TRUYỀN TỜ KHAI XUẤT KHẨU - Order Express
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- TRUYỀN TỜ KHAI XUẤT KHẨU
Lượt xem: 5609
Tờ khai xuất khẩu được sử dụng để làm gì, và truyền tờ khai nhập khẩu như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để hiểu và biết quy trình truyền tờ khai xuất khẩu nhé.
Tờ khai hải quan xuất khẩu được sử dụng để làm gì?
Tờ khai xuất khẩu hay còn được gọi là tờ khai khai báo lô hàng xuất khẩu, tờ khai này dùng để khai báo lô hàng của công ty/ doanh nghiệp với đơn vị Hải Quan trước khi xuất khẩu hàng sang các nước.
Việc khai báo hải quan cho lô hàng xuất khẩu bao gồm các thông tin: Đơn vị hải quan, công ty xuất khẩu lô hàng; phương thức, phương tiện vận chuyển; khối lượng, số lượng và giá trị hàng hóa; thuế; các chỉ thị hải quan đối với lô hàng…
Truyền tờ khai xuất khẩu
Để truyền tờ khai xuất khẩu chúng ta thực hiện theo 8 bước sau:
- Bước 1: Chúng ta mở phần mềm Ecus – Vnaccs vào tờ khai hải quan
Khác với Tờ khai nhập khẩu, ở đây ta sẽ chọn “ Đăng ký mới Tờ khai xuất khẩu ( EDA)”. Sau khi đã chọn, giao diện sẽ hiện lên các thông tin, ta tiến hành nhập đầy đủ các thông tin cần khai báo.
Lưu ý, những mục có đánh dấu (*) là những mục bắt buộc nhập.
- Bước 2: Chuẩn bị cơ sở truyền tờ khai: invoice, packing list, booking,…
Cơ sở để truyền tờ khai Xuất khẩu ta cần phải có invoice, packing list, hợp đồng, booking. Khi chúng ta đã có các luồng thông tin đó ta sẽ truyền, như invoice packing list sẽ cho chúng ta biết nội dung hàng hóa chúng ta xuất là gì; số lượng, đơn giá, thành tiền bao nhiêu. Còn booking sẽ cho chúng ta biết là chúng ta sẽ truyền tại cửa khẩu Hải quan nào; địa điểm tập kết hàng là ở như thế nào, ở đâu. Do đó chúng ta cần phải dựa vào invoice, packing list & booking để làm công việc đó.
- Bước 3: Tiến hành truyền tờ khai ở mục Thông tin chung
a/ Nhóm loại hình:
+ Đầu tiên, chúng ta cần xác định rõ mã loại hình chúng ta là gì, trong trường hợp bài hướng dẫn sẽ là Xuất hàng hóa theo hình thức kinh doanh thông thường, và như vậy sẽ ở “ Mã LH: B11 – Xuất kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư”.
+ Cơ quan Hải Quan: Ta sẽ chọn chi cục Hải quan ở mục này, ở đây ta sẽ chọn chi cục mà chúng ta sẽ truyền bào thông quan.
+ Mã hiệu phương thức vận chuyển:
Các mã hiệu phương thức vận chuyển
Ở đây ta sẽ chọn đường biển ( container) hay còn gọi là hàng nguyên công. Ta sẽ ví dụ luôn đường nguyên công để ta đánh số công, số chi vào.
b/ Đơn vị xuất nhập khẩu:
+ Người xuất khẩu:
Nhập tên người xuất khẩu: tên công ty bạn
Tên, mã bưu chính, địa chỉ, SĐT
+ Người ủy thác xuất khẩu: nhập vào nếu có
+ Người nhập khẩu:
Tiến hành nhập Tên công ty nhập khẩu hàng của bạn, địa chỉ, mã nước,…
Ở đây ta sẽ chọn đường biển ( container) hay còn gọi là hàng nguyên công. Ta sẽ ví dụ luôn đường nguyên công để ta đánh số công, số chi vào.
