Tóc Bị Hói 2 Bên Trán Có Chữa được Không? Giải đáp Chi Tiết!
Có thể bạn quan tâm
Tóc bị hói 2 bên trán (hói đầu chữ M) khiến người bệnh mất tự tin, hay cảm thấy ái ngại trước ánh nhìn của người xung quanh, có thể gây tâm lý không tốt, làm cuộc sống giao tiếp hàng ngày bị ảnh hưởng. Vậy hói 2 bên trán có chữa được không? Có cách trị hói trán nào an toàn và hiệu quả?
Mục lục
- 1. Hiện tượng tóc bị hói 2 bên trán
- 2. Nguyên nhân tóc bị hói ở trán
- 2.1. Bị hói 2 bên trán do di truyền
- 2.2. Tóc bị hói ở trán do bệnh lý
- 2.3. Do các nguyên nhân khác
- 3. Hói trán có chữa được không?
- 4. Cách điều trị tóc bị hói 2 bên trán
- 4.1. Trị hói trán bằng hành tây
- 4.2. Dùng khoai tây trị hói tóc 2 bên trán
- 4.3. Trị tóc hói 2 bên trán bằng dầu dừa
- 4.4. Điều trị hói 2 bên trán với tinh dầu bưởi
- 4.5. Hỗ trợ cải thiện tóc bị hói 2 bên trán với viên uống Maxxhair
- 4.6. Điều trị hói trán bằng liệu pháp Laser (LLLT)
- 4.7. Cấy tóc nhằm điều trị tóc hói 2 bên trán do di truyền
- 4.8. Ghép đơn vị nang tóc (FUT)
- 4.9. Khai thác đơn vị nang tóc (FUE)
Hiện tượng tóc bị hói 2 bên trán
Tóc bị hói 2 bên trán là tình trạng vùng tóc ở 2 bên trán bị rụng đi và không mọc lại tóc con (hoặc có tóc con mọc lại nhưng sợi tóc yếu và dễ gãy rụng sau đó) trong khi phần tóc giữa trán và các vùng tóc khác vẫn phát triển bình thường.
Sự không mọc tóc và lõm sâu của vùng da đầu 2 bên trán đã tạo thành một đường giống như hình chữ M ở trán. Cũng bởi lý do này mà hiện tượng tóc bị hói 2 bên trán còn có tên gọi Y khoa là hói đầu chữ M.
Hói đầu chữ M là một dạng thường gặp nhất của bệnh hói đầu. Hói đầu chữ M có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới, tuy nhiên tỉ lệ nam giới bị hói đầu chữ M lớn hơn nhiều so với nữ giới.
Tóc bị hói 2 bên trán dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất những lại làm mất tính thẩm mỹ, ngoại hình gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp xã hội và công việc của người bệnh.
Nguyên nhân tóc bị hói ở trán
Hói đầu nói chung và tóc bị hói ở 2 bên trán nói riêng đều là hậu quả của tình trạng rụng tóc quá nhiều gây ra. Nguyên nhân gây hói đầu chủ yếu do 2 nguyên nhân chính là rụng tóc bệnh lý và yếu tố di truyền.
Bị hói 2 bên trán do di truyền
Yếu tố di truyền được cho là nguyên nhân gây khoảng 90% các trường hợp tóc bị hói 2 bên trán. Những người bị hói đầu chữ M do di truyền thường không mọc tóc ở 2 bên trán từ khi còn nhỏ bởi các vùng da đầu này không có sự phân bố của các tế bào nang tóc ẩn sâu bên dưới (một số trường hợp vẫn có nhưng nang tóc bị yếu và hầu như ít có khả năng kích thích mọc tóc).
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền còn gây ra một số dạng hói đầu di truyền khác như hói đầu chữ O và hói đầu chữ U.
Việc chữa trị hói 2 bên trán do di truyền cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các nguyên nhân khác. Các biện pháp điều trị rụng tóc tự nhiên thường ít có tác dụng trong trường hợp này.
Tóc bị hói ở trán do bệnh lý
Nếu người bệnh bị mắc các bệnh lý về da đầu như viêm nhiễm khuẩn da đầu, ung thư da đầu có thể tác động khiến tóc rụng nhiều, số lượng tóc con mọc lại không cân bằng so với lượng tóc bị rụng đi làm gây ra tình trạng tóc bị hói ở trán.
