Toán 12 - Quy Tắc L'Hospital | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter Tiến Phùng
- Ngày gửi 25 Tháng hai 2019
- Replies 0
- Views 6,968
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- TOÁN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Toán lớp 12
- Thảo luận chung
Tiến Phùng
Cựu Cố vấn Toán
Thành viên 27 Tháng mười 2018 3,742 3,706 561 Hà Nội Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. Quy tắc L'Hospital nhằm giúp tìm giới hạn đối với các dạng vô đinh 1 cách nhanh chóng hơn so với cách làm thông thường. Lên đại học trong chương trình toán cao cấp các bạn sẽ được học quy tắc này. Ở cấp 3, chúng ta chưa được áp dụng trong giải tự luận, nhưng với bài giải trắc nghiệm thì hoàn toàn có thể. Tất nhiên bài toán tìm lim trắc nghiệm cũng có thể tính bằng casio rồi chọn đáp án. Nhưng nếu người ra đề cài tham số rồi yêu cầu tìm tham số, hay giá trị lim quá lớn, vượt quá giới hạn tính của máy, thì lúc này ta có thể sử dụng quy tắc này. Xét các giới hạn dạng vô định : [tex](\frac{\infty }{\infty };\frac{0}{0};\infty -\infty ;0.\infty.. )[/tex] Tất cả các dạng vô định: [tex]\underset{x->c}{lim}\frac{f(x)}{g(x)}=\underset{x->c}{lim}\frac{f'(x)}{g'(x)}[/tex] Tức là: ta đạo hàm đa thức ở tử, đạo hàm đa thức ở mẫu để cho mất dạng vô định đi, và thay x=c vào tính giới hạn như bình thường. Nếu như đạo hàm 1 lần mà dạng vô định vẫn còn, thì ta đạo hàm tiếp cả tử và mẫu lần nữa, cho đến khi nào mất dạng vô định thì thôi! Vậy lưu ý là đạo hàm ở tử và mẫu đều phải tồn tại, nếu không tồn tại thì không thể áp dụng được quy tắc này! Sau đây là 1 số ví dụ nhỏ, có ví dụ sẽ làm cả cách tự luận lẫn L'Hospital cho các bạn tin là công thức này đúng Ví dụ 1:[tex]\underset{x->-1}{lim}\frac{x^2+3x+2}{x+1}[/tex] 1 ví dụ rất dễ, với các dạng vô định thì cách làm tự luận chung là phân tích nhân tử của tử và mẫu, sau đó rút gọn đi là mất vô định [tex]\underset{x->-1}{lim}\frac{x^2+3x+2}{x+1}=\underset{x->-1}{lim}\frac{(x+1)(x+2)}{x+1}=\underset{x->-1}{lim}(x+2)=1[/tex] Giờ, dùng L'Hospital: [tex]\underset{x->-1}{lim}\frac{x^2+3x+2}{x+1}=\underset{x->-1}{lim}\frac{(x^2+3x+2)'}{(x+1)'}=\underset{x->-1}{lim}\frac{2x+3}{1}=1[/tex] Có vẻ như là không nhanh hơn quá nhiều nhỉ, vậy thử ví dụ khác khó hơn: Ví dụ 2: [tex]\underset{x->1}{lim}(\frac{\sqrt[5]{2x-1}-1}{x-1})=?[/tex] Cách tự luận: Ở đây rõ ràng ở tử ta phải làm xuất hiện nhân tử x-1 để rút gọn cho mẫu. Và cách nghĩ đến là liên hợp. Chú ý rằng ta có công thức: [tex](x^a-y^a)=(x-y)(x^{a-1}y+x^{a-2}y^2+....