Tổ Hợp Tác Là Gì Theo Quy định Mới Nhất Của Chính Phủ?

Tổ hợp tác là gì theo quy định mới nhất của Chính phủ? Nghị định 77/2019/NĐ-CP sắp có hiệu lực (25/11/2019) quy định cụ thể như sau:

Tổ hợp tác là gì theo quy định mới nhất?

Bộ luật dân sự 2015 trước đây đã có những quy định về tổ hợp tác. Tuy nhiên lại chưa có sự ghi nhận cụ thể về khái niệm của tổ hợp tác. Nghị định 77/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 đưa ra khái niệm cụ thể như sau:

Tổ hp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Lưu ý: Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên tổ hợp tác và bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Mục đích, thời hạn hợp tác;

– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân;

– Tên, trụ sở của pháp nhân;

– Tài sản đóng góp (nếu có);

– Đóng góp bằng sức lao động (nếu có);

– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hp tác;

– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có);

– Điều kiện tham gia và rút khỏi hp đồng hp tác của thành viên (nếu có);

– Điều kiện chấm dứt hp đồng.

Xem thêm: Tổ hợp tác là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Tổ hợp tác sau khi được phép thành lập thì phải đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động dưới đây:

– Hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.

– Việc thành lập, gia nhập, rút khỏi tổ hợp tác dựa trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân, pháp nhân.

– Mỗi thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hp đng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.

– Các thành viên cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác

Tổ hợp tác sau khi được thành lập, có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:

Quyền của tổ hợp tác

Tổ hợp tác có những quyền cơ bản quy định tại Điều 5 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, bao gồm:

1. Tổ hợp tác có tên riêng.

2. Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

5. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.

6. Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

7. Quyền khác theo quy định của hp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Nghĩa vụ của tổ hợp tác

Các nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với tổ hợp tác bao gồm:

1. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.

2. Tôn trọng quyền, lợi ích hp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.

3. Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Từ khóa » Tác Là Gì