Một số bệnh lý khác ở nam giới và nữ giới cũng có thể làm tóc bị hói 2 bên trán như:
- Bệnh huyết áp, bệnh lý về tim mạch, bệnh ung thư hoặc các bệnh tuyến tiền liệt… ở nam giới;
- Bệnh lý buồng trứng đa nang, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Do các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân tác động bên ngoài cũng có thể gây tình trạng tóc bị hói 2 bên trán như:
- Do dư thừa nội tiết tố DHT (Dihydrotestosterone) trong cơ thể
- Do áp lực cuộc sống, căng thẳng, stress kéo dài.
- Do lạm dụng thuốc làm tóc, thuốc uốn tạo kiểu tóc…
- Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh.
- Do cơ thể bị thiếu chất.
Hói trán có chữa được không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc 2 bên trán của từng người khác nhau, từng mức độ hói trán nhẹ hay nặng? Vùng da trán bị hói rộng hay hẹp? mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để đưa ra lời tư vấn hói trán có chữa được không? Nên áp dụng phương pháp điều trị nào cho phù hợp? Và khoảng thời gian phục hồi khoảng bao lâu?Thông thường, hói 2 bên trán do các nguyên nhân bệnh lý hoặc do các tác nhân bên ngoài có thể chữa trị được và quá trình điều trị cũng dễ dàng hơn. Khi người bệnh điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý (hoặc các tác nhân bên ngoài) thì tình trạng hói 2 bên trán sẽ dần tự cải thiện và tỉ lệ tái phát thấp.
Hói trán do yếu tố di truyền thường khó chữa trị khỏi bằng các phương pháp thông thường do lúc này các đơn vị nang tóc ở vùng hói thường bị teo nhỏ (hoặc không có) mất khả năng kích thích sản sinh chân tóc mới. Để điều trị tóc bị hói 2 bên trán do di truyền, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp các phương pháp ngoại khoa như cấy tóc, điều trị bằng Laser.
Cách điều trị tóc bị hói 2 bên trán
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tóc bị hói 2 bên trán tự nhiên và can thiệp ngoại khoa mà rungtoc.vn tổng hợp được, mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:
Trị hói trán bằng hành tây
Hành tây có chứa Kali, Selen, Quercetin và vitamin C, vitamin E… đều là các vitamin khoáng chất có khả năng chống oxy hóa mái tóc, giúp tăng hiệu quả tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cho nang tóc, nhờ đó giúp ngăn rụng tóc kích thích mọc tóc ở 2 bên trán hiệu quả hơn.
Cách làm: Bạn thái hành tây thành lát và giã nhuyễn. Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt hành tây rồi dùng bôi trực tiếp vào vùng da đầu 2 bên trán bị hói tóc. Để khoảng 15 – 20 phút thì gội sạch lại.
Lưu ý nếu da đầu bạn bị xước hoặc có các tổn thương ngoài thì không nên áp dụng nguyên liệu này để trị hói tóc 2 bên trán.
Dùng khoai tây trị hói tóc 2 bên trán
Khoai tây cũng là một nguyên liệu tự nhiên giàu vitamin C, vitamin B, Zn, vitamin B3 giúp hỗ trợ trị rụng tóc kích thích mọc tóc an toàn cho người bị rụng tóc 2 bên trán. Cách trị hói trán bằng khoai tây có thể tiến hành như sau:
Gọt bỏ vỏ 2 củ khoai tây, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín (hoặc hấp chín). Vớt khoai tây dầm nhuyễn rồi pha thêm 2 – 3 muỗng mật ong và khuấy đều thành hỗn hợp sệt sệt. Đem thoa trực tiếp hỗn hợp khoai tây mật ong vào 2 bên trán bị hói tóc, để khoảng 45 phút thì gội sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần
Trị tóc hói 2 bên trán bằng dầu dừa
Điều trị hói trán bằng dầu dừa là cách làm bạn không nên bỏ qua. Trong dầu dừa có chứa các vitamin E, K, cùng các khoáng chất sắt, kẽm, magie, các axit amin như: Axit Lionleic, Axit Lauric, Axit Myristic… giúp cấp ẩm nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh từ đó hỗ trợ kích thích mọc sợi tóc mới cho vùng da trán bị hói.
