Toán Rời Rạc - Chương 3: Vị Từ Và Lượng Từ - TaiLieu.VN
- Đề thi toán cao cấp 2
- Đại số tuyến tính
- Toán rời rạc
- Xác suất thống kê
- Phương trình vi phân
-
- Toán cao cấp
- Toán kinh tế
- HOT
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
Chia sẻ: Ba Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7
Thêm vào BST Báo xấu 193 lượt xem 12 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủĐịnh nghĩa vị từ (Prédicat) Một vị từ là một khẳng định P(x,y,...) trong đó có chứa một số biến x,y,... lấy giá trị trong những tập họp A,B,... cho trước, sao cho : - Bản thân P(x,y,...) không phải là mệnh đề. - Nếu thay x, y ,... bằng những giá trị cụ thể thuộc tập họp A, B,... cho trước ta sẽ được một mệnh đề P(x, y, ...), nghĩa là khi đó chân trị của P(x, y,...) hoàn toàn xác định. Các biến x, y,... được gọi là các biến tự do của vị từ. ...
AMBIENT/ Chủ đề:- toán lượng từ
- toán sinh viên
- bài tập toán
- toán đại số
- kiến thức toán học
- toán đại học
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Toán rời rạc - Chương 3: Vị từ và lượng từ
- Chương 3: Vị từ và lượng từ CHƯƠNG 3 : VỊ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ 3.1. Tổng quan • Mục tiêu của chương 3 Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đề sau: - Thế nào là vị từ, không gian của vị từ, trọng lượng của vị từ. - Thế nào là lượng từ, lượng từ tồn tại, lượng từ với mọi. - Cách biểu diễn một câu thông thường thành biểu thức logic. • Kiến thức cơ bản cần thiết Các kiến thức cơ bản trong chương này bao gồm: - Các phép toán đại số, hình học cơ bản để xác định được giá trị đúng, sai của các phát biểu. - Có khả năng suy luận. - Nắm vững các phép toán logic trong chương 1. • Tài liệu tham khảo Phạm văn Thiều, Đặng Hữu Thịnh. Toán rời rạc ứng dụng trong tin học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 1997 (chương 1.3, trang 32 - 52). • Nội dung cốt lõi - Định nghĩa vị từ, không gian của vị từ, trọng lượng của vị từ. - Định nghĩa lượng từ, lượng từ với mọi, lượng từ tồn tại. - Dịch các câu thông thường thành biểu thức logic. 3.2. Các định nghĩa Trong toán học hay trong chương trình của máy tính, chúng ta thường gặp những câu có chứa các biến như sau : "x>3", "x=y+3", "x+y=z"... Các câu này không đúng cũng không sai vì các biến chưa được gán cho những giá trị xác định. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét cách tạo ra những mênh đề từ những câu như vậy. Trang: 48
- Chương 3: Vị từ và lượng từ 3.2.1. Định nghĩa vị từ (Prédicat) Một vị từ là một khẳng định P(x,y,...) trong đó có chứa một số biến x,y,... lấy giá trị trong những tập họp A,B,... cho trước, sao cho : - Bản thân P(x,y,...) không phải là mệnh đề. - Nếu thay x, y ,... bằng những giá trị cụ thể thuộc tập họp A, B,... cho trước ta sẽ được một mệnh đề P(x, y, ...), nghĩa là khi đó chân trị của P(x, y,...) hoàn toàn xác định. Các biến x, y,... được gọi là các biến tự do của vị từ. Ví dụ 1: Các câu có liên quan đến các biến như: "x>3", "x + y = 5" rất thường gặp trong toán học và trong các chương trình của máy tính. Các câu này không đúng cũng không sai vì các biến chưa được cho những giá trị xác định. Nói cách khác, vị từ có thể xem là một hàm mệnh đề có nhiều biến hoặc không có biến nào, nó có thể đúng hoặc sai tùy thuộc vào giá trị của biến và lập luận của vị từ. Ví dụ 2: Câu {n là chẳn} là một vị từ. Nhưng, khi cho n là một số cụ thể là chẳn hay là lẻ ta được một mệnh đề: n = 2 :{2 là chẳn}: mệnh đề đúng. n = 5 :{5 là chẳn}: mệnh đề sai. Vị từ {n là chẳn} có 2 phần. Phần thứ nhất là biến x là chủ ngữ của câu. Phần thứ hai "là chẳn" cũng được gọi là vị từ, nó cho biết tính chất mà chủ ngữ có thể có. Ký hiệu: P(n) = {n là chẳn} Tổng quát, người ta nói P(n) là giá trị của hàm mệnh đề P tại n. Một khi biến n được gán trị thì P(n) là một mệnh đề. Ví dụ 3: Cho vị từ P(x) = {x>3}. Xác định chân trị của P(4) và P(2). Giải: P(4) = {4>3} : mệnh đề đúng. P(2) = {2>3} : mệnh đề sai. 3.2.2. Không gian của vị từ (Prédi cat) Người ta có thể xem vị từ như là một ánh xạ P, với mỗi phần tử x thuộc tập hợp E ta được một ảnh P(x)∈{∅, 1}. Tập hợp E này được gọi là không gian của vị từ. Không gian này sẽ chỉ rõ các giá trị khả dĩ của biến x làm cho P(x) trở thành mệnh đề đúng hoặc sai. Trang: 49
- Chương 3: Vị từ và lượng từ 3.2.3. Trọng lượng của vị từ (Prédi cat) Chúng ta cũng thường gặp những câu có nhiều biến hơn. Vị từ xuất hiện cũng như một hàm nhiều biến, khi đó số biến được gọi là trọng lượng của vị từ. Ví dụ 1: Vị từ P(a,b) = {a + b = 5} là một vị từ 2 biến trên không gian N. Ta nói P có trong lượng 2. Trong một vị từ P(x1, x2, ..., xn) có trọng lượng là n. Nếu gán giá trị xác định cho một biến trong nhiều biến thì ta được một vị từ mới Q(x1, x2, ... xn) có trọng lượng là (n-1). Qui luật này được áp dụng cho đến khi n=1 thì ta có một mệnh đề. Vậy, thực chất mệnh đề là một vị từ có trọng lượng là ∅. Ví dụ 2: Cho vị từ P(x, y, z ) = {x + y = z}. Cho x=∅: Q(y,z) = P(∅, y, z) = {∅ + y = z} y=∅: R(z) = Q(∅, z) = P(∅, ∅, z) = {∅ + ∅ = z} z=∅: T = P(∅, ∅, 1) = {∅ + ∅ = 1} mệnh đề sai. Câu có dạng P(x1, x2, ..., xn) được gọi là giá trị của hàm mệnh đề P tại (x1, x2, ..., xn) và P cũng được gọi là vị từ. 3.2.4. Phép toán vị từ Phép toán vị từ sử dụng các phép toán logic mệnh đề và là sự mở rộng của phép toán mệnh đề để thể hiện rõ hơn các tri thức. Ví dụ 1: Cần viết câu "nếu hai người thích một người thì họ không thích nhau" dưới dạng logic vị từ. Trước khi viết câu trên ta hãy tìm hiểu các câu đơn giản được viết như sau: "Nam thích Mai" được viết theo phép toán vị từ là: thích (Nam, Mai). "Đông thích Mai" được viết theo phép toán vị từ là: thích (Đông, Mai). Tổng quát khẳng định trên được viết như sau: Thích (X, Z) AND thích (Y, Z) → NOT thích (X, Y) ⇔ (Thích (X, Z) ∧ thích (Y, Z) → ¬ thích (X, Y) Ví dụ 2: Cho vị từ "Quả bóng màu xanh". Phép toán vị từ cho phép mô tả theo quan hệ tri thức theo dạng: (quả bóng, xanh). Cách thể hiện này thuận tiện đối với việc dùng biến và hàm trong xử lý tri thức. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, để lập trình trên các vị từ người ta sử dụng ngôn ngữ Trang: 50
