Tội đe Dọa Giết Người Theo Quy định Bộ Luật Hình Sự Mới
Có thể bạn quan tâm
Tội đe dọa giết người Điều 133 BLHS
Mục lục bài viết
- Tội đe dọa giết người Điều 133 BLHS
- Đe dọa giết người là gì?
- Hậu quả của việc đe dọa giết người:
- Điều 133. Tội đe dọa giết người
- Phân tích cấu thành Tội đe dọa giết người
- 1. Khách thể của tội phạm
- 2. Mặt khách quan của tội phạm
- 3. Mặt chủ quan của tội phạm
- 4. Chủ thể của tội phạm
- 5. Hình phạt
- Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo
- 1. Vai trò của luật sư bào chữa
- 2. Quy trình cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa
- 3. Các tình huống mà luật sư bào chữa có thể giúp đỡ
- 4. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa
- 5. Chi phí cho dịch vụ luật sư bào chữa
- Bài liên quan:
- Đe dọa giết người là gì?
Đe dọa giết người là gì?
Đe dọa giết người là hành vi của một người, bằng lời nói, hành động, cử chỉ, hoặc bất kỳ hình thức nào khác, làm cho người khác cảm thấy sợ hãi và tin rằng mình sẽ bị giết.
Đặc điểm của hành vi đe dọa giết người:
- Tính chất khách quan:
- Hành vi đe dọa có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như:
- Lời nói: Nói trực tiếp, qua điện thoại, tin nhắn, thư…
- Hành động: Cử chỉ đe dọa, mang theo vũ khí, phá hoại tài sản…
- Hành vi đe dọa có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như:
- Tính chất chủ quan:
- Người thực hiện hành vi phải có ý thức làm cho người khác sợ hãi.
- Người bị đe dọa phải cảm thấy lo sợ và tin rằng lời đe dọa có thể trở thành hiện thực.
Hậu quả của việc đe dọa giết người:
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần: Người bị đe dọa thường sống trong sợ hãi, lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
- Phá vỡ trật tự xã hội: Tạo ra môi trường bất ổn, mất an toàn.
- Trách nhiệm pháp lý: Người thực hiện hành vi đe dọa giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Mọi hình thức đe dọa giết người đều bị pháp luật nghiêm cấm.
- Nếu bạn bị đe dọa giết người, hãy báo ngay cho cơ quan công an để được bảo vệ.
- Không nên tự ý giải quyết hoặc trả thù, vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Ví dụ về hành vi đe dọa giết người:
- Gửi tin nhắn đe dọa giết người qua điện thoại.
- Viết thư đe dọa và gửi đến nhà nạn nhân.
- Mang theo dao đến nhà nạn nhân và đe dọa.
- Nói những lời lẽ đe dọa trực tiếp với nạn nhân.
Để biết thêm thông tin chi tiết về tội danh đe dọa giết người và hình phạt, bạn có thể tham khảo các quy định của Bộ luật Hình sự.
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là tội phạm được coi là nguy hiểm cho xã hội, gây lo lắng, sợ hãi cho người bị đe dọa. Để cấu thành tội phạm này, cần phân tích các yếu tố sau:
Phân tích cấu thành Tội đe dọa giết người
1. Khách thể của tội phạm
Tội đe dọa giết người xâm phạm đến quyền được sống, quyền tự do cá nhân và an toàn của con người, một trong những quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ.
2. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa bằng lời nói, hành động, hoặc cách thức khác nhằm gây ra sự lo sợ nghiêm trọng cho người bị đe dọa rằng họ có thể bị giết.
- Tính chất của lời đe dọa: Lời đe dọa phải có tính nghiêm trọng, thực tế và làm cho người bị đe dọa cảm thấy thực sự lo sợ về khả năng bị giết hại. Điều này được đánh giá dựa trên hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ giữa các bên, và cách mà hành vi đe dọa diễn ra.
- Hậu quả: Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ được thực hiện, tức là họ thực sự sợ hãi rằng bản thân mình có thể bị giết.
Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).
Ví dụ: Đe doạ người khác nhiều lần bằng lời nói là sẽ giết chết họ.
- Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).
+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.
Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:
– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.
– Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.
– Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.
– Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.
- Lưu ý: Người có hành vi đe doạ giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xác định được căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ thực sự là việc đe doạ hoàn toàn có khả năng sẽ được thực hiện, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
- + Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người (phạm tội chưa đạt) với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.
