Tỉnh (Việt Nam Cộng Hòa) – Wikipedia Tiếng Việt

Tỉnh của Việt Nam Cộng hòa
Còn gọi là:Tỉnh
Thể loại
  • Cộng hòa lập hiến - đơn nhất tổng thống chế (1955–1963 và 1967–1975)
  • Chế độ độc tài quân sự (1963–1967)
Vị tríViệt Nam Cộng hòa
Thành lập1955
Bãi bỏ30 tháng 4 năm 1975
Số lượng còn tồn tại35 tỉnh (năm 1955) 49 tỉnh (năm 1964) 44 tỉnh (năm 1974)
Dân số25.155 (Quảng Đức) – 1.332.872 (Đô thành Sài Gòn)
Diện tích4.074 dặm vuông Anh (10.552 km2) (Darlac) – 22 dặm vuông Anh (58 km2) (Đô thành Sài Gòn)
Đơn vị hành chính thấp hơnQuận, xã

Tỉnh của Việt Nam Cộng hòa là đơn vị hành chính lớn nhất dưới cấp Quốc gia. Dưới cấp tỉnh là quận, không phân biệt đô thị hay nông thôn.

Vào thời Đệ Nhất Cộng hòa, Chính phủ còn dùng đơn vị Trung phần và Nam phần về mặt pháp lý và lập bốn Tòa Đại biểu Chính phủ đặt tại các thành phố và thị xã trung tâm của bốn khu vực:

  1. Cao nguyên Trung phần (Đà Lạt)
  2. Duyên hải Trung phần[1] (Huế)
  3. Miền Đông Nam phần (Sài Gòn)
  4. Miền Tây Nam phần (Cần Thơ).

Sau năm 1963 thì hai danh từ Trung phần và Nam phần chỉ ấn định địa lý.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tiếp thu quyền lực từ người Pháp năm 1954 thì khu vực phía Nam Vĩ tuyến 17, kể cả năm tỉnh thuộc Hoàng triều Cương thổ[2], tổng cộng có 32 tỉnh. Tỉnh nhỏ nhất dưới 500 km², lớn nhất hơn 20.000 km². Dân số các tỉnh cũng chênh lệch nhau khá nhiều: có tỉnh dưới 30.000 dân, tỉnh đông nhất hơn một triệu dân.[3]

Thời Đệ Nhứt Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Không lâu sau khi lên chấp chính, bắt đầu từ năm 1955, Chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa xúc tiến cải tổ cho nền hành chính thêm đồng đều và dễ kiểm soát hơn, phân chia lại địa giới, biến đổi diện tích và dân số của nhiều tỉnh.

Đầu năm 1956, Chính phủ thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (19 tháng 1 năm 1955), Mộc Hóa (27 tháng 1 năm 1955), Phong Thạnh (27 tháng 1 năm 1955), Cà Mau (18 tháng 2 năm 1955). Bốn tỉnh này tồn tại không được bao lâu thì đổi tên như Mộc Hóa đổi thành Kiến Tường, Phong Thạnh đổi thành Kiến Phong, Cà Mau đổi thành An Xuyên; hay bị sáp nhập vào các tỉnh khác như Tam Cần nhập vào Vĩnh Bình.

Theo sắc lệnh 153-NV ngày 22 tháng 9 năm 1955 của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần chia lại thành 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh:

Danh sách các tỉnh năm 1956[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Hành chính Việt Nam Cộng hòa năm 1967
Bản đồ Sài Gòn - Gia Định
  • Đô thành Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) là Thủ đô.
Stt Tên tỉnh Chú thích Stt Tên tỉnh Chú thích
1 Quảng Trị 19 Phước Tuy Hiện nay: Bà Rịa-Vũng Tàu
2 Thừa Thiên Hiện nay: Thừa Thiên Huế 20 Bình Dương Tên cũ: Thủ Dầu Một
3 Quảng Nam 21 Tây Ninh
4 Quảng Ngãi 22 Gia Định Hiện nay: Thành phố Hồ Chí Minh
5 Bình Định 23 Long An Sáp nhập hai tỉnh: Chợ Lớn và Tân An
6 Phú Yên 24 Kiến Tường Tên cũ: Mộc Hóa
7 Khánh Hòa 25 Kiến Phong Tên cũ: Phong Thạnh
8 Ninh Thuận 26 Định Tường Sáp nhập hai tỉnh: Mỹ Tho và Gò Công

