Tổ Chức Phục Vụ Nơi Làm Việc Trong Doanh Nghiệp | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tổ chức phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp
  • doc
  • 28 trang
TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC Đề tài : Tổ chức phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp. 1 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................. 3 NỘI DUNG.........................................................................................4 I. Tổng quan về tổ chức lao động................................................................4 1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa.................................................................4 2. Nhiệm vụ của tổ chức lao động trong doanh nghiệp.......................................5 II. Khái niệm và ý nghĩa của tổ chức và phục vụ nơi làm việc......................5 1. Phân loại nơi làm việc.................................................................................... .5 2. Nhiệm vụ tổ chức và phục vụ nơi làm việc.....................................................6 III. Tổ chức chỗ làm việc...................................................................................8 1. Thiết kế nơi làm việc.......................................................................................8 2. Chuyên môn hoá và trang bị nơi làm việc.......................................................9 3. Bố trí nơi làm việc...........................................................................................13 IV. Tổ chức phục vụ nơi làm việc ....................................................................20 1. Khái niệm.........................................................................................................20 2. Nguyên tắc phục vụ nơi làm việc.....................................................................23 3. Các hình thức tổ chức phục vụ.........................................................................23 4. Các chế độ phục vụ trong doanh nghiệp..........................................................25 5. Đánh giá tổ chức phục vụ nơi làm việc...........................................................25 6. Xu hướng của tổ chức phục vụ hiện nay..........................................................26 KẾT LUẬN.........................................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................28 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội ngày nay với sự hội nhập kinh tế thị trường mạnh mẽ, các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất và thu hút thêm nhiều lao động. Con người chính là yếu tố quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn đúng lực lượng lao động có trình độ, có tâm huyết với doanh nghiệp là điều quan trọng. Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần biết cách giữ nhân tài. Một trong những cách đó là cung cấp một môi trường làm việc thoải mái, đầy đủ tiện nghi trang thiết bị và đặc biệt an toàn với người lao động. Muốn làm được điều này doanh nghiệp phải làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Đây chính là đề tài em muốn đi sâu tìm hiểu phân tích “ Tổ chức phục vụ nơi làm việc trong doanh nghiệp”. Nhằm hiểu biết hơn về công tổ chức lao động khoa học - một vấn đề quyết định đến sự sống còn của bất cứ doanh nghiệp nào, và là phần quan trọng trong công tác quản trị của doanh nghiệp. Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy giáo, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này giúp em sửa chữa, bổ sung thiếu sót để bài viết của em hoàn thiện hơn. 3 NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của con người và của xã hội. Đó chính là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Quá trình lao động là một hiện tượng kinh tế xã hội cho nên nó gồm hai mặt vật chất và xã hội: + Về mặt vật chất: bao gồm 3 yếu tố: lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. + Về mặt xã hội: thể hiện sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa người lao động với nhau trong lao động và hình thành tính chất xã hội của người lao động. - Quá trình lao động là quá trình người lao động sử dụng công cụ lao động để tác động lên đối tượng lao động, làm cho chúng thay đổi về chất và biến thành sản phẩm. - Tổ chức quá trình lao động: tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản và các mối quan hệ qua lại giữa chúng. - Tổ chức lao động khoa học: tổ chức lao động ở trình độ cao trên cơ sở áp dụng các biện pháp tổng hợp vào sản xuất để sử dụng hiệu quả nguồn lực tăng năng suất.  