Cách dùng dầu dừa trị hói trán khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng dầu dừa (dạng lỏng) thoa trực tiếp vào phần da đầu bị hói. Chờ khoảng 10 phút cho dầu dừa thẩm thấu vào da đầu thì tiếp tục bôi dầu dừa lần 2. Để khoảng 45 – 60 phút thì gội sạch tóc bằng nước ấm và dầu gội. Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả.
Điều trị hói 2 bên trán với tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi được chứng minh chứa 2 thành phần chính là limonene (41,45% – 84,62%) và myrcen (8,28% – 50,66%) có khả năng nuôi dưỡng nang tóc và hỗ trợ kích thích mọc tóc con hiệu quả. Bên cạnh đó, việc dùng tinh dầu bưởi trị rụng tóc hói đầu cũng rất đơn giản nên phương pháp này được nhiều người lựa chọn.
Để điều trị hói trán bằng tinh dầu bưởi, bạn chỉ cần dùng lọ tinh dầu bưởi (có vòi xịt) rồi tiến hành xịt trực tiếp vào 2 vùng da trán bị hói tóc. Tiến hành massage vùng da hói cho tinh dầu bưởi thẩm thấu và phát huy hiệu quả kích thích mọc tóc tốt. Thực hiện xịt tinh dầu bưởi vào vùng da hói từ 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Hỗ trợ cải thiện tóc bị hói 2 bên trán với viên uống Maxxhair
Sự dư thừa nội tiết tố DHT (Dihydrotestosterone) trong cơ thể khiến nang tóc khó tiếp nhận dưỡng chất để duy trì phát triển khỏe mạnh. Nếu điều này kéo dài không được cải thiện sẽ là một tác nhân làm nang tóc dần teo nhỏ khó giữ được chân tóc, từ đó làm phát sinh hiện tượng rụng tóc nói chung cũng như chứng rụng tóc hói 2 bên trán nói riêng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DHT (Dihydrotestosterone) được xem là một nguyên nhân gây ra gần 80% các trường hợp rụng tóc bao gồm cả hói đầu chữ M ở cả nữ giới và nam giới. Vậy nên, để cải thiện tình trạng hói tóc 2 bên trán thì ngoài các biện pháp tác động bên ngoài chị em nên tham khảo kết hợp thêm các sản phẩm chăm sóc tóc có khả năng hỗ trợ làm giảm nồng độ DHT trong cơ thể như viên mọc tóc Maxxhair.
Maxxhair là viên uống mọc tóc có thành phần POLYAKTIV đã được chứng minh có tác dụng gần tương đương với thuốc trị rụng tóc Minoxidil – giúp hỗ trợ ngăn rụng tóc hiệu quả. Bên cạnh đó POLYAKTIV cũng có khả năng hỗ trợ thúc đẩy nang tóc phát triển nhanh hơn 60%, từ đó giúp tóc mọc nhanh dài dày hơn.
Kẽm và L’arginin trong Maxxhair là phức hợp có khả năng hỗ trợ cân bằng hormone DHT trong cơ thể thông qua sự ức chế sản sinh hormone DHT, nhờ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc bị hói 2 bên trán.
Một số thành phần khác trong Maxxhair như: L-Carnitine fumarate, vitamin B, Biotin, Kẽm, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng mái tóc từ bên trong để sợi chắc khỏe và giảm lượng tóc rụng hiệu quả hơn; ức chế quá trình tiết dầu nhờn để tóc sạch và lâu bết dính hơn.
Điều trị hói trán bằng liệu pháp Laser (LLLT)
Liệu pháp Laser điều trị tóc bị hói ở trán được thực hiện theo cơ chế sử dụng tia laser (mức độ thấp) để kích thích sự tái xâm nhập của giai đoạn Anagen – giai đoạn hình thành và phát triển sợi tóc mới trong vòng sinh trưởng của sợi tóc. Nhờ đó kéo dài thời gian tóc mọc dài ra và đồng thời hỗ trợ làm chậm sự xuất hiện của giai đoạn Catagen – giai đoạn tóc ngừng phát triển và rụng đi.
