Tổ Chức Tự Quản Là Gì? Quy định Tổ Chức, Hoạt động Của Tổ Nhân ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tổ chức tự quản là gì?
- 2 2. Quy định tổ chức, hoạt động của Tổ nhân dân tự quản:
- 3 3. Dấu hiệu những đối tượng nguy hại trong tổ chức tự quản:
1. Tổ chức tự quản là gì?
Tự quản là khái niệm phổ biến, có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử chính trị- pháp lý nhân loại. “Tự quản” theo nghĩa chung nhất “tự mình trông coi, quản lý công việc, không cần có ai điều khiển”. Tự quản còn được hiểu là tính độc lập tương đối, khả năng tự quyết định của một tổ chức, cá nhân so với một tập thể hay quyền lực trung ương; sự tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động, linh hoạt của chủ thể ấy dưới sự kiểm tra, giám sát của nhà nước để đat được hiệu quả cao nhất (giám sát chứ không quản lý, chỉ huy).
Tổ chức tự quản là tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở bầu cử bởi những công dân trong cùng một cộng đồng để thực hiện các công việc quản lý mang tính cộng đồng hoặc do Nhà nước ủy quyền.
Tổ chức tự quản có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tổ nhân dân tự quản, tổ dân cư tự quản,…
Chế độ tự quản làng, xã đã xuất hiện từ lâu đời trong chế độ phong kiến Việt Nam, là giá trị bền vững tồn tại làm nên đặc trưng trong sự vận động và phát triển của đất nước ta mà qua nhiều chế độ xã hội vẫn không bị mất đi.
Tổ chức tự quản trong Tiếng anh là “Self-governing organization”.
2. Quy định tổ chức, hoạt động của Tổ nhân dân tự quản:
Tổ nhân dân tự quản không có cơ cấu chặt chẽ, không tồn tại một cách có hệ thống, giữa các tổ chức không có mối liên hệ mật thiết. Sự ra đời của tổ nhân dân tự quản chỉ mang tính chất gắn bó, giúp đỡ cơ quan hành chính nhà nước địa phương, bởi lẽ, tổ nhân dân tự quản là tổ chức có điều kiện gần dân, nắm bắt tình hình kinh tế xã hội của địa phương, nhằm thực hiện tốt hơn chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Thực tế cho thấy không có một văn bản pháp luật thống nhất quy định về Tổ nhân dân tự quản, bởi lẽ, sự ra đời và phát triển của tổ chức này phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, các đơn vi hành chính ở các tỉnh, mà Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức này.
Dưới đây là, quy định về tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương, theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
– Vị trí, chức năng:
Tổ nhân dân tự quản là tổ chức quần chúng tự quản về an ninh, trật tự là nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và các phong trào khác tại địa phương.
Tổ nhân dân tự quản được thành lập ở cơ sở thuộc khu phố, ấp; có chức năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh, trật tự; góp phần phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội ở địa phương.
– Tổ chức của Tổ nhân dân tự quản:
Tổ nhân dân tự quản ở ấp thuộc xã có từ 30 đến 100 hộ liền cư; ở khu phố thuộc phường, thị trấn có từ 50 đến 150 hộ liền cư.
Mỗi Tổ nhân dân tự quản có Tổ trưởng, 01 Tổ phó, các hộ gia đình là thành viên; tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, Tổ có trên 100 hộ liền cư ở ấp hoặc trên 150 hộ liền cư ở khu phố thì bố trí thêm 01 Tổ phó.
– Hoạt động của Tổ nhân dân tự quản:
Tổ nhân dân tự quản chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn hoạt động của Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Công an cấp xã) và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban Điều hành khu phố, ấp.
Nhiệm kỳ hoạt động của Tổ trưởng, Tổ phó là 05 năm. Hàng năm, Ban Điều hành khu phố, ấp phối hợp Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể, Cảnh sát khu vực, Công an viên phụ trách ấp tiến hành đánh giá, nhận xét phân loại chất lượng hoạt động của Tổ nhân dân tự quản.
Trường hợp thiếu Tổ trưởng, Tổ phó thì Ban điều hành khu phố, ấp chủ động phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Cảnh sát khu vực, Công an viên phụ trách ấp tổ chức bầu bổ sung và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.
– Điều kiện, tiêu chuẩn của Tổ trưởng, tổ phó Tổ nhân dân tự quản.
Tổ trưởng, Tổ phó là người trong Tổ nhân dân tự quản; có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe và từ 20 tuổi trở lên; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; không có tiền án, tiền sự; có tinh thần trách nhiệm cao; nhiệt huyết, tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản; có uy tín và được nhân dân trong Tổ tín nhiệm bầu chọn.
Khuyến khích việc bố trí đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang xuất ngũ, hết hạn phục vụ để đảm nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ nhân dân tự quản.
