Toán 10: Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác
Có thể bạn quan tâm
Hệ thức lượng trong tam giác
Toán 10: Hệ thức lượng trong tam giác là tài liệu để học tốt môn Toán 10 hay. Định nghĩa về hệ thức lượng trong tam giác cùng bài tập luyện tập định lý Cosin sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, nhớ được các công thức, từ đó giải bài tập nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Bài tập Toán lớp 10 chương 2: Hàm số bậc nhất - bậc hai
- Bài tập công thức lượng giác lớp 10
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Định lý Côsin:
Trong tam giác ABC bất kỳ với \(AB=c;CA=b,BC=a\) ta có:
- \(a^2 = b^2 + c^2 – 2b.c.cos\hat{A}\)
- \(b^2 = a^2 + c^2 – 2a.c.cos\hat{B}\)
- \(c^2 = a^2 + b^2 – 2a.b.cos\hat{C}\)
Hệ quả:
\(cos\hat{A} =\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}\) | \(cos\hat{B} =\frac{a^2+c^2-b^2}{2ac}\) | \(cos\hat{C} =\frac{b^2+a^2-c^2}{2ba}\) |
Công thức tính độ dài trung tuyến:
\(m_{a} ^2=\frac{b^2+c^2}{2}- \frac{a^2}{4}\) | \(m_{b} ^2=\frac{a^2+c^2}{2}- \frac{b^2}{4}\) | \(m_{c} ^2=\frac{a^2+b^2}{2}- \frac{c^2}{4}\) |
2. Định lí sin
Trong một tam giác ABC bất kì với AB = c, CA = b, BC = a, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác, ta có:
\(\frac{a}{sin\hat{A} } =\frac{b}{sin\hat{B} } =\frac{c}{sin\hat{C} }\)
3. Công thức diện tích tam giác
Cho tam giác ABC có AB = c, BC = a, Ac = b, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC, p là nửa chu vi tam giác ABC
- \(\ S=\frac{1}{2}a.h_a=\frac{1}{2}b.h_b=\frac{1}{2}c.h_c\)
- \(S=\frac{1}{2}ab.sin{\hat{C}}=\frac{1}{2}ac.sin{\hat{B}}=\frac{1}{2}bc.sin{\hat{A}}\)
- \(S=\frac{abc}{4R}\)
- \(S=pr\)
- \(S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\ ,\ p=\frac{a+b+c}{2}\) (Công thức Hê rông)
II.BÀI TẬP:
Bài 1. Cho tam giác ABC có góc A = 600 ; góc B = 450 và cạnh AC = 4.
a) Tính hai cạnh AB và BC.
b) Tính diện tích tam giác ABC.
c) Tính đường cao hₐ và bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Hướng dẫn giải
a, Áp dụng định lí Sin ta có :
\(\frac{BC}{sin\hat{A}} =\frac{AC}{sin\hat{B}}=\frac{AB}{sin\hat{C}}\Leftrightarrow \frac{BC}{sin\hat{A}}=\frac{AB}{sin\hat{C}}=\dfrac{4}{\sin{45}} =4\sqrt{2}\)
\(\Rightarrow BC=4\sqrt{2}.\sin{60}=2\sqrt{6} ,AC=4\sqrt{2}.\sin{75}=2+2\sqrt{3}\)
b, Diện tích tam giác ABC:
\(S=\frac{1}{2}.AB.AC.\sin{A}=\frac{1}{2}.(2+2\sqrt{3}) .4.sin{60^0}=6+2\sqrt{3}\)
c, Xét tam giác AHC vuông tại H, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
\(\sin{\hat{C}}=\sin{75^0}=\frac{AH}{AC} \Rightarrow AH=\sin{75^0}.4=\sqrt{6} +\sqrt{2}\)
Ta có: \(S_{ABC} =6+2\sqrt{3} =\frac{AB.AC.BC}{4R} \Rightarrow R=\frac{AB.AC.BC}{4S_{ABC} }=2\sqrt{2}\)
Bài 2. Cho tam giác ABC có ba cạnh AB = 7; BC = 8; AC = 6.
a) Tính diện tích tam giác ABC.
b) Tính Độ dài đường cao AH của tam giác ABC.
c) Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
d) Tính độ dài trung tuyến kẻ từ đỉnh A.
Hướng dẫn giải
\(p=\frac{AB+AC+BC}{2} =\frac{6+7+8}{2} =\frac{21}{2}\)
Áp dụng công thức Hê rông ta có:
\(S=\sqrt{p(p-AB)(p-AC)(p-BC)} =\frac{21\sqrt{15}}{4}\)
Ta lại có : \(S=\frac{1}{2} AH.BC\)\(\Rightarrow AH=\frac{2S}{BC} =\frac{2.\dfrac{21\sqrt{15}}{4} }{8} =\frac{21\sqrt{15}}{16}\)
\(S=\frac{AB.AC.BC}{4R} \Rightarrow R=\frac{AB.AC.BC}{4S} =\frac{6.7.8}{4.\dfrac{21\sqrt{15}}{4} } =\frac{16}{\sqrt{15}}\)
Áp dụng công thức tính độ dài đường trung tuyến ta có:
\(AM^2=\frac{AB^2+AC^2}{2}-\frac{BC^2}{4}=\frac{53}{2}\)
Bài 3. Cho tam giác ABC có AB = 12; AC = 16; BC = 20.
a) Tính diện tích tam giác ABC .
b) Tính các góc A, B, và góc C.
c) Tính bán kính r, R của đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác ABC.
