Tố Chất Trở Thành Thủ Lĩnh Thành Công
Có thể bạn quan tâm
Để quản lý, dẫn dắt những nhân viên khác và khiến họ nể phục, đó không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi ở người lãnh đạo có những năng lực – tố chất nhất định. Những tố chất ấy trải qua quá trình rèn giũa và cọ xát sẽ là điều kiện khiến người lãnh đạo trở thành một thủ lĩnh thành công. Vậy những tố chất đánh giá một thủ lĩnh thành công là gì để giúp họ giữ vững được chỗ đứng trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay?
Năng lực chuyên môn
Điều kiện cần ở một người thủ lĩnh giỏi đó chính là năng lực chuyên môn, bởi người thủ lĩnh là “đầu tàu” chèo lái cả công ty vận hành và phát triển. Đó là con đường đầy gian nan và thử thách, chứ chẳng phải là con đường phẳng lì đi đến vinh quang. Có lúc công ty và nhân viên sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối nảy sinh, khi ấy đòi hỏi thủ lĩnh phải đủ năng lực chuyên môn để tháo gỡ một cách êm thắm, “giữ vững tay lái” và hỗ trợ nhân viên để vượt qua khó khăn. Ngoài ra, sếp còn phải sở hữu những tố chất mang tính chất điều kiện đủ khác.
“Nhìn xa trông rộng”
Sếp cần phải có tầm “nhìn xa trông rộng” để đề ra những hoạch định trong tương lai, triển khai những kế hoạch nhằm phát triển công ty, đồng thời có những biện pháp dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Trước bất kỳ một quyết định nào cũng phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng về thuận lợi – khó khăn, được – mất để có hướng giải quyết tốt nhất. Năng lực chuyên môn kết hợp óc tư duy sắc bén sẽ giúp thủ lĩnh lường trước những biến cố – thay đổi trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, thậm chí có những trường hợp xảy ra không thể lường trước được.
Can đảm đối mặt
Người thủ lĩnh cần mang tố chất can đảm, dám đối mặt với những khó khăn và thách thức, như tình hình kinh doanh trì trệ hay có khuynh hướng “tụt dốc”, công nhân bãi công, đình công, thậm chí là cả công ty đứng trước nguy cơ phá sản… Đứng trước những hoàn cảnh như thế, người thủ lĩnh nên thẳng thắn chia sẻ, trao đổi với những nhân viên của mình để tìm ra hướng giải quyết, giải pháp cho tình hình hiện tại. Đó là việc làm vừa thể hiện sự tin tưởng của sếp đối với nhân viên, vừa tạo nên sự đoàn kết giữa mọi người với nhau, bởi nhân viên là nguồn tài sản quý giá, sự hỗ trợ đắc lực thực thi những hoạch định từ công ty của nhân viên cùng với chiến lược đối phó của sếp tạo nên mối tương tác – hợp tác hiệu quả giúp công ty vực dậy.
Xây dựng niềm tin
Xây dựng niềm tin là nguyên tắc cốt yếu người lãnh đạo phải tuân thủ trong cách hành xử – giải quyết vấn đề. Quá trình xây dựng niềm tin không phải ngày một, ngày hai mà phải trải qua thời gian dài cùng nhau làm việc, từ những hành động nhỏ dần tạo nên niềm tin lớn, lãnh đạo phải thật sự sáng suốt, khôn ngoan, chẳng hạn bằng cách hướng dẫn, chỉ bảo tận tình với thái độ bình tĩnh để nhân viên tự sửa chữa – khắc phục sai sót của mình khi đứng trước những sai trái, thiếu sót, nhằm tạo được niềm tin cho chính nhân viên qua sự quan tâm thiết thực và chân thành. Việc quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi những vấn đề trong công việc góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa mọi người, xây dựng môi trường làm việc gần gũi, ấm áp và cùng nhau tiến bộ.