b/ Đơn vị xuất nhập khẩu:
+ Người xuất khẩu:
Nhập tên người xuất khẩu: tên công ty bạn
Tên, mã bưu chính, địa chỉ, SĐT
+ Người ủy thác xuất khẩu: nhập vào nếu có
+ Người nhập khẩu:
Tiến hành nhập Tên công ty nhập khẩu hàng của bạn, địa chỉ, mã nước,…
c/ Vận đơn:
+ Số vận đơn: Ở đây Số vận đơn sẽ không điền được bởi chúng ta chưa có, vì chúng ta mới chỉ xuất hàng đi. Như bài trước Taobao express đã chia sẻ, khi nào chúng ta lên tàu thì chúng ta mới có bill, và ta mới có số vận đơn. Vì thế ở mục “ Vận đơn ” chúng ta sẽ bỏ trống.
+ Số lượng kiện:
-- nhập số lượng kiện hàng, mã kiện hàng
-- Tổng trọng lượng hàng và đơn vị khối lượng
+ Địa điểm nhận hàng cuối hàng: chính là Cảng đến của bạn, bạn sẽ cần dựa theo cái booking, ta nhập cảng đến theo booking.
Lựa chọn cảng đến theo dữ liệu cho sẵn trên phần mềm
+ Địa điểm xếp hàng: Địa điểm này cũng dựa vào booking
+ Phương tiện vận chuyển: Nhập số hiệu con tàu chuyển hàng của bạn. VD: SHM 22
+ Ngày hàng đi dự kiến: dựa vào booking
+ Ký hiệu và số: Nếu trong thùng cartoon hàng của bạn có ký hiệu & số, bạn nhập vào, còn không thì ko cần nhập vào.
*Chứng từ kèm theo ( nếu có): Nếu bạn có Giấy phép xuất khẩu thì bạn cần nhập vào.
d/ Thông tin Hóa đơn:
+ Phân loại hình thức hóa đơn: A – Hóa đơn thương mại
+ Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Nếu ko có thì bạn không cần điền
Số hóa đơn:…vd: HT0205
+ Ngày phát hành:…..Phương thức thanh toán:…
Lựa chọn phương thức thanh toán của công ty bạn
+ Mã phân loại Hóa đơn: Hóa đơn của bạn là gì, phải trả tiền hay không phải trả tiền,…
+ Điều kiện Giá hóa đơn: chọn điều kiện giao hàng
+ Tổng trị giá hóa đơn: tổng giá trị tiền hàng ghi trên hóa đơn, dựa vào invoice
VD: 10.000 USD
+ Mã đồng tiền của hóa đơn: USD, EUR, VNĐ,…
Tất cả các thông tin còn lại ta dựa vào invoice để nhập liệu
- Bước 4: Nhập thông tin Container
+ Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng: Dựa vào booking của đơn hàng
+ Số Container: Là số của container mà bạn đóng hàng vào. Mỗi một cont hàng đều có số thứ tự để dễ dàng quản lý. Sau khi bạn đóng hàng xong, bạn sẽ lấy số cont hàng đó số chì của bạn.
Ví dụ về số container của đơn vị
- Bước 5: Nhập danh sách hàng khóa
Thực hiện khai báo toàn bộ thông tin chính xác về lô hàng: tên hàng, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, mã hóa đơn, model, đơn giá, khối lượng, các loại thuế…
- Bước 6: Tiến hành lưu các bản ghi lại
Sau khi đã khai và lưu tất cả các bản ghi ở phần " lấy thông tin tờ khai hải quan »(1) thì họ sẽ đồng ý cho bạn ghi. Khi đã hoàn thành « Thông tin chung » theo yêu cầu thì phần mềm sẽ hiển thị phần « Khai trước thông tin tờ khai ( EDA) »(2) cho bạn.
