Tốc độ Cho Phép Của Xe Máy Theo Quy định 2022 - Luật Sư X

Xe máy là một trong những phương tiện phổ biến mà người Việt Nam lựa chọn khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe máy phải tuân thủ quy định tốc độ theo pháp luật giao thông đường bộ. Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng tốc độ cho phép của xe máy là bao nhiêu? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Căn cứ pháp lý

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT

Tốc độ cho phép của xe máy.

Xe máy là phương tiện được người dân sử dụng nhiều nhất hiện nay cho nên việc quy định tốc độ xe máy trong các khung đường khác nhau là điều vô cùng cần thiết. Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để biết quy định về xe máy được chạy tốc độ bao nhiêu.

Xe máy được chạy tốc độ bao nhiêu?

Tốc độ cho phép của xe máy là bao nhiêu?

Tốc độ của môtô (xe máy) được thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau: tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Theo quy định của thông tư 31/2019/TT-BGTVT, đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là đường đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường qua khu đông dân cư.

Tốc độ cho phép của xe máy trong thành phố

Hiện nay, Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư tuân thủ quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Theo Thông tư này, khi đi trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa của các phương tiện như sau:

Loại xeTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lênĐường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự4040
Các phương tiện xe cơ giới khác6050

Nếu nhìn bảng trên, nhiều người sẽ nghĩ xe máy trong khu dân cư chỉ được chạy tối đa 40km/h. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai, xuất phát từ việc hiểu sai khái niệm xe máy và xe gắn máy.

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự…

Ngay từ khái niệm này, Quy chuẩn 41 đã xác định xe máy và xe gắn máy là 02 loại khác nhau.

Cụ thể hơn, Quy chuẩn định nghĩa từng loại như sau:

– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg;

– Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Như vậy, xe máy và xe gắn máy là 02 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Việc giới hạn 40km/h chỉ áp dụng với xe gắn máy chứ không phải xe máy.

Hiện nay, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 01 chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 02 chiều (đường có cả 02 chiều đi và về trên cùng 01 phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 01 chiều có 01 làn xe cơ giới.

Tốc độ cho phép của xe máy trên quốc lộ

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới như sau:

“ Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.6050

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.6050

Theo đó, căn cứ vào các quy định pháp luật trên ta có Tốc độ cho phép của xe máy trên quốc lộ là:

Thứ nhất: Tốc độ tối đa cho phép của xe máy trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h;

– Trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h.

Thứ hai: Tốc độ tối đa cho phép của xe máy ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 70 km/h;

– Trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 60 km/h.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
  • Không nộp phạt vi phạm giao thông có bị sao không?
  • Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
  • Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
  • Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tốc độ cho phép của xe máy″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tốc độ tối đa là gì?

Có thể hiểu, Tốc độ tối đa là tốc độ mà người tham gia giao thông được phép đi trong giới hạn cho phép mà pháp luật quy định. Có thể thấy, người tham gia giao thông không được vượt biển giới hạn về tốc độ cho phép – Hành vi vượt quá tốc độ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào tốc độ đi so với tốc độ giới hạn sẽ là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy?

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

3/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Tốc độ Xe Máy