LLLT là phương pháp điều trị rụng tóc hói đầu được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận sử dụng trong điều trị hói đầu ở cả nam giới và nữ giới từ năm 2011. Tuy nhiên phương pháp này vẫn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành ứng dụng rộng rãi.
Cấy tóc nhằm điều trị tóc hói 2 bên trán do di truyền
Người bệnh bị hói tóc 2 bên trán do di truyền thường có nang tóc yếu, bị teo nhỏ và mất khả năng tự tổng hợp sợi tóc mới, nên khi áp dụng các phương pháp trị rụng tóc hói đầu thông thường cho người bị hói trán do di truyền thường ít hoặc không mang lại hiệu quả. Trong các trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc hướng người bệnh áp dụng phương pháp cấy tóc để cải thiện tình trạng bị hói 2 bên trán.
Về bản chất, cấy tóc không phải là cách trị rụng tóc. Đây là phương pháp cấy tóc tự thân bằng cách phân bổ lại các đơn vị nang tóc với sự chiết tách – cấy ghép các nang tóc tóc khỏe mạnh (từ vùng da đầu khỏe mạnh) chuyển đến vùng tóc bị hói 2 bên trán giúp tái tạo nang tóc mới để kích thích mọc tóc.
Hiện nay, có 2 phương pháp cấy tóc tự thân chính là: cấy ghép đơn vị nang tóc (FTU) và chiết tách đơn vị nang tóc (FUE)
Ghép đơn vị nang tóc (FUT)
Ghép đơn vị nang tóc FTU còn được gọi là thủ thuật dải tóc. Nó được tiến hành bằng cách tách vùng da đầu khỏe có chứa các nang tóc khỏe mạnh để cấy ghép vào phần tóc bị hói 2 bên trán. Vùng da đầu bị tách lấy nang tóc sẽ được khâu kín giúp đảm bảo tính thẩm mĩ cao nhất.
Nếu FUT thực hiện thành công thì nang tóc được cấy sẽ phát triển khỏe mạnh và có thể sản sinh sợi tóc mới như bình thường. Trường hợp thất bại người bệnh phải thực hiện lại.
Khai thác đơn vị nang tóc (FUE)
Khai thác đơn vị nang tóc FUE còn được gọi là phương pháp chuyển nang (FT). Để thực hiện cách cấy tóc này cần sử dụng máy chuyên dụng tách từng đơn vị nang tóc khỏi da đầu rồi tiến hành cấy vào phần trán bị hói ở 2 bên.
Đây là phương pháp được cải tiến hơn so với FUT với việc cho phép tách nhiều đơn vị nang tóc tại nhiều vị trí khác nhau trên da đầu mà ít gân tổn thương, nang tóc được cấy ghép thành công có thể phát triển mọc tóc tốt. Tuy nhiên cũng giống như FUT, tỉ lệ sống sót của các nang tóc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Tóc bị hói 2 bên trán không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể chữa trị đơn giản khi nguyên nhân gây ra không do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị hói trán thì người bệnh cần kiên trì thực hiện mỗi ngày trong ít nhất 2 – 3 tháng để thấy được tác dụng. Chia sẻTừ khóa » Nguyên Nhân Hói đầu Chữ M
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hói Chữ M Triệt để Lấy Lại Mái Tóc Dày Khỏe
-
Trán Hói (2 Bên, Chữ M): Nguyên Nhân Và 7 Cách điều Trị Hói Trán
-
Hói đầu Chữ M - Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục
-
Hói đầu Chữ M, Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị Cần Biết!
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hói Chữ M ?
-
5 Cách Chữa Hói Chữ M Tuốt Lại Vẻ Trẻ Trung Cho Phái Mạnh - LinkedIn
-
Tóc Hói Chữ M: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Rụng Tóc Chữ M Là Thế Nào? Điều Trị Ra Sao?
-
Em 20 Tuổi Nhưng Phần Trán Bị Hói Hình Chữ M Phải Làm Sao?
-
Tóc Hói Chữ M Là Gì Cùng Healthnews Tìm Cách Khắc Phục
-
Bệnh Hói 2 Bên Trán Và Hói Chữ M, Phương Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
-
Hỏi đáp: Tóc Hói Chữ M Có Chữa được Không?
-
Trán Hói: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả
-
Làm Thế Nào để Ngăn Ngừa Hói đầu? | Vinmec