Người lao động là trung tâm và mục đích của nền sản xuất nên phải tạo điều kiện để người lao động làm việc tốt hơn. 4 2. Nhiệm vụ của tổ chức lao động trong doanh nghiệp Tổ chức lao động trong doanh ngiệp có 3 nhiệm vụ chính: - Nhiệm vụ về kinh tế: đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn vật tư, lao động và tiền vốn, tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất và kinh tế cao nhất. - Nhiêm vụ về tâm sinh lí: tạo ra các điều kiện lao động thuận lợi nhất cho người lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng làm việc lâu dài. - Nhiệm vụ về xã hội: bảo đảm điều kiện để thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá-kĩ thuật cho người lao động và làm cho họ phát triển một cách toàn diện, nâng cao tính phong phú và hấp dẫn của công việc và biến nó thành nhu cầu cần thiết của con người. II. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ NƠI LÀM VIỆC - Chỗ làm việc là 1 không gian sản xuất được trang bị các phương tiện cần thiết để 1 người hay 1 nhóm người lao động hoàn thành công việc của mình. - Chỗ làm việc là khâu đầu tiên và là tế bào của quá trình sản xuất mà tại đó các yếu tố sản xuất kết hợp lại tạo thành sản phẩm. - Chỗ làm việc là nơi đào tạo, rèn luyện mỗi người lao động trong công việc. Muốn nâng cao năng suất nhất thiết phải tổ chức nơi làm việc: 1. Phân loại nơi làm việc - Theo mục đích nghiên cứu mà nơi làm việc có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. ở đây em xin nêu ra 2 cách phân loại: * Theo giáo trình quản lí nhân lực trong doanh nghiệp của thạc sĩ Nguyễn Tấn Thịnh (Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật) thì có 7 cách phân loại nơi làm việc: - Theo nghề nghiệp: chỗ làm việc tiện, nguội, đúc… - Theo trình độ cơ khí hoá: chỗ làm việc thủ công, nửa cơ khí, cơ khí hóa… 5 - Theo trình độ chuyên môn hoá: chỗ làm việc chuyên môn hoá hay vạn năng. - Theo số lượng người: chỗ làm việc cá nhân, tập thể. - Theo loại hình sản xuất: chỗ làm việc đơn chiếc, loạt nhỏ, loạt lớn. - Theo đặc điểm di động: chỗ làm việc cố điịnh, di động. - Theo trạng thái làm việc: chỗ làm việc đứng, ngồi, thay đổi. * Theo giáo trình tổ chức lao động của Đại học Lao động xã hội thì phân loại chỗ làm việc theo 4 tiêu thức: - Theo trình độ cơ khí hoá: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc thủ công, nơi làm việc cơ khí hoá, nơi làm việc tự động hoá. - Theo số lượng người làm việc: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc cá nhân, nơi làm việc tập thể. - Theo số lượng máy móc thiết bị: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc tổng hợp, nơi làm việc chuyên môn hoá. - Theo tính chất ổn định của vị trí: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc cố định, nơi làm việc di động, hoặc nơi làm việc trong nhà, ngoài trời, hoặc dưới đất, trên cao. 2. Nhiệm vụ tổ chức và phục vụ nơi làm việc - Nơi làm việc có vai trò quan trọng trong xí nghiệp. Tại nơi làm việc có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nơi làm việc là nơi diễn ra quá trình lao động, tại đây cũng diễn ra sự biến đổi về hoá học hay sinh học của đối tượng lao động để trở thành sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất. Nơi làm việc còn là nơi thể hiện kết quả cuối cùng của mọi họat động về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong xí nghiệp. - Ngoài ra nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất tài năng, trí sáng tạo và nhiệt tình của người lao động trong xí nghiệp. 