Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
Khi đầu tư vốn kinh doanh, nhà đầu tư có quyền lựa chon quy mô và hình thức kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, các chủ đầu tư lại có quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng kinh doanh của họ ở từng giai đoạn kinh doanh khác nhau.
Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình, theo quyết định của chủ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi loại hình được quy định cụ thể từ Điều 192 đến Điều 199 Luật doanh nghiệp 2014.
Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2014.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
- 2 2. Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp:
- 3 3. Hệ quả pháp lý trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:
- 4 4. Các hình thức tổ chức loại doanh nghiệp:
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014. thì:
“Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”.
2. Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp:
Việc tổ chức lại doanh nghiệp nhằm tạo ra hoặc tìm kiếm những điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa chủ đầu tư doanh nghiệp (trong trường hợp chia, tách), tránh doanh nghiệp roi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản (khi áp dụng hợp nhất, sáp nhập)
Thực hiện mục đích duy trì hoạt động doanh nghiệp khi không đáp ứng được đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật (khi áp dụng biện pháp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
3. Hệ quả pháp lý trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:
– Tổ chức lại làm thay đổi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp theo một trong hai hướng: tăng lên (hợp nhất, sáp nhập), hoặc giảm xuống (chia hoặc tách doanh nghiệp)
– Tổ chức lại làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp, từ việc doanh nghiệp tồn tại, hoạt động dưới hình thức pháp lý ban đầu chuyển sang hoạt động dưới một hình thức pháp lý khác (các biện pháp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
– Chấm dứt hoạt động của một hoặc một số doanh nghiệp đang tồn tại (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập) hoặc hình thành doanh nghiệp mói trên thị trường (chia, tách, hợp nhất(
– Làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau (hợp nhất, sáp nhập)
4. Các hình thức tổ chức loại doanh nghiệp:
a) Chia doanh nghiệp:
Đối tượng áp dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Các doanh nghiệp có thể được chia thành một số doanh nghiệp cùng loại. Việc chia doanh nghiệp là giảm quy mô nhưng làm tăng số lượng doanh nghiệp. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới tương ứng
Sơ đồ biểu diễn:
A => B + C
Phương thức thực hiện:Theo quy định tại Điều 192 Luật doanh nghiệp 2014. thì việc chia doanh nghiệp được thực hiện như sau:
– Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
– Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
– kết hợp cả hai trường hợp nêu trên
Hậu quả pháp lý của việc chia doanh nghiệp: Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
b) Tách doanh nghiệp:
Đối tượng áp dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách doanh nghiệp bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới (công ty được tách); chuyển toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới; hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
Sơ đồ biểu diễn:
A => A + B + C
Hậu quả pháp lý: Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
c) Hợp nhất doanh nghiệp:
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển tòn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất
Sơ đồ biểu diễn:
A + B => C
Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền , nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất.
Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
d) Sáp nhập doanh nghiệp:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
Sơ đồ biểu diễn:
A + B = A
Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Một hoặc một số công ty (công ty sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập; sau khi đăng ký doanh nghiệp,
Lưu ý: Sự khác biệt lớn nhất giữa sáp nhập với hợp nhất là nếu như sau khi hợp nhất doanh nghiệp, tất cả các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, trong khi đó sau khi sáp nhấp doanh nghiệp, chỉ có công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, còn công ty nhận sáp nhập vẫn tiếp tục tồn tại và thường tăng lên về quy mô. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi hợp nhất không thể giữ lại những thương hiệu đã tồn tại, gây dựng và tạo được uy tín trước đó để tiếp tục kinh doanh trong khi sáp nhập lại hoàn toàn có thể giúp giữ lại được thương hiệu mạnh nhất tỏng số các doanh nghiệp đó. Chính vì điều này, trên thực tế số lương doanh nghiệp sáp nhập doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với hợp nhất doanh nghiệp, hay nói cách khác, sáp nhập doanh nghiệp là biện pháp được doanh nghiệp lựa chọn áp dụng nhiều hơn hẳn so với hợp nhất.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
e) Chuyển đổi loại hình công ty:
Chuyển đổi doanh nghiệp là sự thay đổi loại hình doanh nghiệp (từ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp chuyển đổi) trong những trường hợp pháp luật quy định.
Đối tượng áp dụng:
+ Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Các phương thức chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần: (1) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác; (2) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; (3) Chuyển đổi thành công ty cổ phần nằng cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác; (4) Kết hợp phương thức trên
+Công ty cổ phần thành CTTNHH hai thành viên trở lên. Phương thức chuyển đổi: (1) Chuyển đổi thành công ty TNHH mà không huy động thêm hoặc chuyển nhương cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác; (2) Chuyển đổi thành công ty TNHH đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; (3) Chuyển đổi thành công ty TNHH đồng thời với chuyển nhương toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn; (4) Chuyển đổi thành công ty TNHH kết hợp các phương thức trên.
+ Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công tyTNHH. Điều kiện chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH:
- Có đủ điều kiện để được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu), hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi hết hạn
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhân và thực hiện các hợp đồng đó
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân
Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ về tài sản khác của công ty được chuyển đổi.
Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp được áp Dụng Cho Mọi Loại Hình Doanh Nghiệp
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
4 Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì - Công Ty Luật Hùng Thắng
-
Có Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Nào - Phan Law Vietnam
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghệp Là Gì ? Đặc điểm, Các Hình Thức Tổ Chức Lại ...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Công Ty...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì? - Phamlaw
-
Có Bao Nhiêu Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp?
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp - Luật Quang Huy
-
Pháp Luật Về Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp
-
TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
Các Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Mới Nhất Theo Quy định
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì? - Everestlaw
-
TƯ VẤN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
-
[PDF] NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP... THEO ...
-
TƯ VẤN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP - HTC Law
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp; Giải Thể, Phá Sản Doanh Nghiệp