Toàn Cầu Hoá Là Gì? Bản Chất Của Toàn Cầu Hóa | Cơ Hội & Thách Thức
Có thể bạn quan tâm
Trong thời buổi hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, khái niệm toàn cầu hóa được đề cập rất nhiều. Vậy toàn cầu hóa là gì? Bản chất của nó là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ sau đây!
Contents
- Toàn cầu hóa là gì?
- Toàn cầu hóa kinh tế là gì?
- Bản chất toàn cầu hóa là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến xu thế toàn cầu hóa là gì?
- Đặc điểm của toàn cầu hóa
- Biểu hiện toàn cầu hóa là gì?
- Những tác động của toàn cầu hóa
- Tác động tích cực
- Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế
- Tìm hiểu về toàn cầu hóa ở Việt Nam
- Toàn cầu hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
- Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa?
Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình kết nối, liên kết các quốc gia trên thế giới dựa trên nhiều phương diện như: kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội,… Cho phép tất cả con người, các doanh nghiệp trên thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.
Ví dụ về toàn cầu hóa: Trong quá trình toàn cầu hóa, đường lối đối ngoại của Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất bằng việc chúng ta tham gia vào rất nhiều tổ chức kinh tế và chính trị thế giới như: WB (Ngân hàng thế giới), WTO (Tổ chức thương mại thế giới)…
Trong khu vực, Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức như APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương), ASEM (Diễn đàn hợp tác Á – Âu), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
Bài viết tham khảo: Đô thị hóa là gì? Nguyên nhân, đặc điểm & hậu quả của đô thị hóa
Toàn cầu hóa kinh tế là gì?
Toàn cầu hóa kinh tế là một phần của quá trình toàn cầu hóa. Nó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế vi mô sang nền kinh tế vĩ mô, mang tầm vóc quốc tế. Có rất nhiều lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hóa như: công nghệ, dịch vụ, vốn đầu tư,…
Bản chất toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình hình thành, tạo ra một thể thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Do vậy, bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của nhiều mối quan hệ, những tác động ảnh hưởng lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia trên thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến xu thế toàn cầu hóa là gì?
Nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu diễn ra nhanh chóng. Bất kỳ quốc gia nào nếu không chịu học hỏi, không chịu đổi mới sẽ bị thụt lùi phía sau. Do vậy, toàn cầu hóa trở thành xu thế xuất pháp từ chính nhu cầu phát triển của quốc gia đó.
Hiện nay, toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến. Rất nhiều các tổ chức liên kết về tài chính, kinh tế trong khu vực và thế giới được hình thành và mở rộng. Các công ty đa quốc gia xuất hiện nhiều và phát triển mạnh mẽ. Điều này tác động rất lớn đến nền kinh tế của những quốc gia thành viên.
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ. Sự phát triển về khoa học, công nghệ đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt xã hội. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng đủ điều kiện và tiềm lực để vận dụng những thành tựu đó. Do vậy, cần có những tổ chức giữ vai trò là sợi dây liên kết, giúp những nước có nền kinh tế kém phát triển, khoa học – công nghệ còn thô sơ có cơ hội tiếp xúc với các thành tự khoa học hiện đại.
Ngoài ra, những vấn đề mang tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,…. muốn giải quyết được thì cần phải có sự chung tay, góp sức và liên kết giữa các nước trong khu vực.
Đặc điểm của toàn cầu hóa
Đặc điểm của toàn cầu hóa được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Về kinh tế: Các công ty, các tập đoàn trong khu vực và thế giới có thể liên kết, hợp tác với nhau. Từ đó giúp hạn chế chi phí sản xuất, khai thác triệt để nhân công lao động, nguồn nhiên liệu và thị trường,….
- Về xã hội: Liên kết dân cư giữa nhiều vùng kinh tế khác nhau.
- Về chính trị: Hình thành nhiều tổ chức chính trị hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị đầu tư và nhận đầu tư.
- Về văn hóa: Tạo sự giao lưu về văn hóa, nghệ thuật của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới,…
Biểu hiện toàn cầu hóa là gì?
- Thương mại quốc tế phát triển, nhất sự hình thành của Tổ chức Thương mại toàn cầu (WTO) tạo ra nhiều cơ hội cho các nước thành viên.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, các công ty xuyên quốc gia được hình thành và ngày càng phát triển với số lượng lớn.
- Thị trường tài chính ngày càng mở rộng với nhiều tổ chức lớn như: IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới),…
Những tác động của toàn cầu hóa
Tác động tích cực
- Mang lại nhiều cơ hội, nhất là sự tăng trưởng về kinh tế. Tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.
- Mở rộng cơ hội học tập, giao lưu, tiếp thu thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến.