- Chương 3: Vị từ và lượng từ Prolog. Đó là một ngôn ngữ cấp cao có đặc điểm gần với ngôn ngữ tự nhiên, do ông C.Cameraller (Đại học Marseilles, Pháp) và nhóm đồng sự cho ra đời năm 1973. Ví dụ: Ta có tam đoạn luận sau: "Người ta ai cũng chết Socrates là người Vậy Socrates phải chết" Trong phần này chúng ta không đi sâu vào ngôn ngữ Prolog (vì sẽ học kỹ ở môn ngôn ngữ lập trình) mà chỉ giới thiệu các khái niệm trong lập trình Prolog có sử dụng các vị từ. a) Hằng: Là một giá trị xác định trong không gian của vị từ. các hằng được ký hiệu bởi các chữ thường dùng để đặt tên các đối tượng đặc biệt hay thuộc tính. b) Biến: Dùng để thể hiện các lớp tổng quát của các đối tượng hay các thuộc tính. Biến được viết bằng các ký hiệu bắt đầu là chữ in hoa. Vậy có thể dùng vị từ có biến để thể hiện các vị từ tương tự. Ví dụ: Vị từ "Quả bóng màu xanh" có thể viết lại: "X màu Y". Quả bóng xanh là các hằng được xác định trong không gian của vị từ. X, Y là biến. c) Các vị từ: Một sự kiện hay mệnh đề trong phép toán vị từ được chia thành phần. Vị từ và tham số. Tham số thể hiện một hay nhiều đối tượng của mệnh đề, còn vị từ dùng để khẳng định về đối tượng. Ví dụ: Câu "X thích Y" có dạng thích (X, Y). Thích là vị từ cho biết quan hệ giữa các đối tượng trong ngoặc. Đối số là các ký hiệu thay cho các đối tượng của bài toán. d) Hàm: Được thể hiện bằng ký hiệu, cho biết quan hệ hàm số. Ví dụ: Hoa là mẹ của Mai, Đông là cha của Cúc. Hoa và Đông là bạn của nhau. Ta co hàm số được viết để thể hiện quan hệ này. Mẹ (Mai) = Hoa Cha (Cúc) = Đông Trang: 51
- Chương 3: Vị từ và lượng từ Bạn (Hoa, Đông) Các hàm được dùng trong vị tự là: Bạn (Mẹ (Mai), Cha (Cúc) 3.3. Các lượng từ Khi tất cả các trong môtk hàm mệnh đề điều được gán cho một giá trị xác định. Ta được chân trị của hàm mệnh đề. Tuy nhiên, còn có một cách khác để biến các vị từ thành mệnh đề mà người ta gọi là sự lượng hóa (hay lượng từ). 3.3.1. Lượng từ tồn tại ( ∃ ) Câu xác định "Tập hợp những biến x làm cho P(x) là đúng không là tập hợp rỗng" là một mệnh đề. Hay "Tồn tại ít nhất một phần tử x trong không gian sao cho P(x) là đúng" là một mệnh đề được gọi là lượng từ tồn tại của P(x). Ký hiệu: ∃x P(x) . 