Toán Tử Trong Java

Học Java cơ bản và nâng cao
  • Khóa học Java
  • Khóa học Offline tại Hà Nội
  • Khóa học Java Online tại Udemy
  • Java cơ bản
  • Giới thiệu Java
  • Java là gì?
  • Lịch sử Java
  • Tổng quan
  • Cài đặt Java
  • Cách thiết lập Path
  • Chương trình Hello World
  • Phân tích chương trình Hello World
  • Cú pháp Java cơ bản
  • JDK, JRE và JVM
  • Biến trong Java
  • Kiểu dữ liệu
  • Toán tử
  • Các kiểu vòng lặp
  • Lệnh if, switch
  • Đối tượng Number
  • Đối tượng Character
  • Khái niệm Hướng đối tượng
  • Khái niệm OOP
  • Lớp và Đối tượng
  • Phương thức
  • Nạp chồng phương thức (Overloading)
  • Constructor
  • Từ khóa static
  • Từ khóa this
  • Tính kế thừa (IS-A)
  • Quan hệ (HAS-A)
  • Ghi đè phương thức (Overriding)
  • Kiểu trả về Covariant
  • Từ khóa super
  • Từ khóa final
  • Tính đa hình
  • Dynamic Binding
  • Toán tử instanceof
  • Tính trừu tượng
  • Lớp abstract
  • Interface
  • Lớp abstract vs Interface
  • Java Package
  • Các kiểu Modifier
  • Non-Access Modifier
  • Access Modifier
  • Tính bao đóng
  • Lớp Object
  • Nhân bản đối tượng
  • Mảng (Array)
  • Lớp Wrapper
  • Gọi bởi giá trị
  • Từ khóa strictfp
  • Date & Time
  • Regular Expression
  • File và I/O trong Java
  • File và I/O
  • ByteArrayInputStream
  • DataInputStream
  • ByteArrayOutputStream
  • DataOutputStream
  • Lớp File
  • Lớp FileReader
  • Lớp FileWriter
  • String trong Java
  • Đối tượng String
  • Immutable String
  • So sánh chuỗi
  • Nối chuỗi
  • Chuỗi con
  • Phương thức của lớp String
  • Lớp StringBuffer
  • Lớp StringBuilder
  • String vs StringBuffer
  • StringBuilder vs StringBuffer
  • Tạo Immutable String
  • Phương thức toString()
  • Lớp StringTokenizer
  • Xử lý ngoại lệ (Exception Handling)
  • Exception là gì
  • Khối try-catch
  • Khối finally
  • Từ khóa throw
  • Từ khóa throws
  • ExceptionHandling vs MethodOverriding
  • Custom Exception
  • Cấu trúc dữ liệu trong Java
  • Cấu trúc dữ liệu
  • Enumeration Interface
  • Lớp BitSet
  • Lớp Vector
  • Lớp Stack
  • Lớp Dictionary
  • Lớp Hashtable
  • Lớp Properties
  • Collection trong Java
  • Java Collection
  • Collection Interface
  • List Interface
  • Set Interface
  • SortedSet Interface
  • Map Interface
  • MapEntry Interface
  • SortedMap Interface
  • Lớp LinkedList
  • Lớp ArrayList
  • Lớp HashSet
  • Lớp LinkedHashSet
  • Lớp TreeSet
  • Lớp HashMap
  • Lớp TreeMap
  • Thuật toán Collection
  • Sử dụng Iterator
  • Sử dụng Comparator
  • Java nâng cao
  • Java Generic
  • Java Serialization
  • Lập trình mạng
  • Gửi Email
  • Java Multithread
  • Cơ bản về Applet
  • Tạo Javadoc
  • Tài liệu tham khảo Java
  • Inner Class và chuyển đổi dữ liệu
  • Tài liệu Java tham khảo
  • 200 Câu hỏi phỏng vấn Java
  • Ví dụ Java
Toán tử trong Java Trang trước Trang sau

Java cung cấp rất nhiều toán tử đa dạng để thao tác với các biến. Chúng ta có thể chia tất cả các toán tử trong Java thành các nhóm sau:

  • Toán tử số học

  • Toán tử quan hệ

  • Toán tử thao tác bit

  • Toán tử logic

  • Toán tử gán

  • Và các toán tử hỗn hợp

Quảng cáo

Toán tử số học trong Java

Các toán tử số học được sử dụng trong các biểu thức toán học theo cách tương tự như chúng được sử dụng trong đại số học. Bảng sau liệt kê các toán tử số học trong Java.