- Tuy nhiên, ở tội đe doạ giết người thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện lòi đe doạ giết. Còn ở trường hợp giết người chưa đạt (Điều 93), thông thường người phạm tội thực hiện việc chuẩn bị phạm tội một cách lén lút, bí mật. Mặt khác, mục đích đe dọa của tội này khác với mục đích giết người của tội giết người.
a. Hành vi phạm tội
- Người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe doạ lo sợ. Hành vi này chỉ có thể là hành động như bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn, nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng thật là mình có thể bị giết như: mài da, lấy súng lên đạn, viết thư, nhắn tin v.v…
- Hành vi đe doạ của người phạm tội phải làm cho người bị đe doạ thực sự tin rằng mình sẽ bị giết, tức là có căn cứ để xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện; căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe doạ không phải là căn cứ khách quan, đây là dấu hiệu đặc trưng của tội này, song lại là dấu hiệu khó xác định.
- Nếu người phạm tội sau lời đe doạ lại thực hiện một số hành vi như tìm kiếm phương tiện giết người hoặc chuẩn bị phương tiện giết người thì phải xác định những hành động đó chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng bị giết thật chứ không nhằm tước đoạt tính mạng người bị đe doạ.
- Chính vì mục đích đó, nên hành vi có vẻ chuẩn bị này, người phạm tội cố ý để cho người bị đe doạ nhìn thấy hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe doạ biết, còn hành vi chuẩn bị nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, người phạm tội phải thực hiện một cách lén lút không cho ai biết, vì nếu để lộ sẽ không thực hiện được ý định giết người. Đây cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị.
b. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
- Hậu quả của hành vi đe dọa giết người là sự lo sợ rằng việc bị giết có thể xảy ra chứ không xảy ra trên thực tế. Bởi nếu từ hành vi đe dọa được thực hiện trên thực tế, thì việc nạn nhân chết hoặc bị thương tích sẽ cấu thành tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích chứ không còn là tội đe dọa giết người nữa. luật sư hình sự
Hành vi đe dọa phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân lo sợ bị giết
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, tức là họ nhận thức được rằng hành vi của mình là đe dọa giết người và mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả là người khác sợ hãi vì bị đe dọa.
- Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
- Lưu ý:
- Trường hợp đe doạ giết người mà có động cơ mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị đe doạ thì không cấu thành tội này. Trong trường hợp này người có hành vi đe doạ giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
4. Chủ thể của tội phạm
- Chủ thể của tội đe dọa giết người là bất kỳ cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa là người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự, nhận thức được hành vi của mình.
- Chủ thể của tội đe dọa giết người nhất thiét phải đủ 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì khoản 1 Điều 133 là tội ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 133 là tội nghiêm trọng mà người từ đủ 14 tuổi đén dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đã được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự.
Về phía nạn nhân
- Người bị hại phải thực sự lo lắng và tin rằng hành vi đe doạ của người phạm tội sẽ được thực hiện. Đối với tội đe dọa giết người, thì về cơ bản nạn nhân phải quen biết hoặc có mối quan hệ nào đó với người thực hiện hành vi bởi xuất phát từ những mục đích nhất định về tiền bạc, tình cảm hoặc các mối quan hệ khác thì mới tạo ra động cơ thúc đẩy hành vi đe dọa xảy ra. Tuy nhiên cũng có thể người phạm tội và nạn nhân không có quan hệ quen biết từ trước, mặc dù điều này trên thực tế xảy ra không nhiều. luat su bao chua
- Điều này phụ thuộc vào hoạt động tư duy của mỗi người. Chính thái độ tâm lý của người bị đe doạ là dấu hiệu buộc tội bị cáo. Việc xác định sự sợ hãi của người bị đe doạ phải căn cứ thái độ, các hoạt động của họ sau khi nhận được sự đe doạ, thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, mối quan hệ giữa bị cáo và người bị hại. Nếu trong hoàn cảnh đó, nhiều người cho rằng sự đe doạ đó sẽ được thực hiện thì sự lo sợ của người bị hại là có căn cứ.
- Người bị đe doạ có thể sợ mình bị giết và cũng có thể sợ người thân của mình bị giết miễn là họ tin rằng hành vi đe doạ của bị cáo sẽ được thực hiện.
5. Hình phạt
Theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015:
- Khoản 1: Người nào đe dọa giết người mà làm cho nạn nhân lo sợ rằng việc đe dọa này có khả năng thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Khoản 2: Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm:
- a) Đối với 2 người trở lên;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- d) Đối với người dưới 16 tuổi;
- đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Tóm lại, tội đe dọa giết người là hành vi mang tính chất nghiêm trọng, cần có yếu tố làm cho nạn nhân tin rằng họ sẽ thực sự bị giết, từ đó tạo nên sự hoảng loạn và lo sợ.
Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo
Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, đảm bảo quy trình tố tụng được thực hiện đúng quy định pháp luật. Dưới đây là những nội dung chính về dịch vụ luật sư GIỎI bào chữa:
1. Vai trò của luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa có vai trò quan trọng trong việc:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
- Đảm bảo rằng quá trình tố tụng diễn ra công bằng, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
- Hỗ trợ bị can, bị cáo hiểu rõ quyền của mình và các quy định pháp luật có liên quan.