Hiện nay: Tiền Giang

9 Bình Thuận 27 Kiến Hòa Hiện nay: Bến Tre
10 Kon Tum 28 Vĩnh Long
11 Pleiku 29 Vĩnh Bình Hiện nay: Trà Vinh
12 Darlac 30 An Giang Sáp nhập hai tỉnh: Long Xuyên và Châu Đốc
13 Đồng Nai Thượng 31 Phong Dinh Hiện nay: Thành phố Cần Thơ
14 Phước Long Tên cũ: Bà Rá 32 Kiên Giang Sáp nhập hai tỉnh: Rạch Giá và Hà Tiên
15 Bình Long Tên cũ: Hớn Quản 33 Ba Xuyên Sáp nhập hai tỉnh: Bạc Liêu và Sóc Trăng
16 Long Khánh Hiện nay: Đồng Nai 34 An Xuyên Hiện nay: Cà Mau
17 Biên Hòa Hiện nay: Đồng Nai 35 Côn Sơn Hiện nay: Huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
18 Bình Tuy Hiện nay: Bình Thuận

Đây là cuộc cải tổ hành chính lớn nhất của Chính phủ này:[4]

Ngày 19 tháng 5 năm 1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.

Ngày 23 tháng 1 năm 1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức (từ Darlac) và Phước Thành.

Ngày 21 tháng 1 năm 1961, lập tỉnh Chương Thiện.

Năm 1962, lập 2 tỉnh:

  • Ngày 31 tháng 7, năm 1962: tỉnh Quảng Tín
  • Ngày 1 tháng 9, năm 1962: tỉnh Phú Bổn.

Năm 1963, lập 2 tỉnh:

  • Ngày 15 tháng 10 năm 1963: tỉnh Hậu Nghĩa
  • Ngày 20 tháng 12 năm 1963: tỉnh Gò Công.

Sau năm 1963 sang Đệ Nhị Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ thì việc thay đổi phân chia hành chánh giảm bớt tuy vẫn còn thêm bớt một số tỉnh. Đơn vị Trung phần và Nam phần về mặt pháp lý và bốn Tòa Đại biểu Chính phủ cho bốn khu vực:

STT Tên khu vực
1 Cao nguyên Trung phần
2 Duyên hải Trung phần
3 Miền Đông Nam phần
4 Miền Tây Nam phần bị bỏ hẳn

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, lập lại hai tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu.