Giả sử biến A giữ giá trị 10, biến B giữ giá trị 20, thì:

Ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
+ Phép cộng A + B sẽ cho kết quả 30
- Phép trừ: trừ toán hạng trái cho toán hạng phải A - B sẽ cho kết quả -10
* Phép nhân A * B sẽ cho kết quả 200
/ Phép chia: chia toán hạng trái cho toán hạng phải B / A sẽ cho kết quả 2
% Phép chia lấy phần dư: Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải B % A sẽ cho kết quả 0
++ Phép lượng gia: lượng gia giá trị toán hạng thêm 1 B++ sẽ cho kết quả 21
-- Phép lượng giảm: lượng giảm giá trị toán hạng đi 1 B-- sẽ cho kết quả 19

Toán tử quan hệ trong Java

Bảng dưới liệt kê các toán tử quan hệ được hỗ trợ bởi Java.

Giả sử biến A giữ giá trị 10, biến B giữ giá trị 20, thì:

Quảng cáo

Ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
== Kiểm tra nếu giá trị của hai toán hạng có cân bằng hay không, nếu có thì điều kiện là true. (A == B) là không true.
!= Kiểm tra nếu giá trị hai toán hạng là cân bằng hay không, nếu không cân bằng, thì điều kiện là true (A != B) là true.
> Kiểm tra nếu toán hạng trái có lớn hơn toán hạng phải hay không, nếu có thì điều kiện là true (A > B) là không true.
< Kiểm tra nếu toán hạng phải có lớn hơn toán hạng trái hay không, nếu có thì điều kiện là true (A < B) là true.
>= Kiểm tra nếu toán hạng trái có lớn hơn hoặc bằng toán hạng phải hay không, nếu có thì điều kiện là true (A >= B) là không true.
<= Kiểm tra nếu toán hạng phải có lớn hơn hoặc bằng toán hạng trái hay không, nếu có thì điều kiện là true (A <= B) là true.

Toán tử thao tác bit trong Java

Java định nghĩa một số toán tử thao tác bit có thể được áp dụng cho các kiểu giá trị integer, long, int, short, char, và byte.

Toán tử thao tác bit làm việc trên các bit. Giả sử nếu a = 60 và b = 13, thì trong định dạng nhị phân chúng sẽ như sau:

a = 0011 1100

b = 0000 1101

-----------------

a&b = 0000 1100

a|b = 0011 1101

a^b = 0011 0001

~a = 1100 0011

Bảng dưới đây liệt kê các toán tử bit được hỗ trợ trong Java:

Giả sử biến A giữ giá trị 60 và biến B giữ 13 thì khi đó:

Ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
& Toán tử Và nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong cả hai toán hạng (A & B) sẽ cho kết quả 12, hay là 0000 1100
| Toán tử Hoặc nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong một hoặc hai toán hạng (A | B) sẽ cho kết quả 61, hay là 0011 1101
^ Toán tử Hoặc loại trừ nhị phân sao chép bit nếu nó được thiết lập trong một toán hạng nhưng không phải trong cả hai (A ^ B) sẽ cho kết quả 49, hay là 0011 0001
~ Toán tử đảo bit là toán tử một ngôi. Đảo bít 1 thành 0 và ngược lại (~A ) sẽ cho kết quả -61, hay là 1100 0011
<< Toán tử dịch trái. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang trái bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải. A << 2 sẽ cho kết quả 240, hay là 1111 0000
>> Toán tử dịch phải. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang phải bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải A >> 2 sẽ cho kết quả 15, hay là 1111
>>> Toán tử dịch phải và điền 0 vào chỗ trống A >>>2 sẽ cho kết quả 15, hay là 0000 1111

Toán tử logic trong Java

Bảng dưới liệt kê đầy đủ các toán tử logic trong Java:

Giả sử biến A giữ true và biến B giữ false thì khi đó:

Ví dụ

Toán tửMiêu tả Ví dụ
&& Toán tử Và logic. Nếu cả hai toán hạng là khác không, thì khi đó điều kiện là true (A && B) là false.
|| Toán tử Hoặc logic. Nếu một trong hai toán tử khác 0, thì điều kiện là true (A || B) là true.
! Toán tử Phủ định logic. Sử dụng để đảo ngược lại trạng thái logic của toán hạng đó. Nếu điều kiện toán hạng là true thì phủ định nó sẽ là false !(A && B) là true.