Khi ta khai trước thông tin tờ khai, họ sẽ cho ta số tờ khai, ta click vào mục này:
Phần mềm hệ thống lúc này sẽ phản hồi là đăng ký tờ khai thành công hay chưa, số tờ khai như thế nào:
Khi xong mục này hệ thống sẽ bật sáng phần thứ 3: « Khai chính thức tờ khai ( EDC) » (3)
Khi các bạn đã khai, trong trường hợp muốn thay đổi, sửa đổi bắt buộc phải chuyển đổi tờ khai. Do đó khi bắt đầu khai chính thức ta cần lưu ý các booking của mình đã đầy đủ. Lúc này phần mềm sẽ hỏi chúng ta, có muốn khai chính thức hay không ?
Khi đã soát lại và chắc chắn đã nhập đầy đủ thông tin ta chọn « Yes »
=> Hệ thống sẽ phản hồi kết quả. Lúc này hệ thống sẽ hiện thông báo khai báo tờ khai thành công hay không
Khi xong hệ thống sẽ chuyển sang mục 4: « Lấy kết quả phân luồng, thông quan »(4)
Ta click chọn vào mục (4) này. Lúc này giao diện hệ thống sẽ hiện ra thông tin phản hồi của tờ khai hiện tại
=> Ta click chọn « Lấy phản hồi từ Hải quan ». Và lúc này hệ thống tiếp tục trả về cho bạn các thông tin
- Ở đây, trong ví dụ này kết quả trả về của tờ khai là tờ khai được phân luồng vàng và ta sẽ phải đi thông quan tờ khai.
Dưới đây là một tờ khai của một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cụ thể sau khi họ đã đi thông quan :
Bài viết liên quan
- CÁCH VIẾT CV HẤP DẪN NHÀ TUYỂN DỤNG
- KHAI BÁO HÓA CHẤT VÀ TIỀN CHẤT
- XIN GIẤY PHÉP VIỆN DỆT MAY
- TUYỆT CHIÊU NHẬN DẠNG CÁC MẶT HÀNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
- CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI QUỐC TẾ
- CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ TỜ KHAI, THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC
- TÌM HIỂU VỀ TỜ KHAI XNK VÀ PHÂN LUỒNG HÀNG HÓA
- HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁCH SOẠN THẢO
- Trang chủ
- Trang chủ
- QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH
- Chia sẻ kiến thức XNK
- Kiến thức logistics
- Chứng từ xuất nhập khẩu
- Thủ tục xuất nhập khẩu
- Thuật ngữ chuyên nghành xuất nhập khẩu
- Dịch vụ nhập hàng chính ngạch
- Tin Tức
- Liên hệ
Từ khóa » Tờ Khai Xuất Khẩu Là Gì
-
Hướng Dẫn Cách Khai Hải Quan Hàng Xuất Khẩu Chi Tiết NHẤT
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Ghi Tiêu Thức Tờ Khai Hải Quan
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Truyền Tờ Khai Hải Quan Trên Phần Mềm ...
-
Mẫu Tờ Khai Hải Quan Mới Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách điền
-
Cách Khai Tờ Khai Hải Quan Xuất Khẩu Trong 8 Bước - Mison Trans
-
8 Bước Hoàn Tất Tờ Khai Báo Hải Quan Nhập Khẩu - Mison Trans
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Cách Ghi Và Những Điều Cần Biết
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Hướng Dẫn Cách Ghi Tiêu ... - Fago Logistics
-
[PDF] HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG ...
-
Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Customs Declaration - Hội Xuất Nhập Khẩu
-
Quy Trình Cơ Bản Cho Thủ Tục Làm Hải Quan Hàng Hóa Xuất Khẩu
-
Các Chỉ Tiêu Trên Tờ Khai Xuất Khẩu - Dịch Vụ Hải Quan - HP Toàn Cầu
-
Quy Trình Khai Báo Tờ Khai - Hướng Dẫn Sử Dụng ECUS5VNACCS