Danh sách các tỉnh, thị xã năm 1964[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Tên tỉnh Quận trực thuộc(Đơn vị hành chính) Xã, Phường Diện tích(km²) Dân số (người) Tên Tỉnh lỵ
Đô thànhSài Gòn 8 quận: Nhất, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám 54[5] 58 1.332.872 Đô thànhSài Gòn
1 An Giang 4 quận: Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức, Thốt Nốt 38 1.826 429.674 Long Xuyên
2 An Xuyên 6 quận: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Quản Long, Sông Ông Đốc, Thới Bình 23 4.952 223.800 Quản Long
3 Ba Xuyên 5 quận: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Thuận Hòa 53 2.684 361.097 Khánh Hưng
4 Bạc Liêu 4 quận: Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi 19 2.632 257.526 Bạc Liêu
5 Biên Hòa 7 quận: Cần Giờ, Công Thanh, Dĩ An, Đức Tu, Long Thành, Nhơn Trạch, Quảng Xuyên 66 2.352 282.778 Biên Hòa
6 Bình Dương 5 quận: Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Hòa, Trị Tâm 49 1.599 248.056 Phú Cường
7 Bình Long 3 quận: An Lộc, Chơn Thành, Lộc Ninh 38 2.334 82.884 An Lộc
8 Bình Tuy 3 quận: Hàm Tân, Hoài Đức, Tánh Linh 22 4.157 54.085 Hàm Tân
9 Côn Sơn 64 1.254
10 Châu Đốc 5 quận: An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn 56 2.151 419.978 Châu Phú
11 Chương Thiện 5 quận: Đức Long, Kiên Hưng, Kiên Long, Kiên Thiện, Long Mỹ 35 2.573 247.450 Vị Thanh
12 Định Tường 7 quận: Bến Tranh, Châu Thành, Chợ Gạo, Giáo Đức, Khiêm Ích, Long Định, Sùng Hiếu 93 1.640 530.201 Mỹ Tho
13 Gò Công 2 quận: Châu Thành, Hòa Đồng 31 580 171.027 Gò Công
14 Gia Định 8 quận: Bình Chánh, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Tân Bình, Thủ Đức 64 824 777.905 Bình Hòa
15 Hậu Nghĩa 4 quận: Củ Chi, Đức Hòa, Đức Huệ, Trảng Bàng 24 1.300 228.407 Khiêm Cương
16 Kiên Giang 8 quận: Hà Tiên, Hiếu Lễ, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Lương, Kiên Tân, Kiên Thành, Phú Quốc 40 5.403 362.450 Rạch Giá
17 Kiến Hòa 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Trúc Giang 115 2.155 568.828 Trúc Giang
18 Kiến Phong 5 quận: Cao Lãnh, Hồng Ngự, Kiến Văn, Mỹ An, Thanh Bình 45 2.615 274.575 Cao Lãnh
19 Kiến Tường 4 quận: Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình, Tuyên Nhơn 26 2.297 51.183 Mộc Hóa
20 Long An 6 quận: Bến Lức, Bình Phước, Cần Đức, Tân Trụ, Thạnh Đức, Thủ Thừa 81 1.382 390.199 Tân An
21 Long Khánh 2 quận: Định Quán, Xuân Lộc 18 3.001 112.703 Xuân Lộc
22 Phong Dinh 5 quận: Châu Thành, Phong Phú, Phụng Hiệp, Thuận Nhơn, Thuận Trung 40 1.623 404.025 Cần Thơ
23 Phước Long 4 quận: Bố Đức, Đôn Luân, Đức Phong, Phước Bình 18 4.604 61.288 Phước Bình
24 Phước Tuy 5 quận: Đất Đỏ, Đức Thành, Long Điền, Long Lễ, Xuyên Mộc 30 2.427 100.488 Phước Lễ
25 Phước Thành 3 quận: Hiếu Liêm, Phú Giáo, Tân Uyên 21 2.747 47.728 Phước Vĩnh
26 Tây Ninh 4 quận: Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh, Phú Khương, Phước Ninh 45 3.845 229.883 Tây Ninh
27 Vĩnh Bình 9 quận: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Long Toàn, Tiểu Cần, Trà Cú, Trà Ôn, Vũng Liêm 75 2.880 527.581 Phú Vinh
28 Vĩnh Long 9 quận: Bình Minh, Châu Thành, Chợ Lách, Đức Tôn, Đức Thành, Lấp Vò, Minh Đức, Sa Đéc, Tam Bình 81 1.900 548.901 Vĩnh Long
29 Bình Định 11 quận: An Lão, An Nhơn, An Túc, Bình Khê, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh 170 9.537 803.663 Quy Nhơn
30 Bình Thuận 7 quận: Hải Long, Hải Ninh, Hàm Thuận, Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Tuy Phong, Thiện Giáo 55 4.277 241.384 Phan Thiết
31 Khánh Hòa 6 quận: Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Dương, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Vĩnh Xương 77 5.985 291.312 Nha Trang
32 Ninh Thuận 4 quận: An Phước, Bửu Sơn, Du Long, Thanh Hải 28 3.546 139.617 Phan Rang
33 Phú Yên 7 quận: Đồng Xuân, Hiếu Xương, Phú Đức, Sông Cầu, Sơn Hòa, Tuy An, Tuy Hòa 55 5.233 327.533 Tuy Hòa
34 Quảng Nam 9 quận: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Hòa Vang, Quế Sơn, Thường Đức 140 6.777 569.322 Hội An
35 Quảng Ngãi 10 quận: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng 159 6.981 618.174 Quảng Ngãi
36 Quảng Tín 6 quận: Hậu Đức, Hiệp Đức, Lý Tín, Tam Kỳ, Tiên Phước, Thăng Bình 86 4.903 340.220 Tam Kỳ
37 Quảng Trị 6 quận: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Trung Lương 84 4.741 273.186 Quảng Trị
38 Thừa Thiên 9 quận: Hương Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Nam Hòa, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Vĩnh Lộc 95 4.924 461.880 Huế
39 Đắk Lắk 4 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Phước An, Lạc Thiện 60 10.552 154.855 Ban Mê Thuột
40 Kon Tum 4 quận: Daksut, Dakto, Kontum, Tou Mrong 98 9.112 82.526 Kontum
41 Lâm Đồng 2 quận: Bảo Lộc, Di Linh 23 4.739 64.223 Bảo Lộc
42 Pleiku 3 quận: Lệ Thanh, Lệ Trung, Phú Nhơn 101 8.444 152.784 Pleiku
43 Phú Bổn 3 quận: Phú Thiện, Phú Túc, Thuần Mẫn 36 4.757 43.307 Hậu Bổn
44 Quảng Đức 3 quận: Đức Lập, Khiêm Đức, Kiến Đức 15 6.010 25.155 Gia Nghĩa
45 Tuyên Đức 3 quận: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương 28 4.704 55.586 Đà Lạt
46 Thị xãVũng Tàu[6] 1 quận 5khu phố 74 38.337
47 Thị xãĐà Nẵng[7] 1 quận 28khu phố 60 143.910
48 Thị xã Huế[8] 3 quận: Hữu Ngạn, Tả Ngạn, Thành Nội 32phường 15 103.563 nt
49 Thị xãĐà Lạt[9] Quận 1 và 2 10khu phố 69 56.760 nt
Toàn VNCH 247 quận 3.685xã, phường 174.069 14.316.083

