Toán 10 Bài 3: Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài học Dấu của nhị thức bậc nhất sẽ giới thiệu đến các em cách xét xem một biểu thức f(x) đã cho nhận giá trị âm ( hoặc dương) với những giá trị nào của x và phương pháp để giải bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định lý về dấu của nhị thức bậc nhất
1.1.1. Nhị thức bậc nhất
1.1.2. Dấu của nhị thức bậc nhất
1.2. Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất
1.3. Áp dụng vào giải bất phương trình
2. Bài tập minh hoạ
3. Luyện tập bài 3 chương 4 đại số 10
3.1. Trắc nghiệm về dấu của nhị thức bậc nhất
3.2. Bài tập SGK & Nâng cao về dấu của nhị thức bậc nhất
4. Hỏi đáp về bài 3 chương 4 đại số 10
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định lý về dấu của nhị thức bậc nhất
1.1.1. Nhị thức bậc nhất
Nhị thức bậc nhất đối với x là biểu thức dạng ax + b, trong đó a và b là hai số cho trước, với a ≠ 0 và a được gọi là hệ số của x hay hệ số của nhị thức.
Ví dụ 1: \(f(x) = 2x - 3;{\rm{ }}g(x) = 1 - 5x\)
Ta đã biết, phương trình ax + b = 0 (a ≠ 0) có một nghiệm duy nhất \({x_0} = - \frac{b}{a}\). Nghiệm đó cũng được gọi là nghiệm của nhị thức bậc nhất f(x) = ax + b. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc xét dấu của nhị thức bậc nhất f(x).
1.1.2. Dấu của nhị thức bậc nhất
Định lý: Nhị thức bậc nhất f(x) = ax + b cùng dấu với hệ số a khi x lấy các giá trị trong khoảng \(\left( { - \frac{b}{a}; + \infty } \right)\) và trái dấu với hệ số a khi x lấy các giá trị trong khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{b}{a}} \right)\)
Kết quả của định lí trên được tóm tắt trong bảng sau:
Ta gọi bảng này là bảng xét dấu nhị thức f(x) = ax + b.
1.2. Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất
Giả sử f(x) là một tích của những nhị thức bậc nhất. Áp dụng định lý vè dấu của nhị thức bậc nhất có thể xét dấu từng nhân tử. Lập bằng xét dấu chung cho tất cả các nhị thức bậc nhất có mặt trong f(x) ta suy ra được dấu của f(x). Trường hợp f(x) là một thương cũng được xét tương tự.
Ví dụ 2: Xét dấu biểu thức \(f(x) = \frac{{\left( {4x - 1} \right)\left( {x + 2} \right)}}{{ - 3x + 5}}\)
Hướng dẫn:
Giải các phương trình
\(\begin{array}{l} 4x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{4}\\ x + 2 = 0 \Leftrightarrow x = - 2\\ - 3x + 5 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{5}{3} \end{array}\)
f(x) không xác định khi \(x = \frac{5}{3}\)
Lập bảng xét dấu chung
Vậy f(x) > 0 khi \(x \in \left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {\frac{1}{4};\frac{5}{3}} \right)\)
f(x) < 0 khi \(x \in \left( { - 2;\frac{1}{4}} \right) \cup \left( {\frac{5}{3}; + \infty } \right)\)
f(x) = 0 khi x = -2 hoặc \(x = \frac{1}{4}\)
1.3. Áp dụng vào giải bất phương trình
Giải bất phương trình f(x) > 0 thực chất là xét xem biểu thức f(x) nhận giá trị dương với những giá trị nào của x (do đó cũng biết f(x) nhận giá trị âm với những giá trị nào của x), làm như vậy ta nói đã xét dấu biểu thức f(x).
1.3.1. Bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu
Ví dụ 3: Giải bất phương trình \(\frac{1}{{1 - x}} \ge 1\)
Hướng dẫn:
Ta biến đổi tương đương bất phương trình đã cho
\(\frac{1}{{1 - x}} \ge 1 \Leftrightarrow \frac{1}{{1 - x}} - 1 \ge 0 \Leftrightarrow \frac{x}{{1 - x}} \ge 0\)
Xét dấu biểu thức \(f(x) = \frac{x}{{1 - x}}\) ta suy ra nghiệm của bất phương trình đã cho:
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left[ {0;1} \right)\)
1.3.2. Bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
Một trong những cách giải bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối là sử dụng định nghĩa để khử dấu giá trị tuyệt đối. Ta thường phải xét bất phương trình trong nhiều khoảng ( nửa khoảng, đoạn) khác nhau, trên đó các biểu thức nằm trong dấu giá trị tuyệt đối đều có dấu xác định.