3.3.2. Lượng từ với mọi ( ∀ ) Câu xác định "Tập hơp những x làm cho P(x) đúng là tất cả tập hợp E" là một mệnh đề. Hay "P(x) đúng với mọi giá trị x trong không gian" cũng là một mệnh đề được gọi là lượng từ với mọi của P(x). Ký hiệu: ∀xP(x) Ví dụ: Cho vị từ P(x) = {số nguyên tự nhiên x là số chẵn}. Xét chân trị của hai mệnh đề ∀xP(x) và ∃xP(x). Giải: ∀x P(x) = {tất cả số nguyên tự nhiên x là số chẵn} là mệnh đề sai khi x = 5. ∃x P(x) = {hiện hữu một số nguyên tự nhiên x là số chẵn} là mệnh đề đúng khi x = 10. Chú ý: Cho P là một vị từ có không gian E. Nếu E = {e1, e2, ... en}, mệnh đề ∀xP(x) là đúng khi tất cả các mệnh đề P(e1), P(e2), ... P(en) là đúng. Nghĩa là ∀x P(x) ⇔ P(e1) ∧ P(e2) ∧ ... ∧ P(en) là đúng. Tương tự ∃xP(x) là đúng nếu có ít nhất một trong những mệnh đề P(e1), P(e2), ... P(en) là đúng. Nghĩa là ∃xP(x) ⇔ P(e1)∨ P(e2) ∨ ... ∨ P(en) là đúng. Trang: 52
- Chương 3: Vị từ và lượng từ - Nếu không gian E là một tập trống thì ∀xP(x) và ∃xP(x) có chân trị như thế nào ? (Sinh viên tự giải đáp). Ví dụ: Cho P(a,b) = {cặp số nguyên tương ứng thỏa a + b = 5} Hãy xác định chân trị của các mệnh đề sau: ∀(a,b) P(a,b) {Tất cả cặp số nguyên tượng ứng F ∃(a,b) P(a,b) {Hiện hữu một cặp số nguyên tương ứng (a,b) sao cho a + b V = 5} ∃b∀a P(a,b) {Hiện hữu một cặp số nguyên tương ứng b sao cho cho mọi F số nguyên tương ứng a ta có a + b = 5} ∀a∃b P(a, b) {Mọi số nguyên tương ứng a, hiện hữu một số nguyên tưng V ứng b sao cho a + b = 5} ∃a∀b P(a,b) {Hiện hữu một cặp số nguyên tương ứng a sao cho cho mọi F số nguyên tương ứng b ta có a + b = 5} ∀b∃a P(a, b) {Mọi số nguyên tương ứng b, hiện hữu một số nguyên tưng V ứng a sao cho a + b = 5} Định lý 1: Cho vị từ P(a, b) có trọng lượng là 2. Khi đó: a) ∀a∀b P(a,b) và ∀b∀a P(a, b) là có cùng chân trị. Nghĩa là : ∀a∀b P(a,b) ↔∀b∀a P(a, b) Ký hiệu: ∀(a,b) P(a,b) b) ∃a∃b P(a,b) và ∃b∃a P(a, b) là có cùng chân trị. Nghĩa là: ∃a∃b P(a,b) ↔ ∃b∃a P(a, b) Ký hiệu: ∃(a,b) P(a,b) c) Nếu ∃a∀b P(a,b) là đúng thì ∀b∃a P(a,b) cũng đúng nhưng điều ngược lại chưa đúng. Nghĩa là : ∃a∀b P(a,b) → ∀b∃a P(a,b) d) Nếu ∃b∀a P(a,b) là đúng thì ∀a∃b P(a,b) cũng đúng nhưng điều ngược lại chưa đúng. Nghĩa là : ∃b∀a P(a,b) → ∀a∃b P(a,b) Trang: 53
- Chương 3: Vị từ và lượng từ Định lý 2: 1. ¬ (∀ x P(x)) và ∃ x (¬ P(x) là có cùng chân trị. 2. ¬ (∃ x P(x)) và ∀ x (¬ P(x) là có cùng chân trị. Giải thích: 1. Phủ định với ∀x P(x) nói rằng tập hợp những x làm cho P(x) đúng không là tất cả tập hợp E. Vậy nói rằng hiện hữu ít nhất một phần tử x ∈ E mà ở chúng P(x) là sai hay nói rằng hiện hữu ít nhất một phần tử x ∈ E mà ở chúng P(x) là đúng. 2. ¬ ∃ x P(x) nói rằng tập hợp những x mà ở chúng P(x) là đúng là tập hợp trống. Nghĩa là, tập hợp những x mà ở chúng P(x) là sai là tập hợp E hay không có phần tử nào làm P(x) đúng. Ta có ∀ x (¬ P(x)). Ví dụ: Phủ định của "Mọi số nguyên n là chia chẵn cho 3" là "Tồn tại ít nhất một số nguyên n không chia chẵn cho 3" - Phương pháp ứng dụng. Để đạt được phủ định của một mệnh đề xây dựng bằng liên kết của những biến của vi từ với phương tiện định lượng, người ta thay thế những định lượng với mọi ∀ bởi tồn tại ∃, tồn