Hãy là chính mình
Nếu sếp cần một nhân viên có đức tính trung thực, thì ngược lại nhân viên mong muốn sếp của mình là người đáng tin cậy. Với cách giải quyết vấn đề dứt khoát, công bằng, minh bạch, sếp hãy là chính mình trong bất kì trường hợp nào, đó vừa là cách gây dựng niềm tin trong lòng của nhân viên, vừa làm nhân viên cảm thấy hài lòng và thỏa đáng, đồng thời cá tính của mỗi người cũng góp phần tạo nên phong cách lãnh đạo. Bạn sẽ chinh phục được nhân viên bằng chính năng lực, trí tuệ và phẩm chất của mình.
Tinh thần ham học hỏi
Một trong những tố chất để trở thành thủ lĩnh thành công là tinh thần ham học hỏi. Handal đã từng nói “Các nhà lãnh đạo thành công nhất mà tôi biết là những người tò mò và ham học hỏi. Họ quan tâm đến những thứ xung quanh họ và đóng góp tầm nhìn của mình vào những đổi mới tích cực”. Không chỉ dừng lại ở thành công mà còn phải thành công hơn nữa, đôi khi đối với bạn đó là giải pháp tốt nhất nhưng người khác lại có giải pháp tốt hơn của bạn. Tinh thần ham học hỏi giúp thủ lĩnh tìm kiếm ra những bước đi mới cho công ty của mình, dựa trên những điều đã đạt được, tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, củng cố, hoàn thiện và nâng cao phương thức hoạt động để tăng chất lượng – hiệu quả.
Tố chất trở thành thủ lĩnh thành công chẳng phải ai sinh ra cũng có sẵn mà đôi khi đó là kết quả của quá trình trải nghiệm, học tập từ công việc – cuộc sống hay những mối quan hệ xung quanh mang lại. Bạn đã từng là một thủ lĩnh thất bại thì bạn mới có thể trở thành một thủ lĩnh thành công được, có vấp ngã thì mới biết cách đứng lên và bước tiếp, vì chính những thất bại sẽ giúp bạn biết cách tránh thất bại để tạo nên thành công. Chúc các bạn may mắn trên con đường chinh phục và trở thành thủ lĩnh thành công.
Hương Giang
Author Profile
Latest entries
- Nghệ thuật quản lý2024.12.165 ý tưởng giúp đào tạo nhân viên mới hiệu quả hơn
- Bí quyết tuyển dụng2024.12.095 câu hỏi phỏng vấn sàng lọc mà mọi nhà tuyển dụng cần hỏi
- Nghệ thuật quản lý2024.12.02Tuyệt chiêu xây dựng đội ngũ hợp tác và chia sẻ
- Bí quyết tuyển dụng2024.11.265 sáo ngữ cần tránh khi viết tin tuyển dụng và gợi ý thay thế
Từ khóa » Suy Tôn Thủ Lĩnh Là Gì
-
Chương 3 « Tâm Lý Học Quản Lý - Trần Thị Minh Hằng
-
SUY TÔN THỦ... - CLB SVTN VĐHM Trường Đại Học Công đoàn
-
Phân Biệt Lãnh đạo, Quản Lý Và Thủ Lĩnh. - Website Trần Quốc Thường.
-
Được Suy Tôn “thủ Lĩnh” Của Thanh Niên, Niềm Vinh Dự Của Một Cán Bộ ...
-
[PDF] LUẬN BÀN VỀ KHẢ NĂNG LÀM THỦ LĨNH VÀ TÍNH CỦA NGƢỜI ...
-
Thanh Niên Cần Gì ở Người “thủ Lĩnh” Đoàn
-
Untitled 1
-
Hội Thảo Đề đốc Trịnh Phong - Thủ Lĩnh Phong Trào Cần Vương ở ...
-
Đề Nắm – Wikipedia Tiếng Việt
-
[Leader Là Gì?] Công Thức để Tạo Nên Người Thủ Lĩnh Tài Năng
-
Trương Định – Wikipedia Tiếng Việt