Ví dụ 4: Giải bất phương trình |-2x+1|+x-3 < 5
Hướng dẫn:
Theo định nghĩa giá trị tuyệt đối ta có:
\(\left| { - 2x + 1} \right| = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} { - 2x + 1,x \ge \frac{1}{2}}\\ { - \left( { - 2x + 1} \right),x < \frac{1}{2}} \end{array}} \right.\)
Giải các hệ bất phương trình:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x \le \frac{1}{2}\\ \left( { - 2x + 1} \right) + x - 3 < 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \le \frac{1}{2}\\ x > - 7 \end{array} \right. \Leftrightarrow - 7 < x \le \frac{1}{2}\\ \left\{ \begin{array}{l} x > \frac{1}{2}\\ \left( {2x - 1} \right) + x - 3 < 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x > \frac{1}{2}\\ x < 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{1}{2} < x < 3 \end{array}\)
Nghiệm của bất phương trình đã cho là hợp của hai khoảng:
\(\left( { - 7;\frac{1}{2}} \right] \cup \left( {\frac{1}{2};3} \right) = \left( { - 7;3} \right)\)
Kết luận: Bằng cách áp dụng tính chất của giá trị tuyệt đối ta có thể dễ dàng giải các bất phương trình dạng \(\left| {f(x)} \right| \le a\) và \(f(x) \ge a\) với a > 0 đã cho.
Ta có:
\(\left| {f(x)} \right| \le a \Leftrightarrow - a \le f(x) \le a\)
\(f(x) \ge a \Leftrightarrow f(x) \le a \vee f(x) \ge a\)
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Xét dấu các nhị thức \(f(x) = 2x - 3;{\rm{ }}g(x) = 1 - 5x\)
Hướng dẫn:
- \(f(x) = 2x - 3\)
Hệ số a = 2 > 0 và có nghiệm là \({x_0} = \frac{3}{2}\)
Bảng xét dấu
Vậy f(x) > 0 khi \({x} > \frac{3}{2}\); f(x) < 0 khi \({x} < \frac{3}{2}\)
- \(g(x) = 1 - 5x\)
Hệ số a = -5 < 0 và có nghiệm \({x_0} = \frac{1}{5}\)
Bảng xét dấu
Vậy g(x) > 0 khi \({x} < \frac{1}{5}\); g(x) < 0 khi \({x} > \frac{1}{5}\); g(x) = 0 khi \({x} = \frac{1}{5}\)
Ví dụ 2: Xét dấu biểu thức \(f(x) = \left( {2x - 1} \right)\left( { - x + 3} \right)\)
Hướng dẫn:
Giải các phương trình
\(\begin{array}{l} \left( {2x - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\\ \left( { - x + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 3 \end{array}\)
Lập bảng xét dấu chung
Vậy f(x) > 0 khi \(x \in \left( {\frac{1}{2};3} \right)\)
f(x) < 0 khi \(x \in \left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
f(x) = 0 khi x = 1/2 hoặc x = 3
Ví dụ 3: Giải bất phương trình x3 - 4x < 0
Hướng dẫn:
\({x^3} - 4x < 0 \Leftrightarrow x\left( {{x^2} - 4} \right) < 0 \Leftrightarrow x\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right) < 0\)
Xét dấu biểu thức \(f(x) = x\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right)\)
Bảng xét dấu
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là \(S = \left( { - 2;0} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)
Ví dụ 4: Giải bất phương trình \(\frac{4}{{x - 1}} > \frac{7}{{2x + 1}}\)
Hướng dẫn:
\(\begin{array}{l} \frac{4}{{x - 1}} > \frac{7}{{2x + 1}} \Leftrightarrow \frac{4}{{x - 1}} - \frac{7}{{2x + 1}} > 0\\ \Leftrightarrow \frac{{4\left( {2x + 1} \right) - 7\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right)}} > 0 \Leftrightarrow \frac{{x + 11}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {2x + 1} \right)}} > 0 \end{array}\) (*)
Bảng xét dấu
Từ bảng xét dấu trên ta suy ra tập nghiệm của bất phương trình (*) là:
\(S = \left( { - 11; - \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)
Ví dụ 5: Giải bất phương trình \(\left| {3x + 2} \right| \le x + 1\)
Hướng dẫn:
\(\begin{array}{l} \left| {3x + 2} \right| \le x + 1\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \left( {x + 1} \right) \le 3x + 2\\ x + 1 \ge 3x + 2 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 4x \ge - 4\\ 2x \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge - 1\\ x \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow - 1 \le x \le 0 \end{array}\)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left[ { - 1;0} \right]\)
3. Luyện tập Bài 3 chương 4 đại số 10
Trong phạm vi bài học HỌC247 chỉ giới thiệu đến các em khái niệm cơ bản về Dấu của nhị thức bậc nhất và phương pháp để giải bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối
3.1 Trắc nghiệm về dấu của nhị thức bậc nhất
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Bất phương trình \(\sqrt { - {x^2} + 6x - 5} > 8 - 2x\) có nghiệm là:
- A. \(3 < x \le 5\)
- B. \(2 < x \le 3\)
- C. \( - 5 < x \le - 3\)
- D. \( - 3 < x \le - 2\)
-
Câu 2:
Bất phương trình: \(\sqrt {2x + 1} < 3 - x\) có nghiệm là:
- A. \(\left[ { - \frac{1}{2};4 - 2\sqrt 2 } \right)\)
- B. \(\left( {3;4 + 2\sqrt 2 } \right)\)
- C. \(\left( {4 - 2\sqrt 2 ;3} \right)\)
- D. \(\left( {4 + 2\sqrt 2 ; + \infty } \right)\)
-
Câu 3:
Nghiệm của hệ bất phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {2{x^2} - x - 6 \le 0}\\ {{x^3} + {x^2} - x - 1 \ge 0} \end{array}} \right.\) là:
- A. \(-2 \le x \le 3\)
- B. \(-1 \le x \le 3\)
- C. \(\left[ \begin{array}{l} 1 \le x \le 2\\ x = -1 \end{array} \right.\)
- D. \(1 \le x \le 2\)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng Cao về dấu của nhị thức bậc nhất
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 10 Bài 3 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.
