“Tình Yêu Sông Hồng” Và Hành Trình Dạy Bơi, Cứu Hộ Miễn Phí Cho Trẻ

Đảm bảo tốt nhất điều kiện luyện tập môn bóng rổ cho các vận động viên tham dự SEA Games 31 Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội biểu dương "Công nhân giỏi", "Sáng kiến, sáng tạo" năm 2022 Hà Nội: Tặng 20.000 suất quà cho du khách đến thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/5

Hy vọng cứu sống người đuối nước

Anh Nguyễn Ngọc Khánh (35 tuổi, ở Hà Nội) cho biết mặc dù biết bơi từ khá sớm nhưng cách đây 4 năm anh từng bị đuối nước. Đó chính là động lực khiến cho anh bắt tay ngay vào việc học nghiêm túc về bơi lội. Sau chuỗi ngày tập luyện, anh đã có một số thành tích nhất định về bộ môn Bơi ngoài trời, với cự ly dài nhất 200 km từ cầu Long Biên đến biển Thái Bình.

Đầu năm 2020, anh Khánh thành lập Câu lạc bộ “Bơi khám phá” với mục đích ban đầu là thỏa mãn niềm đam mê bơi lội của anh và những người có cùng sở thích. Tuy nhiên, vào mùa hè, khi biết thông tin về nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra nên cả nhóm mong muốn được đóng góp những kiến thức, kinh nghiệm bơi lội cho cộng đồng.

“Tình yêu sông Hồng” và hành trình dạy bơi, cứu hộ miễn phí cho trẻ
Anh Nguyễn Ngọc Khánh tại một buổi dạy kỹ năng cho học sinh tiểu học (Ảnh: NVCC)

Năm 2021, nhóm bắt đầu hành trình thiện nguyện này bằng việc treo những biển báo nguy hiểm ở các bãi bơi, sông, hồ để cảnh báo các em nhỏ cũng như mọi người. Đến nay, hoạt động treo phao đã thực hiện thành công tại 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang.

Câu lạc bộ cũng đã treo phao cứu sinh ở dọc các cây cầu đi qua giảng dạy. Mới đây nhất, nhóm vừa tổ chức mua phao và vận động mọi người chia thành các nhóm đi treo ở 6 cây cầu tại địa bàn Hà Nội.

Cũng theo anh Khánh, hoạt động treo phao tại các cây cầu ở Hà Nội chỉ là một phần nhỏ trong hành trình thiện nguyện “Tình yêu sông Hồng” của Câu lạc bộ “Bơi khám phá”. Mục đích của việc treo phao rất rõ ràng là để tăng khả năng cứu sống những người bị đuối nước ở dưới sông, cũng như giúp những người muốn cứu nạn có thêm phần tự tin hơn.

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước xuất hiện nhiều vụ tai nạn do đuối nước gây nhức nhối dư luận. Cách đây hơn 1 tháng, anh Khánh cùng các thành viên trong nhóm đã quyết định thực hiện hành trình “Tình yêu sông Hồng”, với hoạt động chính là đi dạy bơi miễn phí tại tất cả các tỉnh, thành ven sông Hồng.

Khi mới nghĩ ra ý tưởng này thì chỉ có duy nhất mình anh Khánh thực hiện. Nhưng khi quyết định chia sẻ câu chuyện này lên mạng xã hội, chưa đầy một ngày đã có đến hơn 50 bạn tình nguyện viên sẵn sàng ủng hộ, đi theo thực hiện. Tất cả mọi thứ đều xuất phát từ chính những nguồn nhân lực tự có và do mọi người tự đóng góp.

Thậm chí, sau khi biết đến hành trình ý nghĩa này, một số nhà hảo tâm cũng đã ủng hộ, thành lập một quỹ mang tên “Quỹ phát triển bơi lội Việt Nam” (Mon Swimming) để đóng góp chi phí thực hiện những chuyến đi này.

“Nhận được rất nhiều đóng góp về cả vật chất lẫn tinh thần, nên tôi phần nào thấy được việc tôi làm đang có một ý nghĩa nhất định trong cuộc sống này. Chính điều đó càng thúc đẩy tôi và cả nhóm sẽ hoàn thành tất cả mọi việc dự kiến”, anh Khánh xúc động bày tỏ.