- Tham gia quá trình điều tra, thu thập chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo.
- Tranh tụng tại tòa để bảo vệ quan điểm bào chữa, làm rõ những yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc các yếu tố vô tội nếu có.
2. Quy trình cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa
Dịch vụ luật sư bào chữa thường bao gồm các bước chính sau:
- Tư vấn pháp luật ban đầu: Luật sư sẽ gặp bị can, bị cáo hoặc người thân của họ để lắng nghe sự việc, tư vấn về quyền lợi và những bước cần thực hiện.
- Tham gia quá trình điều tra: Luật sư có quyền tham gia cùng với bị can, bị cáo trong các buổi hỏi cung của cơ quan điều tra, đưa ra ý kiến pháp lý, đảm bảo quá trình lấy lời khai diễn ra đúng quy định.
- Thu thập chứng cứ: Luật sư có thể thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu để làm rõ sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo.
- Tham gia phiên tòa: Luật sư đại diện cho bị can, bị cáo trong các phiên xét xử, trình bày các lập luận, chứng cứ có lợi, tranh tụng với bên buộc tội để bảo vệ thân chủ.
3. Các tình huống mà luật sư bào chữa có thể giúp đỡ
- Khi bị can, bị cáo bị tạm giam hoặc điều tra, luật sư sẽ giúp họ hiểu rõ các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.
- Trong trường hợp các quyền của bị can, bị cáo bị vi phạm (ví dụ như bị ép cung, nhục hình), luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp.
- Trong phiên tòa, luật sư sẽ trình bày các yếu tố giảm nhẹ hình phạt hoặc chứng minh sự vô tội nếu có.
4. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Luật sư sẽ đảm bảo bị can, bị cáo được hưởng đầy đủ quyền lợi pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Giảm nhẹ hình phạt: Luật sư có thể giúp bị can, bị cáo tìm ra các tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi, bị tác động bởi hoàn cảnh, không có tiền án, tiền sự…
- Tăng cơ hội được tuyên vô tội: Nếu có đủ chứng cứ chứng minh bị can, bị cáo không phạm tội, luật sư sẽ bào chữa để thân chủ được tuyên vô tội.
5. Chi phí cho dịch vụ luật sư bào chữa
Chi phí thuê luật sư bào chữa phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ án, thời gian tham gia tố tụng và uy tín của luật sư. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu bị can, bị cáo không có khả năng tài chính để thuê luật sư, nhà nước có thể chỉ định luật sư bào chữa miễn phí theo quy định.
Tóm lại:
Việc có luật sư bào chữa giúp bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo, đảm bảo họ được đối xử công bằng và đúng quy trình pháp lý. Luật sư không chỉ hỗ trợ trong việc phòng vệ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công lý.
GIỚI THIỆU CHUYÊN TRANG LUẬT SƯ BÀO CHỮA HÌNH SỰ
TÌM THUÊ LUẬT SƯ GIỎI?
Luật sư Nguyễn Văn Phú
CEO of CÔNG TY LUẬT TNHH PHÚ & LUẬT SƯ
Điện thoại: 0922 822 466
Email: phuluatsu@gmail.com
DỊCH VỤ LUẬT SƯ BÀO CHỮA
Đánh giá postBài liên quan:
Tội trộm cắp tài sảnTội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luậtÁp dụng biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sựTừ khóa » Dọa Giết Là Gì
-
Đe Dọa Giết Người Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Hình Phạt Tội đe Dọa Giết Người Theo Quy định Bộ Luật Hình Sự ?
-
Tội đe Dọa Giết Người Bị Phạt Bao Nhiêu Năm Tù Theo Quy định Của ...
-
Đe Dọa Giết Người Là Gì? Tội đe Dọa Giết Người Theo Bộ Luật Hình Sự?
-
Hành Vi đe Dọa Giết Người Theo Bộ Luật Hình Sự Hiện Hành?
-
Đe Doạ Giết Người Là Vi Phạm Gì?
-
Tội đe Dọa Giết Người Là Gì? - Luật Trần Và Liên Danh
-
Bàn Về Tội đe Dọa Giết Người Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Cách Thức Bảo Vệ Bản Thân Khi Bị Dọa Giết ? - Luật Long Phan
-
Đe Dọa Giết Người được Pháp Luật Quy định Như Thế Nào?
-
Đe Dọa Giết Người Cũng Có Thể đi Tù? - LuatVietnam
-
Đe Dọa Giết Người Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Đe Dọa Giết Người Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Đe Dọa Giết Người Có Bị Truy Cứu Hình Sự Không? - Luật LawKey