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, bỏ tỉnh Côn Sơn.

Ngày 6 tháng 7 năm 1965 bỏ tỉnh Phước Thành.

Tính đến đầu năm 1966 thì tổng cộng có 43 tỉnh, 4 thị xã, 242 quận và 2.481 xã.[10]

Ngày 24 tháng 9 năm 1966, lập lại tỉnh Sa Đéc.

Từ đó cho đến năm 1975, khi Đệ Nhị Cộng hòa kết thúc. Số tỉnh của Việt Nam Cộng hòa như sau:

Danh sách các tỉnh năm 1974[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Tên tỉnh Năm thành lập Đơn vị hành chính(Thị xã và Quận) Tên Tỉnh lỵ Chú thích
Đô thành Sài GònDs: 1.825.297 1865 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thủ đôSài Gòn
1 Quảng Trị 1900 Cam Lộ, Đông Hà, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Mai Lĩnh và Triệu Phong Quảng Trị Khu vực Trung nguyênTrung phần[11]
2 Thừa Thiên 1822 (phủ Thừa Thiên) Tx Huế, quận Hương Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Nam Hòa, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Thứ, Phú Vang, Quảng Điền Huế nt
3 Quảng Nam 1831 Tx Đà Nẵng, quận Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Hòa Vang và Thường Đức Hội An nt
4 Quảng Tín 1956 Hậu Đức, Lý Tín, Tam Kỳ, Thăng Bình và Tiên Phước Tam Kỳ nt
5 Quảng Ngãi 1832 Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng và Tư Nghĩa Quảng Ngãi nt
6 Bình Định 1921 Tx Quy Nhơn, quận An Nhơn, An Túc, Bình Khê, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tam Quan và Tuy Phước Quy Nhơn nt
7 Phú Yên 1921 Đồng Xuân, Hiếu Xương, Sông Cầu, Sơn Hòa, Tuy An và Tuy Hòa Tuy Hòa nt
8 Khánh Hòa 1931 Tx Cam Ranh, Tx Nha Trang, quận Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Dương, Ninh Hòa, Vạn Ninh và Vĩnh Xương Nha Trang nt
9 Ninh Thuận 1901 An phước, Bửu Sơn, Du Long, Sông Pha và Thanh Hải Phan Rang nt
10 Bình Thuận 1827 Hải Long, Hải Ninh, Hàm Thuận, Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Thiện Giáo và Tuy Phong Phan Thiết nt
11 Kontum 1913 Chương Nghĩa, Dak Sut, Dak To và Kontum Kontum Khu vực Cao nguyênTrung phần[12]
12 Pleiku 1932 Lệ Trung, Phú Nhơn, Thanh An và Thuận Đức Pleiku nt
13 Phú Bổn 1962 Phú Thiện, Phú Túc và Thuần Mẫn Hậu Bổn(Cheo Reo) nt
14 Darlac[13] 1923 Ban Mê Thuột[14], Buôn Hồ, Lạc Thiện và Phước An Ban Mê Thuột[15] nt
15 Quảng Đức 1959 Đức Lập, Khiêm Đức và Kiến Đức Gia Nghĩa nt
16 Tuyên Đức 1958 Tx Đà Lạt, quận Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương Đà LạtTùng Nghĩa[16] nt
17 Lâm Đồng 1958 Bảo Lộc, Di Linh Bảo Lộc nt
18 Bình Tuy 1956 Hàm Tân, Hoài Đức và Tánh Linh Hàm Tân[17] Khu vực Nam phầnHiện nay:Đông Nam Bộ
19 Phước Tuy 1957[18] Tx Vũng Tàu, quận Đất Đỏ, Đức Thạnh, Long Điền, Long Lễ và Xuyên Mộc Phước Lễ nt
20 Long Khánh 1956 Định Quán, Kiệm Tân và Xuân Lộc Xuân Lộc nt