Ban Điều hành khu phố, ấp chủ trì cùng Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc và Cảnh sát khu vực, Công an viên phụ trách ấp lựa chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện đưa vào danh sách giới thiệu và tổ chức họp các hộ gia đình trong Tổ bầu Tổ trưởng, Tổ phó thông qua hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết, sau đó lập danh sách đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) ra quyết định, cấp Giấy chứng nhận.
– Nhiệm vụ của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ nhân dân tự quản
Vận động nhân dân trong Tổ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương; các quy tắc, quy ước, hương ước, nội quy và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các phong trào khác ở địa phương.
Tổ trưởng, Tổ phó tham gia và tổ chức vận động nhân dân trong Tổ phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vận động các hộ trong Tổ thực hiện tốt các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị; bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ, thiên tai, dịch bệnh.
3. Dấu hiệu những đối tượng nguy hại trong tổ chức tự quản:
Báo cáo ngay cho Cảnh sát khu vực, Công an viên phụ trách ấp hoặc Trưởng Ban điều hành khu phố, ấp khi phát hiện những đối tượng nghi vấn xuất hiện trong Tổ có những biểu hiện sau:
– Tuyên truyền xuyên tạc như: nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tàng trữ, lưu trữ, tán phát, truyền bá tài liệu có nội dung phản động, khiêu dâm, kích dục, kích động bạo lực; tuyên truyền đạo trái phép, kích động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
– Kích động, lôi kéo, xúi giục người khác tranh chấp, khiếu kiện trái pháp luật; người đã xuất cảnh hoặc bỏ địa phương đi lâu ngày không rõ lý do và người có tin đã chết nay có mặt tại địa phương; người lạ cư trú không khai báo.
– Những người lạ mặt đến cư trú trên địa bàn Tổ có nghi vấn, người có dấu hiệu vi phạm pháp luật; người nước ngoài đến địa phương không trình báo hoặc có hoạt động tìm hiểu thông tin tình hình liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền;
– Người mua bán, sử dụng, tàng trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ trái phép; người có hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển trái phép chất ma túy, pháo và đồ chơi nguy hiểm cho trẻ em đã bị cấm; người có hành vi hoạt động tệ nạn xã hội.
Phối hợp tham gia truy bắt đối tượng đang có lệnh truy nã và người có hành vi phạm tội quả tang; vận động người phạm tội ra tự thú, đầu thú; bảo vệ hiện trường; sơ cấp cứu người bị nạn (nếu có).
Tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện, cơ sở chữa bệnh bắt buộc nay trở về địa phương; người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo, người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thủ tục tố tụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần.
Hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp của nhân dân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân và tích cực tham gia các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các phong trào khác tại địa phương.
– Quyền hạn của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ nhân dân tự quản
Tập hợp và chủ trì họp Tổ nhân dân tự quản để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trong Tổ những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương khi có yêu cầu của Ban điều hành khu phố, ấp.
Bắt, tước vũ khí; thu, giữ tang vật và dẫn giải người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, truy tìm đưa đến trụ sở Công an hoặc cơ quan chính quyền gần nhất.
Tham gia bình xét, đề nghị các đối tượng được hưởng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; bình xét các danh hiệu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và các phong trào khác.
Được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.
Như vậy, tổ nhân dân tự quản thực sự là “cánh tay nối dài” của chính quyền, là một trong những cơ quan có sự đóng góp quan trọng trong công tác quản lý hành chính nhà nước, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc từ quy mô nhỏ nhất, bày tỏ những nguyện vọng chính đáng của người dân tới cơ quan có thẩm quyền.
Từ khóa » Tổ Chức Tự Quản Là Gì
-
Tổ Chức Tự Quản Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Tổ Chức Tự Quản
-
Tổ Chức Tự Quản địa Phương Là Gì? Vai Trò Của Tổ ... - Luật Minh Khuê
-
Tự Quản Là Gì? Chế độ Tự Quản địa Phương Của Một Số Nước Trên ...
-
Tổ Chức Tự Quản Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Xây Dựng Mô Hình Tự Quản Phù Hợp Với Nguyện Vọng Của Nhân Dân ...
-
Quyết định 27/2018/QĐ-UBND Quy định Tổ Chức Và Hoạt động Của ...
-
Tự Quản – Wikipedia Tiếng Việt
-
“Tổ Nhân Dân Tự Quản Về An Ninh Trật Tự” – Mô Hình Góp Phần đảm ...
-
Thực Trạng Các Mô Hình Tự Quản ở ấp, Khu Phố Trong Giai đoạn Hiện ...
-
Quy định Tổ Chức Và Hoạt động Của Tổ Nhân Dân Tự Quản
-
Khẳng định Cơ Sở Pháp Lý Của Mô Hình Tự Quản ở Cộng đồng
-
Tự Quản địa Phương Và Vấn đề Bảo đảm Quyền Con Người, Quyền ...
-
Trách Nhiệm Tự Quản Của Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Của Luật Sư
-
Từ điển Tiếng Việt "tự Quản" - Là Gì?