6 - Nhịp độ sản xuất của từng bộ phận, phân xưởng hoặc toàn xí nghiệp là do nhịp độ sản xuất của từng nơi làm việc quyết định. Chính vì vậy việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc là rất quan trọng. * Nó có nhiệm vụ như sau: - Tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao. - Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng. - Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. - Bảo đảm thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho phép áp dụng những phương pháp và thao tác lao động tiên tiến. * Yêu cầu của việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc: - Về mặt sinh lý và vệ sinh lao động: tổ chức và phục vụ nơi làm việc phải đảm bảo không gây nên những đòi hỏi quá cao về sinh lý đối với cơ thể con người, tạo ra những điều kiện thụân lợi cho quá trình hoạt động lao động, tiết kiệm sức lực, giảm mệt mỏi cho công nhân. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. - Về mặt tâm lý xã hội: tổ chức và phục vụ nơi làm việc phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mối liên hệ, trao đổi thông tin giữa nơi làm việc, phát huy khả năng sáng tạo, tạo hứng thú tích cực trong lao động và hình thành tập thể lao động tốt. - Về mặt thẩm mỹ trong sản xuất: thông qua việc sử dụng màu sắc, hình thức bố trí sắp xếp để tạo ra những nơi làm việc đẹp đẽ, gọn gàng, sạch sẽ và trật tự. - Về mặt kinh tế: tổ chức và phục vụ nơi làm việc phải tạo điều kiện để giảm chi phí về thời gian lao động và giá thành sản xuất. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao sử dụng tiết kiệm diện tích sản xuất, tạo ra các phương pháp làm việc tiên tiến. 7 III. TỔ CHỨC CHỖ LÀM VIỆC - Tổ chức chỗ làm việc là hệ thống biện pháp nhằm thiết kế chỗ làm việc hợp lý, hiệu quả, khoa học để thực hiện nhiệm vụ sản xuất có hiệu quả. - Để tiến hành tổ chức chỗ làm việc tốt ta xem các nội dung sau: 1. Thiết kế nơi làm việc Sản xuất càng phát triển, trình độ cơ khí hóa ngày càng cao thì quá trình lao động của công nhân đều có 1 đặc điểm chung đó là quá trình điều khiển các máy móc thiết bị. Trong sản xuất hiện đại sản phẩm sản xuất ra ngày càng đổi mới, các máy móc trang thiết bị cũng thường xuyên được hoàn thiện do vậy cũng phải thường xuyên cải tiến và thiết kế nơi làm việc cho phù hợp. Đây cũng là quá trình nâng cao dần trình độ tổ chức nơi làm việc và có tác dụng rất to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra khả năng thiết kế tổ chức nơi làm việc còn chứng tỏ năng lực quản lý của doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt nơi làm việc sẽ đem lại hiệu quả công việc cao. Từ việc thiết kế các trang thiết bị được đặt tại nơi làm việc đến việc bố trí không gian xung quanh nơi làm việc là 1 nghệ thuật của nhà quản lý. Công việc này là công đoạn cơ bản trong thiết kế hệ thống sản xuất đảm bảo năng suất. Việc thiết kế bao gồm: - Chọn các thiết bị phụ, các loại dụng cụ đồ gia công nghệ, các trang bị tổ chức phù hợp. - Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể. - Thiết kế các phương pháp và thao tác lao động hợp lý, tạo các tư thế lao động thuận lợi. Trên cơ sở đó tính độ dài của quá trình lao động, đồng thời xác định luôn mức thời gian cho bước công việc. - Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng. - Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như: số lượng công nhân tại nơi làm việc, lượng sản phẩm được sản phẩm được sản xuất ra cho 1 giờ mức tại nơi làm việc. 8 - Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại nơi làm việc. * Khi thiết kế nơi làm việc cần sử dụng những tài liệu sau: - Tài liệu về các loại máy móc,thiết bị, quy trình công nghệ. - Tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh, tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn và bảo vệ lao động. - Các tiêu chuẩn để định mức lao động. - Các thiết kế mẫu cho các loại nơi làm việc. 2. Chuyên môn hoá và trang bị nơi làm việc - Chuyên môn hóa nơi làm việc là ổn định một số công việc nhất định trên chỗ làm việc nhằm tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Trang bị chỗ làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ… cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động. - Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Tuỳ theo những nội dung khác nhau của quá trình sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế mà có thể có trang bị khác nhau cho nơi làm việc. Sản xuất càng phát triển, trình độ tổ chức khoa học ngày càng cao thì việc trang bị nơi làm việc càng hoàn chỉnh. Do đó có thể căn cứ trình độ trang bị nơi làm việc mà đánh giá trình độ phát triển của sản xuất. * Nơi làm việc cần được trang bị những loại sau: 1/ Các thiết bị chính (thiết bị công nghệ) là những thiết bị mà người công nhân dùng để trực tiếp tác động vào đối tượng lao động. - Tuỳ theo nội dung lao động mà các thiết bị chính có thể là các tổ hợp máy, các máy công cụ, các bảng điều khiển, các bàn thợ. 2/ Các thiết bị phụ là các thiết bị giúp người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao hơn. Các thiết bị phụ có thể là các thiết bị bốc xếp, các thiết bị vận chuyển (cầu trục, xe đẩy, xe nâng hạ, băng truyền…). 9 * Yêu cầu chung đối với các thiết bị chính phụ là: - Phải phù hợp với yêu cầu của công thái học và nhân chủng học. - Phải giải phóng con người ra khỏi lao động chân tay nặng nhọc, tạo ra các tư thế làm việc tốt nhất, áp dụng được các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến. - Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và an toàn khi sử dụng. - Đáp ứng được yêu cầu cả thẩm mỹ. * Tuy nhiên mỗi bộ phận của các thiết bị chính phụ này lại có những yêu cầu cụ thể riêng của nó: - Đối với các bộ phận điều khiển của máy móc thiết bị cần đơn giản, phù hợp về lực tác động, phù hợp với các giác quan tác động của người sử dụng, phù hợp với tầm nhìn và được bố trí trong vùng làm việc tối ưu. - Trong các máy móc thiết bị bộ phận điều khiển thường đi kèm với bộ phận ra hiệu lệnh. Các bộ phận này thông báo trạng thái hoạt động của thiết bị cho người điều khiển. Trong các bộ phận này người ta thường dùng âm thanh và đèn mầu để làm tín hiệu. Nếu sử dụng âm thanh thì cường độ âm thanh phải lớn hơn 10đb để con người nghe thấy được và âm thanh phải đặc biệt khác với các loại âm thanh khác. Để giải quyết yêu cầu này tốt nhất nên dùng chuông. Nếu dùng đèn mầu phải tính toán đến số lượng tín hiệu tiếp thu được trong vòng 1 đơn vị thời gian của con người. - Đối với các bộ phận an toàn của thiết bị: như các hãm phanh, lưới bảo vệ… yêu cầu các bộ phận này là phải chắc chắn, hoạt động có hiệu quả và độ tin cậy cao. 3/ Các trang thiết bị công nghệ bao gồm các loại dụng cụ kẹp đồ gá, các dụng cụ đo kiểm tra, các dụng cụ cắt… Yêu cầu đối với loại này là: - Cấu trúc của nó phải đảm bảo tính chính xác sử dụng với lực tác động nhỏ. 10 - Khi sử dụng không gây tiếng ồn và rung động bảo đảm năng suất lao động cao. Điểm đáng chú ý nhất đối với các trang bị công nghệ là các dụng cụ làm bằng tay như kìm, búa, kéo, cưa, khoan tay… cần phải có cán cầm thích ứng với đặc điểm giải phẫu của bàn tay người. Tức là cán tay cầm có hình dạng cho phép ăn khớp giữa các cơ của ngón tay cái và chỗ lồi của ngón tay út tiếp xúc với tay cầm. Ở những vị trí đó không những các nhóm mạch mà còn các mô mỡ có thể làm giảm các rung động. Ngoài ra còn có thể có 1 số các yêu cầu khác: - Các trang thiết bị đó cần phải đảm bảo tính thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá để giảm chi phí thiết kế và giảm giá thành sản xuất. - Tình hình, số lượng, chất lượng của trang bị công nghệ ở chỗ làm việc phải phù hợp với đặc điểm của quy trình công nghệ, loại hình sản xuất của đơn vị, bảo đảm được sử dụng tối ưu các tính năng kỹ thuật của chúng và đạt năng suất cao. - Các trang bị công nghệ cần đảm bảo tính thẩm mỹ công nghiệp, phù hợp với người sử dụng để thao tác nhẹ nhàng, thoải mái và đạt năng suất lao động cao. 4/ Các trang bị tổ chức: là các trang bị dùng để phân phối và bảo quản các trang bị công nghệ như bàn ghế, giá đỡ, tủ dụng cụ, bục đứng… * Yêu cầu của trang bị tổ chức: - Đáp ứng tốt yêu cầu về công dụng và chức năng của chúng. - Có kết cấu vững chắc, hợp lý và có tính thẩm mỹ công nghiệp. - Phù hợp với nhân trắc của người sử dụng. - Sử dụng hợp lý diện tích sản xuất. - Thống nhất chế tạo và rẻ tiền. Để thuận lợi khi làm việc, giảm nhẹ mệt mỏi cho công nhân thì việc lựa chọn bàn ghế cần phải tính toán đến tư thế làm việc, không gian làm việc, lực tác động của công nhân trong quá trình lao động với kích thước của con người. 