Trán Hói (2 Bên, Chữ M): Nguyên Nhân Và 7 Cách điều Trị Hói Trán

tran hoi 2 ben

Trán hói là tình trạng mất tóc ở vùng trán, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Phần lớn hói trán 2 bên chữ M là do sự mất cân bằng thần kinh nội tiết và ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt hàng ngày.

tran hoi la gi

Hói trán – nỗi ám ảnh của nhiều người

Trước đây, bị hói trước trán thường gặp ở người sau tuổi 40 – lúc cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết, sức khỏe… Tuy nhiên hiện nay, tình trạng hói đầu ngày càng dễ xuất hiện ở độ tuổi 30 và ngày càng trẻ hóa, có thể xuất hiện ở người mới bước qua tuổi 20.

nhan biet tinh trang hoi tran o nam va nu

Tóc rụng nhiều và không có dấu hiệu mọc lại có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Tình trạng bị hói 2 bên trán phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy tóc rụng nhiều ở phần trán kèm những dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn có nguy cơ bị hói trán:

  • Tóc rụng nhiều hơn bình thường (hơn 100 sợi mỗi ngày). (1)
  • Tóc con có mọc mới nhưng ít, dễ rụng và lâu ngày sẽ tạo ra những mảng da đầu bóng nhẵn
  • Tóc rụng và không mọc mới thường xuất hiện sau vài tháng xảy ra những biến cố tâm lý, bệnh tuyến giáp, ung thư, uống thuốc điều trị bệnh, mãn kinh…

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây ra hói trán ở cả nam và nữ đó chính là sự suy yếu của tế bào mầm tóc.

Số lượng và chất lượng của các tế bào mầm tóc đóng vai trò quan trọng trong việc khởi đầu một sợi tóc khỏe hay yếu, dày hay mỏng, ngắn hay dài, đẹp hay xấu…

Dưới sự tác động của thần kinh nội tiết (có sự khác nhau giữa nam và nữ) dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác nữa, tế bào mầm tóc biệt hóa thành sợi tóc mới có đủ các thành phần chính như tủy, bao trong, bao ngoài…

te bao mam toc suy yeu gay hoi tran

Sự suy yếu của tế bào mầm tóc có nguyên nhân khác biệt ở nam và nữ

1. Ở nam

  • Rối loạn thần kinh nội tiết nam: Xảy ra khi có sự mất cân bằng của Testosterone và thường gặp ở nam giới mắc rối loạn sinh lý.
  • Stress/ căng thẳng kéo dài: Áp lực từ vị trí của người làm trụ cột trong gia đình, công việc, kinh tế và cuộc sống khiến nam giới dễ rơi vào trạng thái stress thường xuyên hơn.
  • Yếu tố di truyền: Các nhà khoa học đã kết luận rằng hói đầu là gen trội với phái mạnh. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân bị hói trán, con cái sinh ra (đặc biệt là con trai) sẽ có nguy cơ cao mắc chứng rụng tóc, hói đầu.
  • Một số nguyên nhân khác thường gặp ở nam giới trán hói là viêm nhiễm da đầu, hóa trị, xạ trị, thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, thuốc lá, thức khuya…

2. Ở nữ

  • Rối loạn thần kinh nội tiết nữ: Nữ giới đến thời kỳ mãn kinh – tiền mãn kinh, thay đổi thuốc ngừa thai, sau sinh…
  • Dinh dưỡng mất cân đối: Thường gặp ở phụ nữ sau sinh, cho con bú, giảm cân hoặc chế độ ăn kiêng quá mức… khiến quá trình mọc tóc bị lâu mọc, rối loạn, sợi tóc mảnh… không đủ chỗ để thay thế cho sợi tóc đã bị rụng, gây thưa tóc, lộ da đầu. Đặc biệt, nếu tình trạng rụng tóc không được giải quyết sớm, các nang tóc có nguy cơ bị teo, tóc rất khó mọc lại.
  • Các vấn đề khác như lạm dụng hóa chất làm đẹp, áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, xạ trị, hóa trị…
  • Các vấn đề về tâm lý như lo âu, căng thẳng quá lâu, trầm cảm… khiến tóc rụng nhiều.

Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, khói bụi, làm việc quá sức, nghiện thuốc lá… cũng góp phần “bào mòn” sức khỏe của tế bào mầm tóc.

1. Hói trán ở nam

Có 3 kiểu hói phổ biến ở nam giới là:

  • Hói trán (hói trán chữ M): Tóc ở vùng trán bị rụng nhiều nhất là ở hai bên trán, tóc con mọc lên chậm và nhanh rụng đi, thậm chí là không mọc mới. Lâu dần, sẽ tạo thành “vầng trán cao” có đường chân tóc thụt lùi lại. Những nang tóc không có tóc mới mọc lên lâu ngày sẽ trở nên nhẵn bóng giống hình chữ M.
  • Hói ở đỉnh đầu (trán hói hình móng ngựa hay còn gọi là hói kiểu chữ U): Tại đỉnh đầu, tóc rụng nhiều hơn bình thường và có hiện tượng rụng từng mảng. Càng ngày sẽ lan rộng ra nhiều vùng da đầu khác như hai bên mang tai, trước trán (chỉ còn phần tóc sau gáy).
  • Hói từng mảng (kiểu hói hình chữ O): Không rụng từng mảng như 2 kiểu hói bên trên, hói từng mảng làm lộ da đầu ra ngoài. Da đầu nhẵn bóng do nang tóc đã bị teo, tóc mới không thể mọc lên được nữa. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, có thể đầu sẽ trụi tóc. (2)

phan loai cac kieu tran hoi

3 kiểu hói đầu đặc trưng ở nam giới

2. Hói trán ở nữ

Mặc dù hói đầu không phổ biến ở nữ như nam giới, nhưng khi trải qua quá trình hóa trị, xạ trị, hói nặng… khiến tóc các chị em rụng nhiều ở đường trán.

hoi tran thuong gap o nu

Kiểu rụng tóc thường gặp ở phụ nữ

Top 6 cách trị hói trán bằng các phương pháp dân gian tại nhà

Hói trán có chữa được không là vấn đề nhức nhối khiến phần lớn người bị hói đầu trăn trở. Vì để ngoại hình trở nên thu hút hơn, ngoài làn da thì mái tóc là bộ phận người đối diện thường xuyên nhìn ngắm nhất. Vì vậy, ai cũng muốn nhanh chóng khắc phục những “lỗ hổng” trên mái tóc, nhất là tìm cách làm mọc tóc phần trán. (3)

Bạn có thể thử áp dụng những cách hỗ trợ mọc tóc từ dân gian tại nhà dưới đây!

1. Cách làm tóc mọc ở trán với dầu dừa

Dầu dừa vốn là tinh dầu thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Dầu dừa có khả năng cấp ẩm từ bên ngoài giúp tóc trở nên bóng mượt và mềm mại hơn. Bên cạnh đó, acid lauric có đặc tính kháng viêm giúp tăng khả năng liên kết protein với tóc. Vì vậy, nhiều người tin rằng sử dụng dầu dừa có thể giúp trị hói trán.

Chuẩn bị:

  • 3-5 thìa dầu dừa (làm ấm)

Cách thực hiện:

  • Sau khi làm ấm dầu dừa, bôi dầu dừa lên vùng trán hói
  • Massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm sâu hơn
  • Sau 20 phút thì rửa sạch
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần để sớm cảm nhận hiệu quả của phương pháp này.

tri hoi tran bang dau dua

Dùng dầu dừa để ủ tóc sẽ giúp tóc ẩm mượt, óng ả hơn

2. Cách chữa hói 2 bên thái dương bằng hành tây

Không ít người tỏ ra ngại ngùng trước mùi hôi và vị cay của hành tây. Tuy nhiên, hành tây mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích khiến bạn phải “trầm trồ” như: kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, cải thiện tiêu hóa… và đặc biệt là được dân gian truyền tai nhau sử dụng để trị hói trán.