Bài tập 1 trang 94 SGK Đại số 10
Bài tập 2 trang 94 SGK Đại số 10
Bài tập 3 trang 94 SGK Đại số 10
Bài tập 4.34 trang 112 SBT Toán 10
Bài tập 4.35 trang 112 SBT Toán 10
Bài tập 4.36 trang 112 SBT Toán 10
Bài tập 4.37 trang 112 SBT Toán 10
Bài tập 4.38 trang 112 SBT Toán 10
Bài tập 3.39 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 4.40 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 4.41 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 4.42 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 4.43 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 4.44 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 4.45 trang 113 SBT Toán 10
Bài tập 32 trang 126 SGK Toán 10 NC
Bài tập 33 trang 126 SGK Toán 10 NC
Bài tập 34 trang 126 SGK Toán 10 NC
Bài tập 35 trang 126 SGK Toán 10 NC
Bài tập 36 trang 127 SGK Toán 10 NC
Bài tập 37 trang 127 SGK Toán 10 NC
Bài tập 38 trang 127 SGK Toán 10 NC
Bài tập 39 trang 127 SGK Toán 10 NC
Bài tập 40 trang 127 SGK Toán 10 NC
Bài tập 41 trang 127 SGK Toán 10 NC
4. Hỏi đáp về bài 3 chương 4 đại số 10
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Toán Học 10 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức Toán 10 Bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn Toán 10 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 10 Bài 5: Dấu của tam thức bậc hai Toán 10 Ôn tập chương 4 Bất đẳng thức, bất phương trình ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10
Toán 10
Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 10 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Toán 10 CTST
Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 10
Ngữ văn 10
Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 10 Cánh Diều
Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo
Soạn Văn 10 Cánh Diều
Văn mẫu 10
Tiếng Anh 10
Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải Tiếng Anh 10 CTST
Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10
Vật lý 10
Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức
Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Lý 10 CTST
Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Vật Lý 10
Hoá học 10
Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức
Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Hóa học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Hóa 10 CTST
Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Hóa 10
Sinh học 10
Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức
Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập Sinh 10 CTST
Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Sinh học 10
Lịch sử 10
Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo
Lịch Sử 10 Cánh Diều
Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT
Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST
Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử 10
Địa lý 10
Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo
Địa Lý 10 Cánh Diều
Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT
Giải bài tập Địa Lý 10 CTST
Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Địa lý 10
GDKT & PL 10
GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức
GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo
GDKT & PL 10 Cánh Diều
Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT
Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST
Giải bài tập GDKT & PL 10 CD
Trắc nghiệm GDKT & PL 10
Công nghệ 10
Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo
Công nghệ 10 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 10 CTST
Giải bài tập Công nghệ 10 CD
Trắc nghiệm Công nghệ 10
Tin học 10
Tin học 10 Kết Nối Tri Thức
Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo
Tin học 10 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 10 KNTT
Giải bài tập Tin học 10 CTST
Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 10
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 10
Tư liệu lớp 10
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 10
Đề thi giữa HK1 lớp 10
Đề thi HK1 lớp 10
Đề thi HK2 lớp 10
Đề cương HK1 lớp 10
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp
Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề
Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1
Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT
Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST
Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều
Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo
Văn mẫu về Chữ người tử tù
Văn mẫu về Tây Tiến
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Khái Niệm Dấu Nhị Thức Bậc Nhất Là Gì
-
Lý Thuyết Toán 10 Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất Và Bài Tập Vận Dụng
-
Lý Thuyết Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất | SGK Toán Lớp 10
-
Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất: Lý Thuyết Và Ứng Dụng
-
Nhị Thức Bậc Nhất Là Gì? Cách Xét Dấu Nhị Thức Bậc Nhất - KhoiA.Vn
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Dấu Nhị Thức Bậc Nhất - O₂ Education
-
Nhị Thức Bậc Nhất-Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất - Công Thức Học Tập
-
Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất Và Tam Thức Bậc Hai - Baitap123
-
Lý Thuyết Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất Toán 10
-
Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất - Lý Thuyết Và Bài Tập Cơ Bản, Nâng Cao
-
Nhị Thức Bậc Nhất & Tam Thức Bậc Hai
-
Lý Thuyết Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất Hay, Chi Tiết - Toán Lớp 10
-
Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất
-
Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất: Định Lý, Cách Lập Bảng Xét Dấu Và Bài Tập
-
Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất - Tài Liệu Text - 123doc