Toán Tử Logic Trong JavaScript Và Giá Trị True False
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách sử dụng toán tử logic trong JavaScript. Bạn sẽ học được các phép toán logic trong JavaScript được biểu diễn thông qua các toán tử logic trong JavaScript sau bài học này.
Bảng toán tử logic trong JavaScript
Để thực hiện các phép toán logic trong JavaScript, chúng ta sử dụng các toán tử logic trong JavaScript được liệt kê trong bảng dưới đây:
Toán tử | Tên | Biểu thức | Ý nghĩa |
---|---|---|---|
&& | AND | X && Y | true nếu cả X và Y đều đúng |
|| | OR | X || Y | true nếu ít nhất một trong hai vế X hoặc Y đúng |
! | NOT | ! X | true nếu X sai và false nếu X đúng |
Phép toán logic trong JavaScript sẽ kiểm tra hai vế của toán tử logic là đúng hay sai và kết hợp chúng lại để đưa ra kết quả. Kết quả của phép toán logic trong JavaScript sẽ là kiểu boolean trong JavaScript với hai giá trị là true (đúng) hoặc false (sai).
Toán tử và trong JavaScript | logic AND
Toán tử và trong JavaScript hay còn gọi là toán tử logic AND sẽ trả về kết quả true nếu cả hai vế đều đúng và ngược lại là false nếu một trong hai vế là sai.
true && true = truetrue && false = falsefalse && true = falsefalse && false = false
Về quy trình xử lý, toán tử và trong JavaScript sẽ kiểm tra biểu thức X bên vế trái trước. Nếu X true thì trả về giá trị của Y. Nếu X false thì trả về giá trị của X.
Ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử và trong JavaScript như sau:
2 < 10 && 2 < 40//true2 > 10 && 2 < 40//false |
Bạn cũng có thể sử dụng toán tử logic AND trong JavaScript với biến như sau:
let num = 20;num > 10 && num < 40//truenum > 10 && num > 40//false |
Toán tử hoặc trong JavaScript
Toán tử hoặc trong JavaScript hay còn gọi là toán tử logic OR sẽ trả về kết quả true nếu một trong hai vế đúng, và false nếu cả hai vế đều sai.
true || true = truetrue || false = truefalse || true = truefalse || false = false
Về quy trình xử lý, toán tử hoặc trong JavaScript sẽ ngược lại so với toán tử logic AND. Toán tử logic OR sẽ kiểm tra biểu thức X bên vế trái trước. Nếu X true thì trả về giá trị của X. Nếu X false thì trả về giá trị của Y.
Ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử hoặc trong JavaScript như sau:
2 < 10 || 2 < 40//true2 < 10 || 2 > 40//true2 > 10 || 2 > 40//false |
Bạn cũng có thể sử dụng toán tử logic OR trong JavaScript với biến như sau:
num = 20num > 10 || num < 40//truenum > 10 || num > 40//truenum < 10 || num > 40//false |
Toán tủ phủ định trong JavaScript | logic NOT
Toán tủ phủ định trong JavaScript hay còn gọi là toán tử logic NOT sẽ trả về kết quả true nếu một trong hai vế đúng, và false nếu cả hai vế đều sai.
!true = false!false = true
Ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử logic NOT trong JavaScript như sau:
!(2 < 40)//false!(2 > 40)//true!(2 > 40)//true |
Bạn cũng có thể sử dụng toán tử logic NOT trong JavaScript với biến như sau:
num = 20!(num < 20)//true!(num > 10)//false |
Thứ tự ưu tiên toán tử logic trong JavaScript
Trong trường hợp có nhiều toán tử logic trong JavaScript cùng tồn tại trong một biểu thức thì thứ tự ưu tiên xử lý của chúng như sau:
NOT > AND > OR
Nói cách khác, toán tử NOT có mức độ ưu tiên thực hiện cao nhất trong các toán tử logic JavaScript.