21 Biên Hòa 1900 Công Thanh, Dĩ An, Đức Tu, Long Thành, Nhơn Trạch và Tân Uyên Biên Hòa nt
22 Gia Định 1899 Bình Chánh, Cần Giờ, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình và Thủ Đức Gia Định[19] nt
23 Bình Dương 1956 Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Hòa, Phú Giáo và Trị Tâm Phú Cường nt
24 Tây Ninh 1900 Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh, Phú Khương và Phú Ninh Tây Ninh nt
25 Bình Long 1956 An Lộc, Chơn Thành và Lộc Ninh An Lộc nt
26 Phước Long 1956 Bố Đức, Phước Bình, Đôn Luân và Đức Phong Phước Bình nt
27 Hậu Nghĩa 1963 Củ chi, Đức Hòa, Đức Huệ và Trảng Bàng Khiêm Cương nt
28 Long An 1956 Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Bình Phước, Thủ Thừa, Rạch Kiến, Tân Trụ và Thủ Thừa Tân An ntHiện nay: Tây Nam Bộ
29 Kiến Tường 1956 Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình và Tuyên Nhơn Mộc Hóa nt
30 Gò Công 1900[20] Hòa Bình, Hòa Đồng, Hòa Lạc và Hòa Tân Gò Công nt
31 Định Tường 1956 Tx Mỹ Tho, quận Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu thành, Chợ Gạo, Giáo Đức, Hậu Mỹ và Sầm Giang Mỹ Tho nt
32 Kiến Phong 1956 Cao Lãnh, Đồng Tiến, Hồng Ngự, Kiến Văn, Mỹ An và Thanh Bình Cao Lãnh nt
33 Châu Đốc 1900[21] An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên và Tri Tôn Châu Phú nt
34 Kiến Hòa 1956 Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Mỏ cày, Thạnh Phú và Trúc Giang Trúc Giang nt
35 Vĩnh Long 1900 Bình Minh, Châu Thành, Chợ Lách, Minh Đức, Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm Vĩnh Long nt
36 Sa Đéc 1900[22] Đức Thạnh, Đức Thịnh, Đức Tôn và Lấp Vò Sa Đéc nt
37 An Giang 1900[23] Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức và Thốt Nốt Long Xuyên nt
38 Kiên Giang 1920[24] Tx Rạch Giá, quận Hà Tiên, Hiếu Lễ, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Lương, Kiên Tân và Kiên Thành Rạch Giá nt
39 Vĩnh Bình 1956 Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Long Toàn, Tiểu Cần và Trà Cú Phú Vinh nt
40 Phong Dinh 1900[25] Tx Cần Thơ, quận Châu Thành, Phong Điền, Phong Phú, Phong Thuận, Phụng Hiệp, Thuận Nhơn và Thuận Trung Cần Thơ nt
41 Ba Xuyên 1956 Hòa Trị, Kế Sách, Lịch Hội, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị và Thuận Hòa Khánh Hưng nt
42 Chương Thiện 1961 Đức Long, Hưng Long, Kiên Hưng, Kiên Long, Kiên Thiện và Long Mỹ Vị Thanh nt
43 Bạc Liêu 1900[26] Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Châu và Vĩnh Lợi Bạc Liêu nt
44 An Xuyên 1956[27] Đầm Dơi, Hải Yến, Năm Căn, Quản Long, Sông Ông Đốc và Thới Bình Quản Long nt
Tổng cộng: 10 thị xã và 257 quận(kể cả 11 quận đô thành SG)
  • Khu vực đông dân cư nhất là Đô thành Sài Gòn, ít dân cư nhất là tỉnh Quảng Đức.[28]