tại ∃ bởi với với mọi ∀ và sau cùng thay thế vị từ bằng phủ định của vị từ đó. Định lý 3: Cho P và Q là hai vị từ có cùng không gian. 1. Mệnh đề ∀x (P(x) ∧ Q(x)) và (∀x (P(x) ∧ ∀x (Q(x)) là có cùng chân trị. 2. Nếu mệnh đề ∃x (P(x) ∧ Q(x)) là đúng thì ta có mệnh đề: (∃x P(x)) ∧ (∃xQ(x)) cũng đúng. 3. Mệnh đề ∃x (P(x) ∨ Q(x)) và (∃xP(x) ∨ ∃xQ(x)) là có cùng chân trị. 4. Nếu mệnh đề ∀x (P(x) ∨ Q(x)) là đúng thì ta có mệnh đề ∀xP(x) ∨ ∀xQ(x) là đúng, nhưng điều ngược lại không luôn luôn đúng. Chú thích: Nếu P và Q là hai vị từ có cùng không gian E. Ta có : - Tập họp A⊂ E : Tập hợp những phần tử x thuộc E mà ở chúng thì P(x) là đúng. - Tập họp B⊂ E: Tập hợp những phần tử x thuộc E mà ở chúng thì Q(x) là đúng. Trang: 54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sách hướng dẫn học tập - Toán rời rạc
0 p | 2360 | 964
-
Bài tập Toán rời rạc : Đồ thị
18 p | 3117 | 663
-
Bài tập môn học phần Toán rời rạc
110 p | 1492 | 658
-
Bài tập học môn Toán rời rạc
15 p | 1578 | 605
-
Giáo trình môn toán rời rạc
120 p | 1546 | 516
-
Bài tập học phần toán rời rạc
111 p | 740 | 301
-
Giáo trình Toán rời rạc - Chương 2 Phép đếm
66 p | 1611 | 273
-
Bài giảng học môn Toán rời rạc
94 p | 1017 | 252
-
Bài toán rời rạc: Cây
24 p | 1265 | 247
-
Toán rời rạc và một số vấn đề liên quan (P5)
14 p | 355 | 111
-
Bài tập Chương 1: Bài tập toán rời rạc cơ bản
2 p | 2186 | 76
-
Bài giảng Toán rời rạc: Phần V & VI - GVC ThS.Võ Minh Đức
26 p | 587 | 63
-
Bài giảng về Toán Rời Rạc
49 p | 213 | 49
-
Bài tập Chương 2: Bài tập toán rời rạc cơ bản
1 p | 791 | 43
-
Giáo trình Toán rời rạc: Phần 1 - Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyên Tô Thành
153 p | 161 | 25
-
BÀI GIẢNG: TOÁN RỜI RẠC - 1.4
12 p | 121 | 19
-
Lý thuyết Toán rời rạc
216 p | 183 | 18
-
Đề thi kết thúc học phần Toán rời rạc (năm 2013): Đề thi số 01
7 p | 184 | 12
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » đâu Là Phủ định Của Vị Từ Chứa Lượng Từ
-
Vị Từ Và Lượng Từ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo Trình Toán Rời Rạc: Vị Từ Và Lượng Vị Từ - VOER
-
Chương 3: Vị Từ Và Lượng Từ - TailieuMienPhi
-
Toán Rời Rạc - Phần II: Vị Từ Và Lượng Từ - Tài Liệu, Ebook
-
[PDF] TOÁN RỜI RẠC - Cit..vn
-
002 TOÁN RỜI RẠC Logic Vị Từ, Lượng Từ - YouTube
-
Mệnh đề Toán Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làm Chủ Lượng Từ Trong Tiếng Anh Trong Vòng 5 Phút
-
[PDF] PHÁN ĐOÁN VÀ CÁC PHÉP LOGIC §1. PHÁN ĐOÁN VÀ PHỦ ...
-
Phán đoán Là Gì? Các Loại Phán đoán
-
[PDF] TẬP QUY TẮC CÚ PHÁP TIẾNG VIỆT
-
Mệnh đề Là Gì? Mệnh đề Chứa Biến Là Gì? Các Loại Mệnh đề Cần Ghi ...
-
Lượng Từ Trong Tiếng Anh (Quantities): Cấu Trúc, Cách Dùng
-
Số Từ Là Gì? Lượng Từ Là Gì? Các Ví Dụ Dễ Hiểu - Daful Bright Teachers
-
MỆNH ĐỀ: Bảng Chân Trị, Hội ∧, Tuyển ∨, Với Mọi ∀, Tồn Tại ∃, Phủ ...
-
Suy Luận Diễn Dịch - Cộng đồng Học Tập 24h, Học ...