Tỉnh ủy Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ, Cơ Cấu Tổ Chức Của Tỉnh ủy?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tỉnh ủy là gì?
- 2 2. Tỉnh ủy tiếng Anh là gì?
- 3 3. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tỉnh ủy:
- 3.1 3.1. Phòng Tổng hợp:
- 3.2 3.2. Phòng Hành chính – Lưu trữ:
- 3.3 3.3. Phòng Quản trị:
- 3.4 3.4. Phòng Tài chính đảng:
- 3.5 3.5. Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin:
1. Tỉnh ủy là gì?
Tỉnh ủy-một cụm từ được khá nhiều người nhắc đến trong đời sống. Đây được xem là một cơ quan nhà nước cấp cao đứng sau đơn vị hành chính Trung ương. Hiện nay, chưa có một văn bản nào đưa ra khái niệm về tỉnh ủy là gì. Tuy nhiên, theo quan điểm tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì tỉnh ủy được hiểu là đơn vị hành chính chỉ đứng sau Trung ương, là bộ phận nhà nước có chức năng, hoạt động quản lý sâu rộng. Phạm vi quản lý lớn, chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và đưa ra các hoạt động chỉ đạo đối với các cấp dưới là quận, huyện, thị trấn, thị xã, phường và xã. Chính vì vậy, Tỉnh ủy chính là một cơ quan nhà nước có vai trò rất quan trọng trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
2. Tỉnh ủy tiếng Anh là gì?
Tỉnh ủy tiếng Anh là: Provincial Party Committee
Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Tỉnh ủy | Provincial Party Committee |
Huyện ủy | District Commissioner |
Trung ương | Center |
Bí thư tỉnh ủy | Secretary |
3. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Tỉnh ủy:
Để hiểu hơn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tỉnh ủy chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua Văn phòng Tỉnh ủy, một cơ quan có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giúp việc chính cho tỉnh ủy, thành ủy.
3.1. Phòng Tổng hợp:
*Chức năng
Phòng Tổng hợp là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy (sau đây gọi tắt là lãnh đạo Văn phòng) làm công tác tham mưu và thông tin tổng hợp phục vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại. Đồng thời, giúp lãnh đạo Văn phòng hoàn thành một số công việc quan trọng khác của văn phòng cấp ủy.
*Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
– Nghiên cứu, đề xuất và giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc; sắp xếp chương trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy theo quy chế làm việc; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy.
– Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
– Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng và thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ công tác văn phòng ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
- Thẩm định, thẩm tra
– Phối hợp thẩm định, thẩm tra đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.
– Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan
– Nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh.
– Xây dựng một số văn bản, đề án, kế hoạch, chương trình hành động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.
– Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.
3.2. Phòng Hành chính – Lưu trữ:
*Chức năng
Phòng Hành chính – Lưu trữ là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư và lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; trực tiếp quản lý lưu trữ lịch sử của Đảng ở cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ hành chính; tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; tham mưu công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng của cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy.
*Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ cơ quan:
– Trong quý I hàng năm tiến hành thu thập tài liệu của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy (công văn đi, công văn đến và hồ sơ công việc theo Hướng dẫn 17-HD/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng).
– Thực hiện việc chỉnh lý, lập hồ sơ tài liệu thu về hàng năm theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
– Hướng dẫn cho cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy lập hồ sơ công việc theo đúng quy định (kể cả hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử).
– Thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu Văn kiện Đảng; cơ sở dữ liệu mục lục hồ sơ lưu trữ của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
- Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ lịch sử Đảng của tỉnh:
– Tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo công tác văn thư và lưu trữ.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu và triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức của các cơ quan, tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Tiếp nhận, phát hành và quản lý tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
- Quản lý, theo dõi cấp các loại giấy tờ hành chính (đi đường, giới thiệu…) của cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
- Ký xác nhận giấy đi đường đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan khác đến liên hệ công tác tại các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.
3.3. Phòng Quản trị:
*Chức năng
Phòng Quản trị là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; trực tiếp theo dõi quản lý tài sản các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
*Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Tham mưu lãnh đạo Văn phòng về công tác bảo vệ, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm công tác vệ sinh, cảnh quan môi trường trong khuôn viên Tỉnh ủy.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.
3.4. Phòng Tài chính đảng:
* Chức năng
Phòng Tài chính đảng là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo quy định của Đảng và Nhà nước.
*Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Thực hiện xây dựng dự toán thu, chi ngân sách của Tỉnh ủy hàng năm theo quy định của pháp luật và xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc Tỉnh ủy theo phân cấp quản lý ngân sách.
- Thực hiện công tác kế toán, quyết toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo quy định của pháp luật về ngân sách và kế toán. Liên hệ với cơ quan tài chính, kho bạc thực hiện đối chiếu số liệu kế toán; lập thủ tục nhận kinh phí và thanh toán kinh phí theo quy định.
- Xây dựng báo cáo tình hình công tác tài chính đảng hằng năm báo cáo lãnh đạo Văn phòng trình Tỉnh ủy theo quy định.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.
3.5. Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin:
*Chức năng
Phòng Cơ yếu – Công nghệ thông tin là phòng chuyên môn trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Văn phòng tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy về công tác cơ yếu và công nghệ thông tin; thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối thông tin thuộc phạm vi bí mật Đảng, Nhà nước phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền; thực hiện ứng dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; tham mưu và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính trong Đảng.
*Nhiệm vụ
Tham mưu giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Quản lý, triển khai, vận hành Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy; kiểm tra thực hiện quy chế Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nghiên cứu ứng dụng các phần mềm quản lý nội bộ trong Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ công nghệ thông tin đối với các đơn vị kết nối hệ thống Mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy trong việc tổ chức triển khai an toàn, bảo mật thông tin trên mạng.
- Phối hợp chặt chẽ Trung tâm công nghệ thông tin và Cục Lưu trữ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng trong việc tổ chức, khai thác, quản lý và bảo mật thông tin trên mạng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng giao.
– Biên chế: Từ ngày 01/01/2019, biên chế của Văn phòng Tỉnh ủy là 49 người. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Biên chế của các phòng trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy do lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy quyết định.
Từ khóa » Tỉnh ủy Có Nghĩa Là Gì
-
Tổ Chức Đảng Bộ Cấp Tỉnh Tại Việt Nam - Wikipedia
-
Từ điển Tiếng Việt "tỉnh Uỷ" - Là Gì?
-
Gọi Cho đúng "tỉnh ủy" - Tuổi Trẻ Online
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Tỉnh ủy
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ban Nội Chính Tỉnh ủy
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐIỆN BIÊN
-
Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Lào Cai
-
UBND Tỉnh Phú Yên
-
Tổ Chức Bộ Máy - UBND Tỉnh Bình Thuận
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của HĐND, UBND Huyện Trang ...
-
Điều Lệ Đảng (do Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XI Của Đảng ...
-
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Thanh Tra ...