Hướng dẫn giải
\(p=\frac{AB+AC+BC}{2}=\frac{12+16+20}{2} =24\)
Áp dụng hệ thức Hê rông ta có:
\(S=\sqrt{p(p-AB)(p-AC)(p-BC)}=96\)
Mặt khác ta có: \(S=\frac{1}{2} AB.AC.\sin{\hat{A}}=\frac{1}{2} BC.AC.\sin{\hat{C}}=\frac{1}{2} AB.BC.\sin{\hat{B}}\)
\(\Rightarrow\sin{\hat{A}}= \frac{2S}{ AB.AC},\sin{\hat{B}}= \frac{2S}{ AB.BC},\sin{\hat{C}}= \frac{2S}{ BC.AC}\)
\(S=pr\Rightarrow \frac{S}{p}\)
\(S=\frac{AB.AC.BC}{4R} \Rightarrow R=\frac{AB.AC.BC}{4S}\)
Bài 4. Cho tam giác ABC có góc B = 600, cạnh BA = 6, BC = 12.
a) Tính diện tích tam giác ABC.
b) Tính độ dài cạnh AC.
c) Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Bài 5: Cho tam giác ABC có b = 7, c = 5, cos B = 3/5
a) Tính diện tích tam giác ABC .
b) Tính đường cao kẻ từ A và bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Bài 6: Cho tam giác ABC có a = ; b = 2; c = .
a) Tính các góc A, B và góc C.
b) Tính đường cao kẻ từ A và bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Bài 7:Cho tam giác ABC có góc A = 1200, cạnh b = 8 cm, c = 5 cm.
a) Tính diện tích tam giác ABC.
b) Tính cạnh a các góc B, góc C.
c) Tính đường cao kẻ từ A và bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Bài 8: Cho tam giác ABC có a = 8 cm; b = 10 cm; c = 13 cm.
a) Tam giác ABC có góc tù không ?
b) Tính độ dài trung tuyến AM của tam giác ABC.
Bài 9: Cho tam giác ABC có AB = 5; BC = 7; AC = 6. Gọi M là trung điểm AC.
a) Tính diện tích tam giác ABC. Suy ra độ dài đường cao kẻ từ đỉnh A.
b) Tính độ dài trung tuyến kẻ từ đỉnh B.
c) Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABM.
Bài 10: Cho tam giác ABC có AB = 3; AC = 4 và diện tích . Tính BC ?
Bài 11: Cho tam giác ABC có AB = 2; BC = 3; AC = 4.
a) Tính diện tích tam giác ABC .
b) Tính các đường cao kẻ tứ các đỉnh A, B, C của tam giác ABC
c) Tính bán kính R, r của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác ABC.
Bài 12: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 1; AC = 4. Gọi M là trung điểm AC.
a) Tính diện tích tam giác ABC .
b) Tính bán kính R1 của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
c) Tính bán kính R2 của đường tròn ngoại tiếp tam giác CBM.
Bài 13: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3; AC = 4. Gọi M là trung điểm BC.
a) Tính diện tích tam giác ABC .
b) Tính độ dài AM.
c) Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác CBM.
Bài 14: Cho tam giác ABC có b = 3; c = 5, cos A = 4/5
a) Tính diện tích tam giác ABC .
b) Tính đường cao kẻ tứ A và bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Trên đây là Toán 10: Hệ thức lượng trong tam giác VnDoc giới thiệu tới quý thầy cô và bạn đọc. Ngoài ra VnDoc mời độc giả tham khảo thêm tài liệu ôn tập một số môn học: Tiếng anh lớp 10, Vật lí lớp 10, Ngữ văn lớp 10,...
Từ khóa » Hệ Thức Lượng Giác Trong Tam Giác Vuông Lớp 10
-
Lý Thuyết Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Và Giải Tam Giác
-
Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác: Vuông, Cân, Thường Chính Xác 100%
-
Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông, Cân, Thường Lớp 8, 9, Lớp ...
-
Hình Học 10 Bài 3: Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Và Giải Tam Giác
-
Các Dạng Toán Về Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Lớp 10
-
Giải Toán 10 Bài 3: Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Và Giải Tam Giác
-
35 Bài Tập Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Có Hướng Dẫn
-
Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông - Hình 10 - YouTube
-
Nhận Dạng Tam Giác. Một Số Hệ Thức Lượng Giác Trong Tam Giác
-
Các Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông| Chuyên đề Toán Lớp 9
-
Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác - Chuyên đề Hình Học 10
-
Chuyên đề Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Vuông ôn Thi Vào Lớp 10
-
Hệ Thức Lượng Trong Tam Giác Và Giải Tam Giác - Toán Thầy Định