Các toán tử gán trong Java

Dưới đây liệt kê các toán tử gán được hỗ trợ bởi Java:

Ví dụ

Toán tử Miêu tả Ví dụ
= Toán tử gán đơn giản. Gán giá trị toán hạng bên phải cho toán hạng trái. C = A + B sẽ gán giá trị của A + B vào cho C
+= Thêm giá trị toán hạng phải tới toán hạng trái và gán giá trị đó cho toán hạng trái. C += A là tương đương với C = C + A
-= Trừ đi giá trị toán hạng phải từ toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. C -= A là tương đương với C = C - A
*= Nhân giá trị toán hạng phải với toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. C *= A là tương đương với C = C * A
/= Chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán giá trị này cho toán hạng trái. C /= A là tương đương với C = C / A
%= Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán cho toán hạng trái. C %= A là tương đương với C = C % A
<<= Dịch trái toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. C <<= 2 là giống như C = C << 2
>>= Dịch phải toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. C >>= 2 là giống như C = C >> 2
&= Phép AND bit C &= 2 là giống như C = C & 2
^= Phép OR loại trừ bit C ^= 2 là giống như C = C ^ 2
|= Phép OR bit. C |= 2 là giống như C = C | 2

Toán tử hỗn hợp trong Java

Ngôn ngữ Java cũng hỗ trợ một số toán tử hỗn hợp khác.

Toán tử điều kiện (? :)

Toán tử này gồm ba toán hạng và được sử dụng để ước lượng các biểu thức quan hệ. Mục tiêu của toán tử là quyết định giá trị nào sẽ được gán cho biến. Toán tử này được viết như sau:

bien x = (bieu_thuc) ? (giatri1 neu true) : (giatri1 neu true); //hoac ban cung co the su dung trong cac lenh RETURN return (bieu_thuc) ? (giatri1 neu true) : (giatri2 neu false);

Tất nhiên, bạn không cần thiết phải sử dụng các dấu ngoặc đơn như trên. Mình viết như vậy để giúp các bạn dễ nhìn hơn. Sau đây là ví dụ minh họa toán tử điều kiện (? :) trong Java:

public class Test { public static void main(String args[]){ int a , b; a = 10; b = (a == 1) ? 20: 30; //Day la vi du ve toan tu dieu kien. System.out.println( "Gia tri cua b la : " + b ); b = (a == 10) ? 20: 30; //Day la vi du ve toan tu dieu kien. System.out.println( "Gia tri cua b la : " + b ); } }

Nó sẽ cho kết quả sau:

Gia tri cua b la : 30 Gia tri cua b la : 20

Toán tử instanceof trong Java

Toán tử này chỉ được sử dụng cho các biến tham chiếu đối tượng. Toán tử kiểm tra có hay không đối tượng là một kiểu cụ thể (kiểu class hoặc kiểu interface). Toán tử instanceof được viết như sau:

( Object reference variable ) instanceof (class/interface type)

Toán tử trả về true nếu toán hạng trái là biến thể hiện của toán hạng phải. Ví dụ:

public class Test { public static void main(String args[]){ String name = "Doan"; // Duoi day se tra ve true neu name la mot kieu String boolean result = name instanceof String; System.out.println( result ); } }

Nó sẽ cho kết quả:

true

Toán tử này sẽ cũng trả về true nếu đối tượng đang được so sánh là tham số tương thích với kiểu toán hạng phải. Dưới đây là một ví dụ khác:

class Animal {} public class Dog extends Animal { public static void main(String args[]){ Animal a = new Dog(); boolean result = a instanceof Dog; System.out.println( result ); } }

Nó sẽ cho kết quả:

true

Thứ tự ưu tiên của các toán tử trong Java:

Thứ tự ưu tiên của các toán tử xác định cách biểu thức được tính toán. Ví dụ: toán tử nhân có quyền ưu tiên hơn toán tử cộng.

