒ 12 CON GIÁP TƯƠNG QUAN VỚI... - Kim Đồng - Wings Books
-
12 Con Giáp Là Gì? Xem Tử Vi Thứ Tự 12 Con Giáp Hôm Nay
-
Tam Hợp, Tứ Hành Xung Là Gì? Tuổi Tam Hợp 12 Con Giáp
-
Mười Hai Con Giáp – Wikipedia Tiếng Việt
-
SƠ ĐỒ 12 CON GIÁP - Tử Vi Cổ Học
-
Sơ Đồ 12 Con Giáp - Tìm Văn Bản
-
12 Con Giáp Trung Quốc Là Gì Và Nguồn Gốc Ra đời Của 12 Con Giáp
-
Tại Sao Có 12 Con Giáp? - Ý Nghĩa Tượng Trưng Của 12 Con Giáp
-
12 Con Giáp Của Trung Quốc Và Nguồn Gốc Ra đời - EMG Online
-
12 Con Giáp Là Gì? Thứ Tự, Tên Và Tuổi 12 Con Giáp
-
Ý Nghĩa Của 12 Con Giáp Trong Cuộc Sống. - Cát Tường Jewelry
-
12 Con Giáp Tiếng Trung - SHZ