Góp phần phòng, tránh đuối nước cho trẻ

Theo anh Khánh, hiện nay, học sinh cấp 1, cấp 2 là đối tượng dễ bị đuối nước nhất. Do vậy, vừa qua, nhóm đã phối hợp với 1 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Yên Bái triển khai phổ biến một số kiến thức về bơi lội. Một buổi không thể cho các cháu nhỏ biết bơi được, nhưng một buổi đấy sẽ giúp người không biết bơi hiểu rằng khi gặp sự cố dưới nước thì cần làm những gì để không bị đuối nước.

“Tình yêu sông Hồng” và hành trình dạy bơi, cứu hộ miễn phí cho trẻ
Qua các buổi chia sẻ, Câu lạc bộ " Bơi khám phá" sẽ cung cấp cho những người quan tâm biết những điều ngộ nhận về bơi lội

Bên cạnh đó, hiện nay, những thông tin về phòng, chống đuối nước ở nước ta còn khá mới và bị thiếu rất nhiều cho nên Câu lạc bộ “Bơi khám phá” muốn chia sẻ thông tin đến nhiều người biết. Theo đó, anh Khánh và cả nhóm đã cùng bơi trực tiếp trên sông cho các cháu học sinh, giáo viên, phụ huynh được xem để họ thấy được sự khác biệt so với những gì họ biết về bơi trước kia. Thực tế này hầu như không thể đọc qua sách vở được.

Qua các buổi chia sẻ, Câu lạc bộ sẽ cung cấp cho những người quan tâm biết những cái ngộ nhận về bơi lội. Đa phần các vụ đuối nước là do ngộ nhận. Lúc nào trong đầu họ cũng nghĩ là bơi rất giỏi, bởi vì họ đã được bơm vào đầu là họ đã học qua một khóa 10 buổi, 20 buổi, hoặc bơi được 1 vòng bể, 2 vòng bể, 500m trong bể bơi...

“Những cái ngộ nhận đó rất là nhiều và 90% họ ngộ nhận như vậy. Chính điều này làm cho họ sau này khi mà ra ngoài rất dễ rủi ro gặp đuối nước", anh Khánh chia sẻ.

Tiếp theo, nhóm sẽ chia sẻ cách sơ cấp cứu quan trọng nhất khi gặp người bị nạn; cung cấp cho họ làm sao khi ra môi trường nước được an toàn. Cuối cùng, chia sẻ về những lợi ích của việc biết bơi.

Ban đầu, anh Khánh nghĩ chỉ làm ở khu vực sông Hồng, bởi vì nó cũng là nơi gắn bó với anh trong nhiều năm qua. Thế nhưng, khi anh đi làm ở một số tỉnh khác thì tín hiệu rất tốt. Và anh nghĩ, những điều đó nếu được lan toả đến nhiều người hơn thì bơi lội ở nước ta sẽ rất phát triển.

“Nước mình có bờ biển rất là dài, sông, hồ, ao, suối rất nhiều nhưng tỉ lệ người biết bơi thì rất thấp. Ước mơ của tôi là muốn đưa hành trình này đến nhiều nơi hơn và thực tế là đã có rất nhiều tỉnh khác đã liên hệ với tôi để tạo cơ hội cho tôi xuống giao lưu với mọi người ở các tỉnh ấy. Tôi cũng hy vọng là lan toả rộng trên cả nước…”, anh Khánh nhấn mạnh.

Hiện nay, những thông tin về phòng, chống đuối nước ở nước ta còn khá mới và bị thiếu rất nhiều cho nên Câu lạc bộ “Bơi khám phá” muốn chia sẻ thông tin đến với nhiều người biết. Câu lạc bộ đã cùng bơi trực tiếp trên sông cho các cháu học sinh, giáo viên và phụ huynh được xem để họ thấy được sự khác biệt so với những gì họ biết về bơi trước kia. Thực tế này hầu như không thể đọc qua sách vở được.

Từ khóa » Bơi Từ Sông Hồng Ra Biển