+x.y^{a-1})[/tex] Vậy ta liên hợp như sau. Để dễ nhìn ta đặt [tex]\sqrt[5]{2x-1}=a[/tex] [tex]\underset{x->1}{lim}(\frac{\sqrt[5]{2x-1}-1}{x-1})=\underset{x->1}{lim}(\frac{a-1}{x-1})=\underset{x->1}{lim}\frac{a^5-1}{(x-1)(a^4+a^3+a^2+a+1)}=\underset{x->1}{lim}\frac{2(x-1)}{(x-1)(a^4+a^3+a^2+a+1)}=\underset{x->1}{lim}\frac{2}{a^4+a^3+a^2+a+1}=\frac{2}{5}[/tex] Trông khá là vất vả, nhưng nếu dùng công thức L'Hospital thì [tex]\underset{x->1}{lim}(\frac{\sqrt[5]{2x-1}-1}{x-1})=\underset{x->1}{lim}\frac{\frac{1}{5}(2x-1)^\frac{-4}{5}.2}{1}=\frac{2}{5}[/tex] Trông nhẹ hơn rất nhiều nhỉ. Với các dạng vô định khác dạng f(x)/g(x) , ví dụ (oo-oo) , thì cách làm chung vẫn là đưa về dạng đa thức f(x)/g(x) rồi phân tích rút gọn(đối với tự luận) hoặc L'Hospital (với trắc nghiệm) Ví dụ 3: [tex]\underset{x->1}{lim}(\frac{x}{x-1}-\frac{1}{lnx})[/tex] Đây là 1 bài dạng oo-oo, mình chỉ trình bày các tính theo L'Hospital. [tex]\underset{x->1}{lim}(\frac{x}{x-1}-\frac{1}{lnx})=\underset{x->1}{lim}\frac{xlnx-(x-1)}{(x-1)lnx}\underset{L'}{=}\underset{x->1}{lim}\frac{1+lnx-1}{lnx+\frac{x-1}{x}}=\underset{x->1}{lim}\frac{lnx}{lnx+\frac{x-1}{x}}[/tex] tới đây sau khi L'Hospital 1 lần vẫn còn là dạng vô định, vậy làm tiếp đến khi mất vô định. [tex]\underset{x->1}{lim}\frac{lnx}{lnx+\frac{x-1}{x}}=\underset{x->1}{lim}\frac{xlnx}{xlnx+x-1}\underset{L'}{=}\underset{x->1}{lim}\frac{1+lnx}{1+lnx+1}=\frac{1}{2}[/tex] Ví dụ cuối cùng, với 1 bài dạng cho tham số Cho [tex]C=\underset{x->1}{lim}\frac{x^2-mx+m-1}{x^2-1}[/tex] . Tìm m để C=2 Lời giải: Rõ ràng khi thay x=1 vào ta thấy rằng đây là dạng 0/0, nên giải theo bằng L'Hospital thì: [tex]C=\underset{x->1}{lim}\frac{x^2-mx+m-1}{x^2-1}=\underset{x->1}{lim}\frac{2x-m}{2x}=\frac{2-m}{2}[/tex] Vậy để C=2 thì m=-2 . Rất nhanh gọn !- Diễn đàn
- TOÁN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Toán lớp 12
- Thảo luận chung
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » Công Thức L'hospital
-
Qui Tắc L'Hôpital Và ứng Dụng Trong Tính Giới Hạn Hàm Số - Mathvn
-
Quy Tắc Lopitan (L'Hospital) - Ứng Dụng đạo Hàm - YouTube
-
Tìm Giới Hạn Dạng Vô định Bằng Quy Tắc LHopital
-
{\displaystyle {\begin{aligned}\lim - Wikimedia
-
Quy Tắc L'Hôpital: Công Thức Tính Giới Hạn Vô định - Tạp Chí Tia Sáng
-
Quy Tắc Bệnh Viện L Là Gì? Xem Xong 5 Phút Hiểu Luôn.
-
Về Công Thức L'Hospital (Lô-pi-tan) Và Vài điều Lan Man
-
Tìm Giới Hạn Vô định Bằng Quy Tắc L'hospital Của Hàm Số - TÀI LIỆU RẺ
-
Quy Tắc L'Hôpital: Công Thức Tính Giới Hạn Vô định - Lịch Sử Toán Học
-
Quy Tắc Lô-pi-tan Và ứng Dụng... - Diễn đàn Toán Học Việt Nam
-
Tìm Giới Hạn Dạng Vô định Bằng Quy Tắc L'Hopital - Huỳnh Phú Sĩ
-
Ước Tính Bằng Cách Sử Dụng Quy Tắc Quy Tắc L'Hôpital Giới Hạn ...