Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Hướng Dẫn Cách Ghi Tiêu ... - Fago Logistics

Dịch vụ mở tờ khai hải quan là gì? Cách ghi tiêu thức trong tờ khai như thế nào? Có nên sử dụng dịch vụ mở tờ khai hải quan? Đâu là địa chỉ cung cấp dịch vụ nhanh chóng và chất lượng? Đó là những nội dung mà Fago Logistics sẽ chia sẻ đến các bạn qua bài viết dưới đây.

1. Tờ khai hải quan là gì?

Đây chính là một trong những loại văn bản được chủ hàng sử dụng để kê khai số liệu hàng hóa trong đó, để bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa nhìn rõ thông tin đưa hàng vào nước ta (hay còn được gọi là xuất cảnh). Bạn cũng có thể hiểu theo cách khác như, khi bạn có một lô hàng cần xuất đi hoặc nhập hàng về thì bạn cần làm thủ tục hải quan, nội dung ghi trong tờ khai báo hàng hóa đó là không thể thiếu được, nếu không đầy đủ sẽ liên quan tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ bị ngưng lại.

Hướng dẫn kê khai hải quan điện tử

2. Nội dung ghi trong tờ khai hàng hóa hải quan gồm những gì?

Nội dung cơ bản nhất là ở phần giữa tờ khai có tham số chiếu, ngày giờ gửi và số tờ khai đăng khí bên bưu cục hải quan. Còn ở góc bên phải của tờ khai gồm có 2 phần: phần A dùng cho người kê khai hải quan và tính thuế, còn phần B dùng cho bên cục Hải quan.

Ngày nay, người ta đã sử dụng kê khai hàng hóa này bằng tờ khai điện tử, tức là việc kê khai hàng hóa đã được in trực tiếp từ phần mềm của cục hải quan. Ngoài ra, với mẫu kê khai hàng hóa theo kiểu truyền thông vẫn còn được sử dụng nhưng hiện nay đã không còn phổ biến rộng khắp nữa, do đó là tờ khai hàng phi mậu dịch.

Tờ khai báo hàng hóa hải quan được sử dụng với giấy A4 màu trắng, không được phép sử dụng giấy màu, khi bạn xuất khẩu hàng hóa sẽ có mẫu tờ khai khác so với hàng nhập khẩu, để tránh ra tình trạng nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Xem thêm:  Fago logistics – Chuyên cung cấp dịch vụ khai báo hải quan thủ tục xuất nhập khẩu

3. Hướng dẫn cách ghi tiêu thức trong tờ khai hải quan

Để tránh tình trạng bị nhầm lẫn nội dung cũng như việc kê khai chuẩn chỉnh nhất, không mất thời gian cho chủ hàng, bạn cần làm đúng theo các hướng dẫn dưới đây:

3.1 Đối với người khai hải quan và tính thuế

+ Phần ô số 1: Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân Việt Nam bán hàng cho người mua hàng ở nước ngoài (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá).

+ Phần ô số 2: Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của thương nhân nhập khẩu.

+ Ô số 3: Người uỷ thác/ người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người xuất khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của người được uỷ quyền khai hải quan.

+ Ô số 4: Đại lý hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; Số, ngày hợp đồng đại lý hải quan

+ Ô số 5: Loại hình: Người khai hải quan chọn mã loại hình trong hệ thống phù hợp. Trường hơp khai thủ công người khai hải quan ghi rõ loại hình xuất khẩu tương ứng.

+ Ô số 6: Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của giấy phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép.

+ Ô số 7: Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.

+ Ô số 8: Hoá đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hoá đơn thương mại

+ Ô số 9: Cửa khẩu xuất hàng: Ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu.

+ Ô số 10: Nước nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng được xác định tại thời điểm hàng hóa xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh. Áp dụng mã nước, vùng lãnh thổ cấp ISO 3166.

+ Ô số 11: Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận trong hợp đồng thương mại

+ Ô số 12: Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …).

+ Ô số 13: Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD).

+ Ô số 14: Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam.

+ Ô số 15: Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

  • Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”.
  • Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng.

Đối với lô hàng được áp vào một mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục).

+ Ô số 16: Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

  • Trên tờ khai hải quan: không ghi gì.
  • Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng.

+ Ô số 17: Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO. Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

+ Ô số 18: Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 19. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

+ Ô số 19: Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

+ Ô số 20: Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 13, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

+ Ô số 21: Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng xuất khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa “Lượng hàng (ô số 18) và “Đơn giá (ô số 20)”. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

  • Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai.
  • Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng.

+ Ô số 22: Thuế xuất khẩu, người khai hải quan ghi:

  • Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.
  • Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 16 theo Biểu thuế xuất khẩu.
  • Ghi số thuế xuất khẩu phải nộp của từng mặt hàng. Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế xuất khẩu phải nộp tại ô “cộng”. Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế xuất khẩu phải nộp cho từng mặt hàng.

+  Ô số 23: Thu khác, người khai hải quan ghi:

  • Trị giá tính thu khác: Ghi số tiền phải tính thu khác.
  • Tỷ lệ %: Ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định
  • Số tiền: Ghi số tiền phải nộp

Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 22.

+ Ô số 24: Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế xuất khẩu, thu khác, bằng số và bằng chữ.