Thị xã tự trị và Đặc khu năm 1974[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thị xã, Đặc khu (Việt Nam Cộng hòa)
Stt Tên thị xãĐặc khu Dân số(ngàn người) Quận trực thuộc Tên tỉnh lỵ Chú thích
1 Cam Ranh 118.111 2 quận Bắc và Nam Cam Ranh Trực thuộc trung ương
2 Cần Thơ 182.424 2 quận: 1 và 2 Cần ThơKiêm tỉnh lỵ Phong Dinh Trực thuộc tỉnh
3 Đà Nẵng 472.194 3 quận: 1, 2 và 3 Đà Nẵng Trực thuộc trung ương
4 Đà Lạt 105.072 1 quận Đà LạtKiêm tỉnh lỵ Tuyên Đức(đến tháng 9/1967) Trực thuộc tỉnh
5 Huế 209.043 3 quận: Quận Nhất (Thành Nội), Quận Nhì (Tả Ngạn) và Quận Ba (Hữu Ngạn)[29] HuếKiêm tỉnh lỵ Thừa Thiên nt
6 Nha Trang 216.227 2 quận: 1 và 2 Nha TrangKiêm tỉnh lỵ Khánh Hòa nt
7 Mỹ Tho 119.892 1 quận Mỹ ThoKiêm tỉnh lỵ Định Tường nt
8 Quy Nhơn 213.727 2 quận: Nhơn Bình, Nhơn Định Quy NhơnKiêm tỉnh lỵ Bình Định nt
9 Rạch Giá 99.923 1 quận Rạch GiáKiêm tỉnh lỵ Kiên Giang nt
10 Vũng Tàu 108.436 1 quận Vũng Tàu Trực thuộc trung ương
Côn SơnĐặc khu Côn Sơn Trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân
Phú QuốcĐặc khu 108.136 2 quận: An Thới và Dương Đông Phú Quốc nt

Tổng kết lịch trình[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch trình hình thành các tỉnh của Việt Nam Cộng hòa 1955-1975
1966-1975 1965 1964 1963 1962 1961 1959 1958 1957 1956 1955
Quảng Trị
Thừa Thiên
Quảng Nam Quảng Nam
Quảng Tín
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận Bình Thuận
Bình Tuy
Kontum
Pleiku Pleiku
Phú Bổn
Darlac Darlac
Quảng Đức
Tuyên Đức Đồng Nai Thượng
Lâm Đồng
Phước Long Biên Hòa
Biên Hòa
Long Khánh
Bình Long Thủ Dầu Một
Bình Dương
Phước Tuy Bà Rịa
Hậu Nghĩa Gia Định
Gia Định
Tây Ninh
Kiến Tường Tân An
Long An
Gò Công Định Tường Gò Công
Định Tường Mỹ Tho
Kiến Hòa Bến Tre
Vĩnh Long
Sa Đéc một phần tỉnh Vĩnh Long Sa Đéc
Vĩnh Bình Trà Vinh
Kiến Phong Long Xuyên
An Giang
Châu Đốc Một phần tỉnh An Giang Châu Đốc
Kiên Giang Hà Tiên
Rạch Giá
Chương Thiện Một phần tỉnh Kiên Giang Thuộc Rạch Giá
Phong Dinh Cần Thơ
Bạc Liêu Ba Xuyên Bạc Liêu
Ba Xuyên Sóc Trăng
An Xuyên Cà Mau
1966-1975 1965 1964 1963 1962 1961 1959 1958 1957 1956 1955

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đệ Nhất Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh trưởng là do tổng thống bổ nhiệm, có thể là quân nhân hoặc công chức. Cấp tỉnh không có mô hình cơ quan nghị luận. Tỉnh trưởng có toàn quyền hành pháp, thi hành mệnh lệnh trung ương; riêng ở vùng có dân thiểu số sắc tộc thì có thể gia giảm để thích hợp với tình hình địa phương.

