Toán Lớp 9 Cơ Bản - 03. Ôn Các đường đặc Biệt Trong Tam Giáml

Hình lớp 9 CB

Bài 03: Ôn tập Các đường đặc biệt trong tam giác

I. Kiến thức cần nhớ

- Yêu cầuHS nhắc lại kiến thức

(?) Trong tam giác có các loại đường đặc biệt nào?

(?) Nhắc lại các kiến thức đã học liên quan đường phân giác, trung trực,trung tuyến, đường cao

- GV vẽ sơ đồ tư duy trên bảng ( mẫu 1 loại đường), sau đó chiếu PPT tổng hợp kiến thức

- Yêu cầu HS hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy đối với mỗi loại đường

Tên

Hình vẽ

Định nghĩa

Tính chất

Đường trung tuyến

Là đường thẳng nối từ đỉnh đến trung điểm của cạnh đối diện với đỉnh đó

- Ba trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm G

- G được gọi là trọng tâm của tam giác

-

Đường phân giác

- Tia phân giác của một góc là tia chia góc đó thành hai góc bằng nhau

- Đoạn thẳng AD được gọi là đường phân giác của tam giác ABC (xuất phát từ đỉnh A) nếu AD là tia phân giác của góc A

- Tia phân giác ngoài của tam giác là tia phân giác của góc ngoài của tam giác đó

- Một điểm nằm trên tia phân giác của một góc khi và chỉ khi nó cách đều hai cạnh của góc

- Ba phân giác của một tam giác đồng quy tại một điểm I

- Điểm I cách đều ba cạnh của tam giác đó

- Hai tia phân giác ngoài và một tia phân giác trong (của góc còn lại) của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm này cách đều ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác đó

Đường trung trực

- Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó

- Đường thẳng d được gọi là đường trung trực của tam giác ABC nếu d là đường trung trực của đoạn BC

- Mọi điểm thuộc đường trung trực thì cách đều hai đầu mút

- Ba đường trung trực của một tam giác đồng quy tại một điểm O

- Điểm O cách đều ba đỉnh của tam giác

Đường cao

- Là đường thẳng đi qua 1 đỉnh của tam giác và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó

- Đoạn thẳng AI được gọi là đường cao của tam giác ABC nếu AI BC (I thuộc BC)

- Ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm H

- H được gọi là trực tâm của tam giác

* Nhận xét:

a) Tam giác cân:

- Tam giác ABC cân tại A Hai trong bốn đường sau trùng nhau: đường trung trực của cạnh BC, đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác xuất phát từ đỉnh A.

b) Tam giác đều:

- Tam giác ABC đều Trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp, tâm đường tròn nội tiếp trùng nhau

II. Bài tập

Bài 1 (MĐ 1)

Bài 2 (MĐ 2)

Từ khóa » Trong Tam Giác Lớp 9