+ Ô số 25: Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng container ghi như sau:

  • Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;
  • Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;
  • Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng;
  • Địa điểm đóng hàng: Ghi nơi đóng hàng hóa xuất khẩu vào container;

Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai.

+ Ô số 26: Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hoá xuất khẩu.

+ Ô số 27: Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

Mẫu tờ khai hải quan mới

3.2 Phần giành cho cơ quan hải quan

+ Ô số 28:

  • Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan: Được hệ thống tự động đưa ra khi công chức tiếp nhận, đăng ký tờ khai cập nhật đầy đủ các thông tin về lô hàng vào hệ thống.
  • Trường hợp thủ tục hải quan được thực hiện thủ công thì công chức tiếp nhận ghi lại kết quả từ hệ thống lên tờ khai hàng hoá xuất khẩu.

+ Ô số 29: Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý ….

+ Ô số 30: Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in.

+ Ô số 31: Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hoá xuất khẩu.

Xem thêm: Thủ tục hải quan là gì? Các bước để làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu

4. Trường hợp nào doanh nghiệp cần hủy tờ khai hải quan

  • Khai báo với nhiều tờ khai hải quan cho cùng một gói, hay kiện hàng hóa.
  • Các gói, kiện hàng nhập khẩu đã được khai báo tờ khai hải quan, hoàn thành các thủ tục tiêu hủy tại Việt nam theo các quy định.
  • Tờ khai hải quan cần được khai báo theo nhóm đóng gói, kiện hàng hóa không đúng với quy định sau khi đã xử lý vi phạm.
  • Tờ khai hải quan có giá trị thấp khai sai thông tin hải quan không được phép khia sửa đổi, bổ sung theo quy định.
  • Trừ các trường hợp đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa và hàng hóa đã được qua các khu vực kiểm soát hải quan hoặc xuất khẩu.
  • Người nhận hàng hóa từ chối nhận gói hàng, kiện hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký khai nhưng chưa được thông quan.

Lưu ý: Khi đã có yêu cầu hủy tờ khai hải quan cần phải có văn bản đề nghị để hủy theo mỗ số: 04/HKT/GSQL Phụ lục V được ban hành theo Thông tư này và gửi cho Chi cục Hải quan tại nơi đăng ký tờ khai và nộp chứng từ có chứng minh thực tế về hàng hóa không xuất khẩu, nhập khẩu với những trường hợp quy định tại Điểm D3, khoản 1 của điều này.

5. Có nên sử dụng dịch vụ mở tờ khai hải quan?

Dịch vụ mở tờ khai hải quan được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Từ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn. Và các lợi ích mang đến từ dịch vụ như sau:

5.1 Giải quyết vấn đề về thủ tục và giấy tờ

Giấy tờ khai báo hải quan sẽ được nhanh chóng được kiểm duyệt một cách nhanh chóng. Giấy tờ kiểm duyệt nhờ đội ngũ nhân viên dịch vụ chuyên nghiệp, kinh nghiệm, chuyên môn cao và có mối quan hệ rộng. Như vậy sẽ giúp cho hàng hóa được nhanh chóng xuất/nhập.

5.2 Hạn chế những sai sót

Khi sử dụng dịch vụ bạn sẽ hạn chế các vấn đề sai sót trong việc khai và nhập thông tin. Có thể làm ảnh hưởng tiến độ nếu như gặp bất cứ vấn đề gì. Sẽ làm chậm trễ thời gian xuất/nhập hàng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian cung ứng sản phẩm đến thị trường và khách hàng.

5.3 Độ chính xác cao

Kết quả kinh doanh và cung cấp sản phẩm sẽ phục thuộc rất lớn trong việc kê khai tờ hải quan. Vì vậy bạn cần nhờ đến đơn vị hỗ trợ bạn trong việc mở tờ khai hoặc làm thủ tục.

5.4 Tiết kiệm chi phí đáng kể

Sử dụng dịch vụ mở tờ khai từ những đơn vị có uy tín và nhiệt tình sẽ giúp bạn hay doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian. Bạn chỉ cần bỏ ra chi phí nhất định cho dịch vụ, mà không cần phải lo lắng chạy tìm cách làm hay mất quá nhiều thời gian chờ đợi vì không có kinh nghiệm.

6. Địa chỉ cung cấp dịch vụ mở tờ khai hải quan uy tín, chuyên nghiệp

Dịch vụ mở tờ khai hải quan sẽ diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm đối với trường hợp bạn chọn đúng địa chỉ tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm, Fago Logistics tự tin mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

  • Chúng tôi luôn nắm rõ việc tiến hành mở tờ khai cũng như các bước thông quan. Mang đến hiệu quả công việc cao hơn.
  • Chúng tôi sẽ giúp khách hàng giải quyết những vấn đề trong khi làm thủ tục hải quan, khi vận chuyển… Và cam kết sẽ vận chuyển hàng hóa cập bến an toàn nếu cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trọn gói.
  • Với mức giá hợp lý và cạnh tranh. Khách hàng sẽ tiết kiệm tối đa nhất và hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo.

Hy vọng với chia sẻ về chủ đề dịch vụ mở tờ khai hải quan làm bạn hài lòng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ khi cần đến.

Thông tin liên hệ

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: https://dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: https://goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

Từ khóa » Tờ Khai Xuất Khẩu Là Gì