Tỉnh trưởng cũng có quyền bổ nhiệm hội đồng xã và đề cử quận trưởng để tổng thống phái bổ. Nói chung thì tỉnh trưởng trực thuộc phủ tổng thống hoặc thông qua Bộ Nội vụ hay Tòa Đại biểu Chính phủ ở miền đó.[30]

Đệ Nhị Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Đứng đầu tỉnh là Tỉnh trưởng (quân nhân, thường là cấp Trung tá trở lên, hầu hết là cấp Đại tá) và Phó tỉnh trưởng (dân sự). Cả hai do Tổng thống bổ nhiệm và thông qua Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tỉnh trưởng có trách nhiệm trật tự an ninh, soạn ngân sách, và điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ[31] còn Phó tỉnh trưởng có trọng trách hành chánh. Chiếu theo Hiến pháp thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam thì người dân có quyền bỏ phiếu chọn Tỉnh trưởng nhưng trong tình trạng chiến tranh không thể tổ chức bầu cử địa phương ở mọi tỉnh được, Điều 65 cho phép Tổng thống nắm quyền bổ nhiệm Tỉnh trưởng.[32]

Trong khi ở cấp trung ương có các Bộ điều hành thì ở cấp tỉnh có các Ty:

  1. Ty Hành chánh: điều hợp các chương trình, tổ chức bầu cử, phát thẻ cử tri, báo cáo với Trung ương;
  2. Ty Cảnh sát Quốc gia: kiểm tra lý lịch, cấp thẻ căn cước;
  3. Ty Thông tin: quảng bá tin tức và chính sách Chính phủ;
  4. Ty Canh nông: trông coi nông nghiệp;
  5. Ty Điền địa: đo đạc đất đai, cấp phát đất cho người định cư;
  6. Ty Tài chánh: kiểm soát chi thu;
  7. Ty Kiến thiết: vẽ mẫu thực hiện các công trình;
  8. Ty Công chánh: thực hiện công trình đào giếng, ống nước máy, cống nước, đắp đường, bắc cầu;
  9. Ty Xã hội: phụ cấp nhu yếu phẩm cho người nghèo, kiểm soát các cơ sở như Cô nhi viện;
  10. Ty Thanh niên: tổ chức các đoàn thể, các chương trình thể dục, thể thao, văn nghệ;
  11. Ty Tiểu học: tổ chức trường sở, giáo viên;
  12. Ty Y tế: trông coi trạm xá phát thuốc, chích ngừa, vệ sinh công cộng;
  13. Ty Tỵ nạn cộng sản: ở những tỉnh thiếu an ninh, giúp cứu trợ và định cư.
Bản đồ Miền Đông Nam phần năm 1970

Sang thập niên 1970 việc phân phối các ty có thay đổi như sau:

  • Ty Tài chánh đổi thành Ty Ngân sách và Kế toán;
  • Thêm các Ty Nội an, Ty Kinh tế, Ty Công vụ, Ty Nhân dân tự vệ và Ty Phát triển Sắc tộc ở các tỉnh Cao nguyên Trung phần.

Ty ở cấp tỉnh chấp hành lệnh của Tỉnh trưởng cùng những chỉ thị của Trung ương, tức

các Bộ trưởng. Dưới các ty là phòng hoặc sở.

Tương đương với tỉnh nhưng dưới quy mô nhỏ hơn là các thị xã, đứng đầu là Thị trưởng. Riêng Sài Gòn có Đô trưởng cho Đô thành Sài Gòn.

Ngoài các ty, mỗi tỉnh còn có Hội đồng tỉnh, số lượng nghị viên tùy thuộc vào dân số mỗi tỉnh nhưng tối đa là 30 nghị viên. Hội đồng tỉnh có quyền quyết nghị, kiểm soát và tư vấn.[33]

Bản đồ một số tỉnh thời VNCH[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ba Xuyên Ba Xuyên
  • Châu Đốc Châu Đốc
  • Chương Thiện Chương Thiện
  • Gò Công Gò Công
  • Kiến Phong Kiến Phong
  • Kiến Tường Kiến Tường
  • Phong Dinh Phong Dinh
  • Phú Bổn Phú Bổn
  • Phước Tuy Phước Tuy
  • Quảng Đức Quảng Đức
  • Quảng Tín Quảng Tín
  • Tây Ninh Tây Ninh
  • Vĩnh Bình Vĩnh Bình
  • Vĩnh Long Vĩnh Long
Phụ Lục