- Mở rộng thị trường nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức và liên minh tham gia.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
- Toàn cầu hóa tạo ra nhiều giá trị cuộc sống mới, cải thiện đời sống con người. Quyền sống, quyền con người được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.
Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế
Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là:
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn trong xã hội.
- Con người phải chịu sự chi phối của đồng tiền.
- Quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nước có thể làm mai một, đánh mất bản sắc dân tộc vốn có.
- Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa là một thách thức. Nếu như quốc gia đó không biết nắm bắt cơ hội và tận dụng tối đa nguồn lực thì sẽ bị bỏ xa.
- Đời sống con người ngày càng kém an toàn, dễ bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị hoặc chịu tác động xấu của nền kinh tế.
Tìm hiểu về toàn cầu hóa ở Việt Nam
Toàn cầu hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
- Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO và những năm sau đó đã có nhiều bước tăng trưởng vượt trội về kinh tế.
- Năm 2016, chúng ta gia nhập AEC và FTA, trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, một số mặt hàng còn đứng đầu thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta còn là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI ổn định nhất trong khu vực ASEAN.
- Nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã lựa chọn Việt Nam để mở thêm chi nhánh phát triển như: Honda, Microsoft, Samsung,…
- Thu hút sự đầu tư của nhiều công ty xuyên quốc gia như: Shell, Tatl,… Từ đó mở rộng thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
- Không chỉ nhận sự đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam còn liên tục rót vốn cho nhiều quốc gia khác với số vốn lên đến hàng tỷ USD.
- Bên cạnh hệ thống ngân hàng nội địa, rất nhiều ngân hàng nước ngoài đang hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam như: Standard Chartered, HSBC, Shinhan,….
Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa?
* Cơ hội
- Toàn cầu hóa tạo lợi thế cho hoạt động thương mại quốc tế hàng rào thuế quan gỡ bỏ => Hàng hóa Việt được lưu thông rộng rãi trong khu vực và quốc tế.
- Toàn cầu hóa giúp chúng ta tiếp cận với khoa học – công nghệ hiện đại và vận dụng nó vào cuộc sống.
- Tạo điều kiện chuyển giao về thành tựu khoa học – công nghệ, nâng cao hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh,…
* Thách thức
Ngoài những cơ hội trên, toàn cầu hóa cũng mang lại cho Việt Nam rất nhiều thách thức như:
- Tự chủ hơn trong nền kinh tế khi thị trường trong nước được mở rộng, hàng hóa nước ngoài xâm nhập nhiều hơn vào trong nước. Nếu như chúng ta không có những chính sách giá, cải thiện chất lượng thì rất có thể người Việt sẽ lựa chọn hàng nước ngoài thay vì hàng Việt.
- Sự giao thương sẽ kèm theo sự du nhập văn hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải có chính sách, giải pháp thích hợp để giữ gìn bản sắc dân tộc, không để bị biến tướng, pha trộn.
Trên đây là bài viết giải thích khái niệm toàn cầu hóa là gì cũng như những cơ hội, thách thức toàn cầu hóa mang lại. Mong rằng sẽ mang đến cho quý bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích!
5/5 - (3 bình chọn)Bài viết tham khảo: Combat là gì? Bí quyết để combat “bách chiến bách thắng”
Từ khóa » Toàn Cầu Hoá Là Gì Cho Ví Dụ
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Vai Trò, đặt điểm Và Ví Dụ Về Toàn Cầu Hóa
-
Toàn Cầu Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ví Dụ Về Biểu Hiện Toàn Cầu Hóa ở Việt Nam Ta - TaiLieu.VN
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Biểu Hiện Toàn Cầu Hóa ở Việt Nam
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? - Thành Cá đù
-
Toàn Cầu Hóa đạt đỉnh Là Gì? Đặc điểm, Toàn Cầu Hóa Và Việc Làm ...
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Bản Chất Và Biểu Hiện Của Toàn Cầu Hóa?
-
Toàn Cầu Hóa (Globalization) - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Tòan Cầu Hóa Là Gì ? Nội Dung, động Lực Thúc đẩy Và Triển Vọng Phát ...
-
Toàn Cầu Hóa Và Những điều Không Phải Ai Cũng Biết - PI INSTITUTE
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Xu Thế Toàn Cầu Hóa Tại Việt Nam
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Tại Sao Lại Là Vấn đề Quan Trọng Trong Năm 2019
-
Tác động Của Toàn Cầu Hóa đến Lối Sống Của Người Việt Nam Hiện Nay
-
Toàn Cầu Hóa Là Gì? Toàn Cầu Hóa Kinh Tế Khái Niệm Thách Thức Và ...