Ví dụ, x = 7 + 3 * 2; ở đây, x được gán giá trị 13, chứ không phải 20 bởi vì toán tử * có quyền ưu tiên cao hơn toán tử +, vì thế đầu tiên nó thực hiện phép nhân 3 * 2 và sau đó thêm với 7.

Bảng dưới đây liệt kê thứ tự ưu tiên của các toán tử. Các toán tử với quyền ưu tiên cao nhất xuất hiện trên cùng của bảng, và các toán tử có quyền ưu tiên thấp nhất thì ở bên dưới cùng của bảng. Trong một biểu thức, các toán tử có quyền ưu tiên cao nhất được tính toán đầu tiên.

Loại Toán tử Thứ tự ưu tiên
Postfix () [] . (toán tử dot) Trái sang phải
Unary ++ - - ! ~ Phải sang trái
Tính nhân * / % Trái sang phải
Tính cộng + - Trái sang phải
Dịch chuyển >> >>> << Trái sang phải
Quan hệ > >= < <= Trái sang phải
Cân bằng == != Trái sang phải
Phép AND bit & Trái sang phải
Phép XOR bit ^ Trái sang phải
Phép OR bit | Trái sang phải
Phép AND logic && Trái sang phải
Phép OR logic || Trái sang phải
Điều kiện ?: Phải sang trái
Gán = += -= *= /= %= >>= <<= &= ^= |= Phải sang trái
Dấu phảy , Trái sang phải

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bạn có thể mua thêm khóa học JAVA CORE ONLINE VÀ ỨNG DỤNG cực hay, giúp các bạn vượt qua các dự án trên trường và đi thực tập doanh nghiệp với Java. Khóa học có giá chỉ 400K, nhằm ưu đãi, tạo điều kiện cho sinh viên cho thể mua khóa học.

Nội dung khóa học gồm 16 chuơng và 100 video cực hay, học trực tiếp tại https://www.udemy.com/tu-tin-di-lam-voi-kien-thuc-ve-java-core-toan-tap/ Bạn nào có nhu cầu mua, inbox trực tiếp chị Thu, trợ lý anh Tuyền để hỗ trợ thanh toán qua mã QR ngân hàng Việt Nam, fb: https://www.facebook.com/Thule.59

Anh Tuyền, tác giả khóa học, là cựu sinh viên chương trình đào tạo kĩ sư tài năng của đại học Bách Khoa Hà Nội với hơn 5 năm kinh nghiệm đi làm thực tế doanh nghiệp và cũng là Founder website vietjack.com, web giáo dục phổ biến nhất Việt Nam hiện tại (năm 2024). Java cũng là ngôn ngữ lập trình dễ đi xin việc nhất hiện tại, với mức lương cao, hãy nâng cao kiến thức IT của bản thân mình vì một Việt Nam giàu mạnh.

Loạt bài hướng dẫn của chúng tôi dựa một phần trên nguồn tài liệu của: Tutorialspoint.com

Bài học Java phổ biến tại vietjack.com:

  • Nạp chồng phương thức (Overloading)

  • Constructor

  • ArrayList trong Java

  • Interface trong Java

  • Thread trong Java

  • 247 bài tập Java

  • 200 câu phỏng vấn Java

Trang trước Trang sau Quảng cáo Bài viết liên quan
  • 160 bài học ngữ pháp tiếng Anh hay nhất

  • 155 bài học Java tiếng Việt hay nhất

  • 100 bài học Android tiếng Việt hay nhất

  • 247 bài học CSS tiếng Việt hay nhất

  • 197 thẻ HTML cơ bản

  • 297 bài học PHP

  • 101 bài học C++ hay nhất

  • 97 bài tập C++ có giải hay nhất

  • 208 bài học Javascript có giải hay nhất

Học cùng VietJack
Tài liệu giáo viên

Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt.

Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh

Chính sách

Chính sách bảo mật

Hình thức thanh toán

Chính sách đổi trả khóa học

Chính sách hủy khóa học

Tuyển dụng

Liên hệ với chúng tôi

Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Phone: 084 283 45 85

Email: vietjackteam@gmail.com

Tải nội dung trên Google Play Tải nội dung trên IOS Store

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK

Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

2015 © All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Toán Tử Or Trong Java