Toán Lớp 3 Bài 5: Ôn Tập Các Bảng Nhân

Toán lớp 3: Ôn tập các bảng nhân

  • 1. Định nghĩa về phép nhân
  • 2. Các bảng nhân đã học ở lớp 2
  • 3. Các dạng toán thường gặp
    • 3.1. Dạng 1: Tính
    • 3.2. Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết của phép tính
    • 3.3. Dạng 3: Thực hiện phép tính có chứa 2 hay nhiều phép tính
    • 3.4. Dạng 4: So sánh các phép nhân
    • 3.5. Dạng 5: Giải toán có lời văn
    • 3.6. Dạng 6: Tính độ dài đường gấp khúc hoặc chu vi tam giác có các cạnh bằng nhau

Toán lớp 3 trang 9: Ôn tập các bảng nhân bao gồm lý thuyết Toán lớp 3 cho các em học sinh tham khảo, ôn tập rèn luyện kỹ năng giải Toán 3, ôn tập chương 1 Toán lớp 3: Ôn tập và bổ sung. Mời các em cùng tìm hiểu chi tiết.

Lý thuyết Toán lớp 3: Ôn tập các bảng nhân

1. Định nghĩa về phép nhân

+ Phép cộng của hai hay nhiều số giống nhau thì ta có thể viết dưới dạng phép nhân.

Ví dụ:

Phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 có 3 số hạng giống nhau nên sẽ được viết gọn thành phép nhân 3 x 4 = 12.

2. Các bảng nhân đã học ở lớp 2

Trong chương trình Toán lớp 2, ta đã được làm quen và vận dụng vào các bài toán 5 bảng nhân. Đó là: Bảng nhân 1, bảng nhân 2, bảng nhân 3, bảng nhân 4 và bảng nhân 5.

Toán lớp 3 bài 5: Ôn tập các bảng nhân

3. Các dạng toán thường gặp

3.1. Dạng 1: Tính

+ Nhẩm giá trị của các phép nhân bất kì.

Ví dụ: Tính 4 x 6

Hướng dẫn, lời giải: 4 x 6 = 24

3.2. Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết của phép tính

+ Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) x : 3 = 7

b) x : 4 = 8

c) x : 2 = 5

Hướng dẫn, lời giải:

a) x : 3 = 7

x = 7 x 3

x = 21

b) x : 4 = 8

x = 8 x 4

x = 32

c) x : 2 = 5

x = 5 x 2

x = 10

3.3. Dạng 3: Thực hiện phép tính có chứa 2 hay nhiều phép tính

+ Trong một bài toán cùng chứa các phép cộng, trừ, nhân, chia; ta thực hiện phép nhân và chia trước, sau đó thực hiện phép cộng và phép trừ sau.

+ Trong một bài toán chỉ chứa các phép nhân, ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải.

Ví dụ: Tính

a) 12 + 4 x 2

b) 1 x 2 x 3

Hướng dẫn, lời giải:

a) 12 + 4 x 2 = 12 + 8 = 20

b) 1 x 2 x 3 = 2 x 3 = 6

3.4. Dạng 4: So sánh các phép nhân

+ Tính giá trị của mỗi vế so sánh

+ So sánh các giá trị của phép tính với nhau.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 4 x 5 … 3 x 8

Hướng dẫn, lời giải:

+ Có 4 x 5 = 20 và 3 x 8 = 24

+ Vì 20 < 24 nên 4 x 5 < 3 x 8

3.5. Dạng 5: Giải toán có lời văn

+ Đọc và phân tích đề bài: xác định các số đã cho và yêu cầu của bài toán.

  • Đề bài thường cho giá trị của mỗi nhóm hoặc một nhóm, sau đó yêu cầu tìm số lượng giá trị tương ứng của nhóm khác.

+ Tìm lời giải cho bài toán: dựa vào các từ khóa có trong đề bài để xác định phép tính cần dùng.

  • Ta thường sử dụng phép nhân để tìm giá trị của các nhóm giống nhau

+ Trình bày lời giải bài toán: Bài làm (lời giải) – Phép tính – Đáp số.

Ví dụ: Mỗi bạn có 3 nhãn vở. Hỏi 5 bạn thì có tất cả bao nhiêu nhãn vở?

Hướng dẫn, lời giải:

Để tìm số nhãn vở 5 bạn có, ta thực hiện phép nhân với hai thừa số lần lượt là số nhãn vở mỗi bạn có và số bạn đề bài yêu cầu.

Bài làm

5 bạn có tất cả số nhãn vở là:

3 x 5 = 15 (nhãn vở)

Đáp số: 15 nhãn vở.

3.6. Dạng 6: Tính độ dài đường gấp khúc hoặc chu vi tam giác có các cạnh bằng nhau

+ Để tính độ dài đường gấp khúc có các đoạn bằng nhau hoặc chu vi hình tam giác có các cạnh bằng nhau, ta sử dụng phép nhân để tính toán nhanh hơn.

Ví dụ: Tính chu vi tam giác có độ dài 3 cạnh đều bằng 4cm.

Bài làm

Chu vi tam giác là:

4 x 3 = 12 (cm)

Đáp số: 12cm.

-------

Bài tiếp theo: Toán lớp 3 Bài 6: Ôn tập các bảng chia

Bài liên quan:

  • Giải Toán lớp 3 trang 9
  • Luyện tập Ôn tập các bảng nhân

-------

Trên đây là Lý thuyết Toán lớp 3 bài: Ôn tập các bảng nhân cho các em học sinh tham khảo, nắm được các dạng toán có trong bài học. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 3.

Từ khóa » Các Bảng Nhân Chia Lớp 3