Toán Lớp 8 - 5.7. Hình Bình Hành - Học Thật Tốt
ÔN TẬP: HÌNH BÌNH HÀNH
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Định nghĩa:Hình bình hành (h.b.h) là một tứ giác có các cạnh đối song song. ABCD là hbh ⇔ Hình bình hành là một hình thang có hai cạnh bên song song. 2. Tính chất: Định lý: Trong hình bình hành: a) Các cạnh đối bằng nhau. b) Các góc đối bằng nhau. c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 3. Các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành: 1) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. 2) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành 3) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. 4) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. 5) Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành.BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Các hình trên giấy kẻ ô vuông dưới đây có là hình bình hành không?
Bài giải:
Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có cạnh đối AD // BC và AD = BC bằng 3 cạnh ô vuông.
Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.
EH = FG là đường chéo hình chữ nhật có cạnh 1 ô vuông và cạnh 3 ô vuông
EF = HG là đường chéo hình chữ nhật có cạnh 1 ô vuông và cạnh 3 ô vuông.
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC có , H là trực tâm. Đường thẳng vuông góc với AB tại B cắt đường thẳng vuông góc với AC tại C ở điểm I. Chứng minh rằng BICH là hình bình hành.
Bài giải:
Vì H là trực tâm của nên và .
Mà và và
là hình bình hành do có hai cặp cạnh đối song song.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD là hình bình hành. Kẻ và . Chứng minh AECF là hình bình hành.
Bài giải:
Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD của hình bình hành ABCD.
(1)
Xét hai tam giác vuông AEO và CFO, ta có: .
Do đó (cạnh huyền – góc nhọn) (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AECF là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Bài 2: Cho hình bình hành ABCD (AB > BC), phân giác của góc D cắt AB tại M, phân giác của góc B cắt CD tại N.
a) Chứng minh rằng AM = CN.
b) Chứng minh: Tứ giác DMBN là hình bình hành.
Bài giải:
a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD (so le trong) mà hay tam giác AMD cân tại A (1)
Chứng minh tương tự ta có tam giác BNC cân tại C (2)
Mà ABCD là hình bình hành nên AD = BC. (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra AM = CN.
b) ABCD là hình bình hành suy ra AB = CD.
Lại có hay BM = DN.
Mặt khác BM // DN do đó tứ giác DMBN là hình bình hành.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1: Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Bài giải:
Nối đường chéo AC.
Trong tam giác ABC ta có: E, F lần lượt là trung điểm của AB, BC nên EF là đường trung bình của tam giác ABC.
(1)
Trong tam giác ADC có: H, G lần lượt là trung điểm của AD, DC nên HG là đường trung bình của tam giác ADC.
(2)
Từ (1) và (2) suy ra: EF // HG và EF = HG.
Vậy tứ giác EFGH là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Bài 2: Cho hình bình hành , đường phân giác của góc cắt tại
a) Chứng minh
b) Phân giác của góc cắt tại Chứng minh rằng là hình bình hành.
Bài giải:
a) Ta có: .
và so le trong.
và
Xét có . Vậy cân tại
Suy ra: (điều phải chứng minh)
b) Ta có: và .
và và
và .
là hình bình hành.
Vậy là hình bình hành.
Xem thêm: Đối xứng tâm
Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Hình bình hành – toán cơ bản lớp 8.Chúc các em học tập hiệu quả!
Từ khóa » Bài Tập Hbh
-
Bài Tập Về Hình Bình Hành - Hình Học 8
-
LUYỆN TẬP HÌNH BÌNH HÀNH
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Hình Bình Hành (có Lời Giải)
-
Hình Bình Hành - Chuyên đề Toán Học Lớp 8
-
Bài Tập Toán Lớp 4 Hình Bình Hành (có đáp án)
-
Bài Tập Hình Học 8: Hình Bình Hành - Tài Liệu Toán 8
-
Giải Toán 8 Bài 7: Hình Bình Hành
-
Cách Chứng Minh Hình Bình Hành - Lý Thuyết Và Bài Tập
-
Hình Bình Hành - Toán 8
-
Chuyên đề Hình Bình Hành - Toán THCS
-
Diện Tích Hình Bình Hành: Công Thức Và Bài Tập
-
ÔN TẬP HÌNH BÌNH HÀNH - TaiLieu.VN
-
HÌNH BÌNH HÀNH - Học Để Thi
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành | SGK Toán Lớp 8