11 5/ Các thiết bị thông tin liên lạc gồm điện thoại, tín hiệu… * Yêu cầu của loại thiết bị này là: - Đảm bảo độ tin cậy cao - Phù hợp với đặc điểm của tổ chức sản xuất tại nơi làm việc. - Những tín hiệu phát đi từ nơi làm việc phải được giữ cho đến khi người có trách nhiệm nhận được đầy đủ mới xoá đi đồng thời đảm bảo cho nhiều nơi làm việc có thể cùng liên hệ được với người phụ trách. 6/ Các thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp phục vụ sinh hoạt bao gồm: - Các loại lưới, tấm chắn bảo vệ. - Các thiết bị thông gió, chiếu sáng. - Các phương tiện phục vụ sinh hoạt như nước uống… Nước ta từ một nước sản xuất nhỏ tiến lên xây dựng nền sản xuất lớn, ngành công nghiệp chế tạo máy còn ở qui mô nhỏ và trình độ thấp vì thế chưa đủ sức trang bị máy móc thiết bị cho nền kinh tế quốc dân. Các thiết bị chính phụ được trang bị phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài như Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… bởi vì hiện nay ngành cơ khí nội địa chỉ mới đáp ứng 38% nhu cầu thiết bị trong nước. Tuy nhiên việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũng có một số hạn chế của nó. Một mặt đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn… nhưng xét về góc độ nhân chủng và tâm sinh lý thì chưa phù hợp với người Việt Nam. Mặt khác, các thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau nên thiếu tính thống nhất, đồng bộ, kích thước không phù hợp, khả năng làm việc của máy thường cao hơn khả năng làm việc của con người. Chính các nhược điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của công nhân và khả năng tận dụng công suất thiết bị. Để khắc phục các nhược điểm trên các xí nghiệp đã có một vài biện pháp: - Tạo tư thế làm việc hợp lý với tầm vóc của công nhân bằng cách kê thêm bục, tạo thêm các loại ghế đệm… - Chế tạo thêm các loại dụng cụ, đồ gá, khi tuyển chọn công nhân chú ý để đáp ứng yêu cầu của máy móc thiết bị…. 12 3. Bố trí nơi làm việc - Bố trí nơi làm việc là sắp xếp 1 cách hợp lý trong không gian tất cả các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Cần phân biệt các dạng bố trí: + Bố trí chung là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc trong phạm vi một bộ phận sản xuất hay 1 phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hoá nơi làm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Bố trí bộ phận là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làm việc. Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa công nhân với các loại trang thiết bị với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân trong quá trình lao động. + Bố trí riêng biệt là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tố trang thiết bị. * Bố trí nơi làm việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tổ chức và phục vụ nơi làm việc. - Bố trí nơi làm việc là sự vận dụng một cách tổng hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học có liên quan đến sản xuất và con người nhằm tạo ra những nơi làm việc tối ưu. Những thành tựu đó được vận dụng làm cơ sở để tính toán, sắp xếp nơi làm việc. * Các yêu cầu của việc bố trí nơi làm việc: 1/ Xác định đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản xuất ngắn nhất: - Khi bố trí nơi làm việc cần xác định đúng diện tích nơi làm việc. Diện tích nơi làm việc phải thoả mãn việc phân bố các trang thiết bị theo yêu cầu của sản xuất ngoài ra cần phải có diện tích dự trữ phòng khi mở rộng sản xuất hoặc thay đổi nhiệm vụ lao động. - Khi bố trí nơi làm việc cần chú ý đến dòng di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, đường đi của công nhân trong quá trình lao động. 13 - Yêu cầu đối với dòng di chuyển này là ngắn nhất khắc phục được những vận động trùng lặp các đường cắt chéo nhau để giảm hao phí thời gian vào việc vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và tiết kiệm sức lực của công