Chuẩn bị:

  • 3 thìa nước ép hành tây
  • 3 thìa dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Trộn 2 nguyên liệu lại với nhau, massage đều trên vùng trán hói khoảng 20 phút
  • Sau đó gội đầu lại với nước sạch cho thật sạch
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần để đạt hiệu quả.

3. Nước ép tỏi giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, hói trán

Tỏi giàu chất kháng sinh allicin, chất chống oxy hóa, vitamin E, glycogen, fitonxit… có thể giúp cơ thể phòng cảm cúm và khỏe mạnh hơn. Trong dân gian, tỏi được dùng để chữa bệnh hói đầu và cải thiện tình trạng thưa tóc.

Chuẩn bị:

  • 3 thìa nước ép tỏi

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch vùng da đầu bị hói
  • Thoa và kết hợp massage nước ép tỏi trên da đầu khoảng 15 phút
  • Gội đầu với dầu gội để khử mùi tỏi và xả lại với nước cho sạch.
  • Áp dụng cách massage da đầu bằng tỏi mỗi tuần 2 lần có thể giúp da đầu khỏe mạnh cũng như hạn chế tổn thương không đáng có khi sử dụng quá liều.

4. Cách trị trán hói chữ M bằng lá trà xanh

Chiết xuất lá trà xanh có công dụng chống oxy hóa, vì vậy gội đầu bằng nước lá trà xanh được cho là có thể bảo vệ và duy trì mái tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, gội đầu bằng nước trà xanh thường xuyên có thể “tạm biệt” tình trạng trán hói.

Chuẩn bị:

  • 10gr lá trà xanh
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh
  • Đun với 1 lít nước trong 10 phút
  • Để nguội và dùng để gội đầu
  • Có thể gội đầu bằng lá trà xanh 3 lần mỗi tuần, giúp da đầu sạch khỏe ngăn ngừa gàu và viêm nhiễm da đầu.

cach tri hoi tran bang tra xanh

Bạn cũng có thể hãm nước trà xanh uống hàng ngày để tăng cường khả năng chống oxy hóa mái tóc từ bên trong

5. Phục hồi và giúp tóc mọc nhanh từ dầu oliu 

Lợi ích mà dầu oliu mang đến cho mái tóc đó là dưỡng ẩm, hỗ trợ tóc mọc nhanh và cải thiện tình trạng hói trán.

Chuẩn bị:

  • 3 thìa dầu oliu
  • 1 ly nước nóng

Cách thực hiện:

  • Làm ấm dầu oliu bằng cách ngâm trong cốc nước nóng
  • Sau khi dầu oliu ấm lên, bôi lên da đầu kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh dầu ngấm sâu vào các lỗ chân lông.
  • Xả sạch bằng dầu gội và nước mát
  • Để hiệu quả, bạn nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/ tuần

6. Lá neem ngoài chữa bệnh còn hỗ trợ cải thiện hói trán 

Cây Neem (nhiều nơi gọi là xoan Ấn Độ) có tên khoa học là Azadirachta indica. Trong ngôn ngữ Phạn, “neem” có nghĩa là chữa lành bệnh tật. Lá neem chứa hơn 100 hợp chất Nimbin, desacetyl nimbasa nimbi nene, nimbandial và quercetin… có thể dùng để kháng viêm, kháng khuẩn cho da đầu gàu. Ngoài ra, lá neem còn được cho là có thể giúp kích thích tóc mọc mới.