Ví dụ cụ thể thì ở dưới đây, toán tử AND && sẽ được đánh giá trước so với toán tử OR ||.
4>3 || 2<3 && 1>2 //true |
Để thay đổi thứ tự ưu tiên các toán tử này trong biểu thức, chúng ta sử dụng tới cặp dấu ngoặc () như sau:
(4>3 || 2<3) && 1>2//false |
Lại nữa, do các toán tử logic có thứ tự ưu tiên thấp hơn so với các toán tử so sánh như < hoặc >, nên bạn không cần sử dụng tới các dấu ngoặc khi viết chúng cùng trong một biểu thức.
0 < a && a < 100//true |
Ngược lại thì khi dùng toán tử NOT với toán tử so sánh, chúng ta cần phải đặt biểu thức chứa toán tử so sánh trong dấu ngoặc đơn để ưu tiên thực hiện trước, rồi sau đó mới thực hiện toán tử NOT ! như ví dụ sau:
!(1 > 2)//true!(10 == 10)//false |
Ứng dụng của toán tử logic trong JavaScript
Toán tử logic trong JavaScript thường được sử dụng trong các biểu thức điều kiện trong các lệnh điều kiện if hoặc là trong vòng lặp. Trong các bài tiếp theo về các chuyên đề này, chúng ta sẽ gặp chúng nhiều hơn.
Còn sau đây là một số ví dụ cụ thể về sử dụng toán tử trong JavaScript để các bạn tham khảo nhé.
Ví dụ 1: Sử dụng toán tử logic trong lệnh điều kiện if
let old = 17;if (old > 15 && old <18) console.log("Học sinh cấp ba");else if (old >11 && old <=15) console.log("Học sinh cấp hai");else console.log("Học sinh cấp một");//Học sinh cấp ba |
Ví dụ 2: Sử dụng toán tử logic trong vòng lặp for
let num = 3;for (let i = 0; i < num ; i++) console.log(i);//0//1//2 |
Tổng kết
Trên đây Kiyoshi đã hướng dẫn bạn về cách sử dụng toán tử logic trong JavaScript rồi. Để nắm rõ nội dung bài học hơn, bạn hãy thực hành viết lại các ví dụ của ngày hôm nay nhé.
Và hãy cùng tìm hiểu những kiến thức sâu hơn về JavaScript trong các bài học tiếp theo.
URL Link
https://laptrinhcanban.com/javascript/javascript-co-ban-den-nang-cao/toan-tu-trong-javascript/toan-tu-logic-trong-javascript/
Từ khóa » Toán Tử Or Trong Javascript
-
[Tự Học Javascript] Toán Tử Logic Trong Javascript »
-
Các Toán Tử Trong JavaScript
-
Ứng Dụng Toán Tử Logic Trong Javascript để Viết Code Gọn Gàng Hơn
-
Toán Tử So Sánh Và Toán Tử Logic Trong JavaScript - Web Cơ Bản
-
Biểu Thức điều Kiện Trong Javascript - Viblo
-
4 Toán Tử JavaScript Quên Sầu Luôn :) - Viblo
-
Toán Tử Logic Trong Javascript - KungFu Tech
-
Toán Tử Logic Trong JavaScript
-
Toán Tử Là Gì? Các Toán Tử Trong JavaScript - Complete JavaScript
-
Logical Và Comparison Operators Trong Javascript
-
Các Toán Tử Trong Javascript - Freetuts
-
Toán Tử Trong JavaScript | Học Lập Trình JavaScript
-
Toán Tử Logical AND VÀ OR Trong Ngôn Ngữ Lập Trình JavaScript
-
Toán Tử Trong JavaScript - NIIT - ICT Hà Nội
-
Toán Tử Trong JavaScript
-
Các Toán Tử Trong JavaScript - 200lab Education
-
Toán Tử Trong JavaScript - VietTuts
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Các Toán Tử Trong Javascript (Phần 2)
-
Toán Tử Trong JavaScript - Hoclaptrinh