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Còn gọi là "Trung nguyên Trung phần"
  2. ^ Xem bài:"Hoàng triều Cương thổ"(Wikipedia tiếng Việt)
  3. ^ Duncanson. tr 235
  4. ^ “Blogger”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Các đơn vị hành chính cấp dưới quận thuộc Đô thành được gọi là phường, thuộc Tỉnh được gọi là xã
  6. ^ Thị xã Vũng Tàu là đơn vị hành chính ngang cấp tỉnh
  7. ^ Thị xã Đà Nẵng là đơn vị hành chính ngang cấp tỉnh
  8. ^ Thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp tỉnh
  9. ^ Thị xã Đà Lạt là đơn vị hành chính ngang cấp tỉnh
  10. ^ Khái quát về Việt Nam Cộng hòa. Sài Gòn: Bộ Thông tin Chiêu hồi, 1966
  11. ^ Hiện nay là khu vực Duyên hải Nam Trung bộ
  12. ^ Hiện nay là khu vực Tây nguyên
  13. ^ Trung tâm tỉnh Darlac được đặt trong quận Ban Mê Thuột
  14. ^ Chi khu quân sự quận Ban Mê Thuột đặt tại xã Hòa Bình (nằm trên quốc lộ 21B gần ngã ba đi Nha Trang và Đà Lạt), nên thường gọi là Chi khu Hòa Bình
  15. ^ Trung tâm thị xã Ban Mê Thuột (còn gọi là quận Châu Thành) được đặt tại phạm vi xã Lạc Giao
  16. ^ Ngày 7/9/1967 tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức từ thị xã Đà Lạt chuyển đến xã Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng
  17. ^ Nay là vị trí Tx La Gi
  18. ^ Trên cơ sở tỉnh Bà Rịa cũ
  19. ^ Trung tâm hành chính tỉnh Gia Định được đặt tại xã Bình Hòa thuộc quận Gò Vấp
  20. ^ Do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1900. Năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể và đến năm 1963 cũng chính quyền này tái lập lại.
  21. ^ Do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1900. Năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể và đến năm 1964 cũng chính quyền này tái lập lại.
  22. ^ Do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1900. Năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể và đến năm 1966 cũng chính quyền này tái lập lại.
  23. ^ Trước đó tỉnh này có tên là Long Xuyên do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1900. Năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên thành An Giang.
  24. ^ Do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1920 có tên là tỉnh Rạch Giá. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa điều chỉnh một phần địa giới và đổi tên thành tỉnh Kiên Giang.
  25. ^ Do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1900 với tên gọi là tỉnh Cần Thơ. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa điều chỉnh một phần địa giới và đổi tên thành tỉnh Phong Dinh.
  26. ^ Do chính quyền bảo hộ Pháp thành lập năm 1900. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa điều chỉnh một phần địa giới thành lập tỉnh Cà Mau, phần còn lại vẫn thuộc tỉnh Bạc Liêu.
  27. ^ Tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách một phần địa giới của tỉnh Bạc Liêu để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Cà Mau, tháng 10 cùng năm đổi tên cà mau thành An Xuyên.
  28. ^ Ministry of Foreign Affairs (trang 39)
  29. ^ Năm 1967 Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đổi tên các quận Thành Nội, Tả Ngạn và Hữu Ngạn thành: Quận Nhất, Quận Nhì và Quận Ba
  30. ^ Foreign Areas Studies Division. U. S. Army Area Handbook for Vietnam. Washington, DC: Department of the Army, 1962. Tr 234
  31. ^ Nguyen Ngoc Bich. tr 33
  32. ^ Anh Thái Phượng. trang 207
  33. ^ “Bình Định thiên nhiên dân cư...”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Quang Ân. Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002) (Do nhà xuất bản Thông Tấn in ấn và phát hành ngày 4/1/2002)
  • Anh Thái Phượng. Trăm Núi Ngàn Sông. Gretna, LA: Nhà xuất bản Đường Việt, 2003.
  • Duncanson, Dennis. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968.
  • Ministry of Foreign Affairs. Vietnamese Realities. Saigon: Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Vietnam, 1967.
  • Nguyen Ngoc Bich, et al. An Annotated Atlas of the Republic of Viet-Nam. Washington, DC: Embassy of Viet-Nam, 1972.

Từ khóa » Bản đồ Hành Chính Vnch