nhân. - Mặt bằng sản xuất được coi là bố trí tối ưu khi thoả mãn các hạn chế không gian vật lý của nhà xưởng và tối thiểu hóa chi phí vận chuyển và hao tốn nguyên vật liệu. - Thông thường, thiết kế mặt bằng sản xuất sẽ quan tâm tới chi phí thời gian vận hành máy móc và khả năng cung ứng sản phẩm, khi đó hệ thống sản xuất có tính chất tập trung vào sản phẩm. Khi thiết kế mặt bằng sản xuất quan tâm tới chất lượng sản phẩm và tính linh hoạt của công đoạn sản xuất, hệ thống sản xuất mang tính tập trung vào quy trình. - Với mục tiêu tối giản chi phí phát sinh từ vịêc hư hao nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm trung gian giữa các công đoạn, bộ phận, nên các bộ phận kết nối trung gian được bố trí gần nhau nhất. Để có một mặt bằng sản xuất tối ưu cần trả lời được câu hỏi “ vị trí tương đối giữa các thiết bị?”. Vị trí đặt máy và thiết bị phụ thuộc vào quan hệ giữa các cặp thiết bị được đặt gần nhau với các cặp thiết bị khác trong mối liên kết tương đối với nhau. Các vị trí được cố định sao cho phí tổn của việc vận chuyển vật liệu/sản phẩm trung gian giữa các vị trí không liền kề nhau là nhỏ nhất. 2/ Phải phù hợp với thị lực của con người. - Nguồn thông tin to lớn mà con người tiếp thu được thông qua thị giác. Vì thế việc bố trí các đối tượng lao động, dụng cụ công nghệ làm việc phải lưu ý đến vùng nhìn của mắt. - Vùng nhìn của mắt là khoảng không gian mà trong đó mắt có thể kiểm soát và nhận biết được các đối tượng quan sát. Tuỳ theo độ nhìn rõ, sự vận động của mắt, tư thế của đầu mà vùng nhìn được chia thành 3 loại: + Vùng nhìn được trong tư thế quay đầu là khoảng không gian có kích thước 2200 theo mặt phẳng ngang và 1300 theo mặt phẳng đứng. 14 + Vùng nhìn được trong tư thế tĩnh là khoảng không gian có kích thước 1200 theo mặt phẳng ngang và 600 theo mặt phẳng đứng. Trong vùng này đầu ở tư thế tĩnh, phạm vi quan sát được là do vận động của mắt. - Vùng nhìn rõ được chia thành 2 vùng nhỏ: + Vùng nhìn rõ thứ 1: là khoảng không gian có kích thước 180 theo mặt phẳng ngang và 150 theo mặt phẳng đứng. + Vùng nhìn rõ thứ 2: là khoảng không gian có kích thước 300 theo mặt phẳng ngang và 180 theo mặt phẳng đứng. Trong vùng này đầu ở tư thế tĩnh còn mắt phải vận động 1 góc nhỏ: R = 380mm là khoảng cách nhìn rõ nhất. R = 560mm là khoảng cách nhìn rõ trung bình. R = 760 mm là khoảng cách nhìn rõ lớn nhất. Trong vùng nhìn rõ các đối tượng quan sát được nhận biết nhanh nhất và rõ ràng nhất, do đó vùng này được gọi là vùng quan sát tối ưu. Trong vùng này nên bố trí các bộ phận điều khiển, các đối tượng cần gia công, các bộ phận tín hiệu, các dụng cụ sử dụng thường xuyên còn các loại khác thì tuỳ theo mức độ quan trọng mà bố trí ngoài vùng quan sát tối ưu. Cần lưu ý nếu bố trí các đối tượng quan sát ở mặt phẳng ngang thì việc xác định kích thước và hình dạng của chúng sẽ rõ ràng hơn mặt phẳng đứng. - Ngoài việc đáp ứng yêu cầu phù hợp với thị lực cần đặc biệt lưu ý đến việc bố trí các nguồn sáng. Các nguồn sáng phải được bố trí sao cho không tạo thành các bóng đen ở nơi làm việc, không được chói loà trong phạm vi thường nhìn của mắt, ánh sáng phải phân bố đều trên bề mặt chi tiết gia công. 3/ Tạo được tư thế làm việc hợp lý: - Khi bố trí nơi làm việc vấn đề tạo tư thế làm việc hợp lý cho công nhân đóng 1 vai trò quan trọng. 15 - Tư thế làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện để giảm hao phí năng lượng trong quá trình lao động, thực hiện các thao tác 1 cách thuận lợi, chính xác, nâng cao năng suất lao động và mệt mỏi ít hơn. - Trong quá trình lao động con người thường có 1 số trạng thái làm việc phổ biến như: đứng, ngồi, thay đổi đứng- ngồi, nằm. Sự lựa chọn các trạng thái (tư thế) làm việc phụ thuộc nhiều vào yếu tố như tính chất công việc, sự đòi hỏi về tác động lực, phạm vi vùng thao tác, nhịp độ thao tác… Theo hướng dẫn của tổ chức lao động khoa học và môn học Ecgonomie, ta có thể lựa chọn các trạng thái lao động theo bảng: Bảng I: Bảng lựa chọn trạng thái làm việc: Trạng thái Giá trị làm việc lực (N) Ngồi Ngồi Đứng Đứng

Từ khóa » Nguyên Tắc Phục Vụ Nơi Làm Việc