Chuẩn bị:

  • 40 lá neem
  • 1 thìa mật ong và nước nóng vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá neem rồi cho vào ngâm với nước nóng qua đêm.
  • Lọc lấy nước dùng để gội đầu.
  • Phần xác lá neem dùng để xay nhuyễn rồi trộn đều với 1 thìa mật ong.
  • Bôi hỗn hợp lá neem và mật ong lên đầu, nhất là vùng bị hói trán,  ủ khoảng 30 phút rồi gội sạch.
  • Thực hiện gội đầu kết hợp ủ da đầu với mặt nạ lá neem liên tục 1 lần/tuần trong khoảng 2-3 tháng để cải thiện tình trạng gàu, giúp da khỏe sạch khỏe hơn, từ đó tóc phát triển tốt hơn.

chua hoi tran tai nha co nen khong

Tóc mái rụng nhiều hơn vì tự chữa hói trán tại nhà quá đà

Được biết, hành trình “phủ xanh đồi trọc” là một quá trình tương đối dài. Do đó, các nhà khoa học xác định, phương pháp điều trị hói tóc chỉ thành công nếu nang tóc còn hoạt động, ngược lại nếu nang tóc không còn, tế bào mầm tóc sẽ không thể phát triển thành sợi tóc mới. Vì thế, đừng vội tin vào những tâng bốc quá đà về các sản phẩm mọc tóc cấp tốc hoặc phương pháp dân gian mà “rước họa vào thân”.

Bí quyết đẩy lùi và phòng ngừa hói 2 bên trán hiệu quả 

Chẳng ai có thể hài lòng với mái tóc thưa, lộ rõ phần trán và da đầu ra ngoài. Với phụ nữ tuổi trung niên cũng vậy, tóc phần trán vơi đi bao nhiêu là bấy nhiêu nỗi ưu phiền vây quanh. Với nam giới, hói trán có thể “lấy đi” phong độ đỉnh cao vốn có của quý ông, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội…Chỉ trăn trở, lo lắng, thao thức đêm ngày sẽ chẳng thể nào giúp tóc mọc trở lại được.

Tên Tiến sĩ Lê Thúy Tươi cũng cho biết thêm, các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine đều được tạo thành từ protein. Thiếu serotonin sẽ gây tình trạng căng thẳng, mất ngủ. Dopamin liên quan đến sự thú vị và khuyến khích các cá nhân tìm nguồn để duy trì niềm vui. Vì thế, thiếu hụt protein gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh, khí sắc ủ rũ – một trong những yếu tố gây co nhỏ tế bào mầm tóc dẫn đến tóc rụng nhanh, mọc yếu hoặc không thể mọc.

Theo các chuyên gia khoa học, tác động vào tế bào mầm tóc và điều hòa thần kinh nội tiết (có sự khác biệt giữa nam và nữ) là phát hiện mới làm thay đổi quan niệm điều trị rụng tóc, hói đầu từ Đông sang Tây. Do đó, để thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, cần có giải pháp chuyên biệt riêng nam và riêng nữ, từ đó mới có thể sản xuất ra những sợi tóc khỏe mạnh, kích thích quá trình mọc tóc diễn ra “êm đẹp”.

Quá trình mọc và rụng tóc khác biệt ở nam và nữ

Công thức khoa học chuyên biệt dành cho nữ giới có trong Qik Hair For Women và sản phẩm dành cho nam là Qik Hair For Men sẽ tác động từ bên trong theo cơ chế hỗ trợ cân bằng thần kinh nội tiết, bảo vệ và chống lại các tác nhân gây hại cho tóc, phục hồi và nuôi dưỡng tóc mọc nhanh dày khỏe, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ hói đầu do di truyền.

banner dat hang qik hair pc
qikhair-dsk
banner dat hang qik hair mb
qikhair-dsk

Nhờ tác động trúng đích vào yếu tố tế bào tóc và thần kinh nội tiết chuyên biệt cho nam và nữ, những vùng tóc bị rụng, thưa nhiều như bị hói 2 bên trán, đỉnh đầu sẽ có tóc con mọc trở lại. Vì vậy, đừng đợi tới đầu nhẵn bóng mới bắt đầu cách trị trán hói 2 bên chữ M, bạn nên phòng ngừa từ sớm bằng những hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên có trong Qik Hair đã được chứng nhận an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ và ngăn rụng tóc, hói đầu.

Từ khóa » Nguyên Nhân Hói đầu Chữ M