Toán 12 - [Toán 12] Thuật Toán Cyclic Trong Việc Xử Lý Bất đẳng Thức ...
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter huynhbachkhoa23
- Ngày gửi 10 Tháng tám 2015
- Replies 0
- Views 839
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- TOÁN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Toán lớp 12
- Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất
huynhbachkhoa23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. Bất đẳng thức thực sự một biến, nghĩa là không có dấu đẳng thức xảy ra, ví dụ như $f(x)>0$ với mọi $x$ thuộc $[a,b]$. Chắc chắn rằng ý tưởng đầu tiên là sẽ sử dụng đạo hàm để xử lý. Tuy nhiên việc giải nghiệm chắc chắc sẽ mất thời gian và nếu nghiệm xấu thì thôi rồi. Định lý sau đây sẽ giúp ích trong các bất đẳng thức dạng đó. Định lý. Cho $f(x,y)$ là hàm liên tục theo hai biến $x,y$, đi từ $[a,b]$ vào $\mathbb{R}$, $f$ giảm theo $x$ và tăng theo $y$. Khi đó nếu tồn tại dãy hữu hạn tăng $a=x_0\le x_1\le ...\le x_{m+1}=b$ sao cho $f(x_{n}, x_{n+1})>0$ với mọi $n=1,2,3,...,m$ thì $f(x,x)>0$ với mọi $x\in [a,b]$. Chứng minh. Với mọi $x\in [a,b]$, tồn tại $n$ sao cho $x\in [x_{n}, x_{n+1}]$. Theo giả thiết hàm $f$ ta có: $f(x,x)\ge f(x_{n}, x)\ge f(x_{n}, x_{n+1})>0$. Do đó ta có điều phải chứng minh. Đặc biệt hơn, điều ngược lại vẫn đúng, nghĩa là $f(x,x)>0$ với mọi $x\in [a,b]$ thì tồn tại dãy hữu hạn tăng $a=x_0\le x_1\le ...\le x_{m+1}=b$ sao cho $f(x_{n}, x_{n+1})>0$ với mọi $n=1,2,3,...,m$. Điều này giúp ta tin tưởng vào định lý hơn là có thể chia được các khoảng nhỏ để áp dụng định lý. Ta còn có thể hiểu định lý một cách cụ thể hơn đó là nếu $f(a,b)>0$ thì $f(x,x)>0$ với mọi $x\in [a,b]$ Ví dụ 1. Chứng minh rằng: $\sqrt{\dfrac{2x^2+5}{2(x^4+x+1)}}+\sqrt{\dfrac{x^3}{x+5}}+x^4-\dfrac{3}{2}>0$ với mọi $x\ge \dfrac{1}{2}$ Nếu $x\ge \dfrac{6}{5}$ thì ta có $x^4>\dfrac{3}{2}$ nên ta có điều phải chứng minh. Nếu $x\in \left[\dfrac{1}{2}, \dfrac{6}{5}\right]$, lúc này định lý sẽ phát huy tác dụng. Đặt $f(a,b)=\sqrt{\dfrac{2a^2+5}{2(b^4+b+1)}}+\sqrt{ \dfrac{a^3}{b+5}}+a^4-\dfrac{3}{2}$ Tính toán trực tiếp trên máy tính cầm tay, ta có: $f(0.5, 0.55)>0, \;\;\; f(0.55, 0.65)>0,\;\;\; f(0.65,0.8)>0,\;\;\; f(0.8, 1.2)>0$ Theo định lý ta có điều phải chứng minh. Định lý này khá hữu ích, tuy nhiên còn hạn chế ở bất đẳng thức thực sự, đối với các bất đẳng thức chặc chẽ, ta nhất thiết phải cách ly dấu đẳng thức. Định lý này còn mở rộng cho bài toán $n$ biến với việc chia theo từng biến. Đến đây em xin hết. Bài toán thách thức. Chứng minh rằng với mọi số thực dương $a,b,c$. Chứng minh: $$\dfrac{a^7}{a^6+b^6}+\dfrac{b^7}{b^6+c^6}+\dfrac{c^7}{c^6+a^6}\ge \dfrac{a+b+c}{2}$$ You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link- Diễn đàn
- TOÁN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Toán lớp 12
- Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » định Lý Cyclic
-
Định Lý Cơ Bản Của Các Nhóm Cyclic - Wikipedia
-
Nhóm Cyclic – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhóm Cyclic - Wiki Là Gì
-
[LÝ THUYẾT NHÓM] Bài 16. Nhóm Cyclic - Định Nghĩa Và Ví Dụ
-
Nhóm Nhân Cyclic Và Mã Cyclic Trên Vành đa Thức (LA Tiến Sĩ) - 123doc
-
định Lý Sylow Và Bài Tập Vận Dụng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cyclic Code - SlideShare
-
[DOC] Chương 1 - FIT@MTA
-
[PDF] Tổng Trực Tiếp Của Các Nhóm Xyclic Và Tựa Xyclic - Nguyễn Thanh Dũng
-
LÝ THUYẾT MÃ CYCLIC VÀ NEGACYCLIC CÓ ĐỘ DÀI 2ps TRÊN ...
-
Bài 3: Các Dạng Toán Kiểm Tra Nhóm Cyclic Và Cấp Một Phần Tử Trong ...
-
[PDF] TÍNH DUY NHẤT CỦA NHÓM CẤP N ϕ
-
[PDF] Các Mã Cyclic Và Cyclic Cục Bộ Trên Vành đa Thức Có Hai
-
Lý Thuyết Nhóm - VietCodes