Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì - Công Ty Luật Hùng Thắng

  • info@luathungthang.com
  • 19000185
  • T2 - T6: 8.00 Sáng – 5.00 Chiều | T7: 8.00 Sáng - 12.00 Trưa | Chủ nhật: Đóng cửa
  • Tư vấn miễn phí
Tổ chức lại doanh nghiệp là gì
  • Trang chủ
  • Tư Vấn Pháp Luật
  • Tư vấn luật doanh nghiệp
  • Tổ chức lại doanh nghiệp là gì

Chủ đề liên quan

Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…

Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như thế nào?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi như giấy khai sinh của Công ty/Doanh…

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Mã số 10-MST Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế là mẫu giấy chứng nhận về đăng k…

Vốn đăng ký kinh doanh là gì?

Vốn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là vốn điều lệ. Những lưu ý quan trọng khi đă…

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Hiện nay để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có nhiều…

Công ty Luật Hùng Thắng Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Trong quá trình hoạt động, công ty có thể tái cơ cấu bằng cách tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ pháp lý Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nội dung tư vấn doanh nghiệp:

1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Khi nào thì nên tổ chức lại doanh nghiệp

Khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “31. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.”

Việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh để phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp giải quyết được các mâu thuẫn nội bộ để tránh phải giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi:

– Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi;

– Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi;

– Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn;

– Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu;

– Nâng cao năng lực cạnh tranh…..

2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp như sau:

  • Chia doanh nghiệp

Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.”

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới theo một trong các phương thức sau đây:

- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

- Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

- Kết hợp cả hai trường hợp trên.

  • Tách doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.”

Công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể tách doanh nghiệp theo các phương thức sau:

- Tách một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

- Tách toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

- Kết hợp cả 2 phương thức trên

  • Hợp nhất doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”

Sau khi thực hiện xong thủ tục hợp nhất doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.

  • Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 1, Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về sáp nhập doanh nghiệp là việc “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp. Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao bao gồm:

- Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần;

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên;

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên;

- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH/ Công ty cổ phần/ công ty Hợp danh.

Trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

 

Một số chủ đề hữu ích dành cho bạn:

  • Thành Lập Công Ty, Thành Lập Doanh Nghiệp 2022
  • 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
  • Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
  • Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
  • Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên
  • Thủ tục thành lập công ty cổ phần
  • Thủ tục thành lập công ty hợp danh
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty
  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
  • Thủ tục đăng ký kinh doanh
  • Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng
  • Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Số đăng ký kinh doanh
02/03/2021 Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa.. Gọi ngay: 19000185 Hướng Dẫn Thành Lập Công Ty Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tư vấn luật đất đai Tư vấn điều kiện để hưởng đặc xá và án treo Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Công Nợ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Luật Kinh Doanh Thương Mại Dịch Vụ Tư Vấn Doanh Nghiệp Tư Vấn Hợp Đồng Tư Vấn Luật Lao Động Luật Sư Hành Chính Tư Vấn Đầu Tư - Dự Án Gửi tin nhắn

19000185

Tìm kiếm

Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp được áp Dụng Cho Mọi Loại Hình Doanh Nghiệp