Tơ Cơ – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Hình ảnh
  • 2 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
1. Sợi thần kinh2. Khớp thần kinh-cơ3. Sợi cơ4. Tơ cơ

Trong cơ tương (sarcoplasm) có rất nhiều tơ cơ (myofibril). Mỗi sợi cơ chứa khoảng vài trăm đến vài ngàn tơ cơ. Mỗi tơ cơ lại gồm khoảng 1500 sợi myosin và 3000 sợi actin. Đó là những protein trùng hợp có tác dụng gây co cơ. Sợi myosin là sợi dày còn sợi actin là sợi mỏng. Sợi myosin và sợi actin cài vào nhau một phần làm cho tơ cơ có những dải tối và sáng xen kẽ. Dải sáng chỉ gồm sợi actin gọi là băng I, đẳng hướng với ánh sáng phân cực. Dải tối chứa sợi myosin và các đầu cuối sợi actin cài vào giữa sợi myosin. Dải tối gọi là băng A, ở phần giữa băng A có một vùng sáng gọi là vùng H. Từ hai bên của sợi myosin (trừ ở chính giữa sợi) có những phần nhô ra được gọi là cầu nối (cross bridge). Chính sự tác động qua lại giữa các cầu nối này với các sợi actin đã gây ra co cơ.

Những đầu cuối của các sợi actin gắn vào vạch Z. Từ vạch này, các sợi actin đi về hai phía và cài vào giữa các sợi myosin. Vạch Z có nhiệm vụ gắn các tơ cơ của sợi cơ lại với nhau làm cho sợi cơ cũng có những dải sáng và tối. Vì vậy cơ xương và cơ tim đều có vân. Phần của tơ cơ (hoặc của toàn bộ sợi cơ) nằm giữa hai vạch Z liên tiếp được gọi là các đơn vị tơ cơ (sarcomere). Khi sợi cơ ở trạng thái bình thường, chiều dài của đơn vị tơ cơ vào khoảng 2 micromet.

Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tơ_cơ&oldid=63234144” Thể loại:
  • Sơ khai sinh học
  • Bào quan
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Tơ Cơ Vân