Tỏi đỏ Là Gì, Công Dụng Của Tỏi đỏ [ Sâm đại Hành ]
Có thể bạn quan tâm
Cây Tỏi đỏ hay còn gọi là Sâm đại hành là một cây thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với công dụng chính là kháng khuẩn, chống viêm, kháng virus và bổ máu. Tỏi đỏ ( Sâm đại hành ) thường được sử dụng trong các bệnh viêm đường hô hấp như Viêm họng cấp và mạn tính, viêm phế quản, viêm phổi, chốc đầu trẻ em, chàm nhiễm trùng … ngoài ra Tỏi đỏ còn kết hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ máu, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn và kháng Virus.
Mục lục bài viết
- 1 Đặc điểm thực vật cây Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
- 2 Phân bố , bộ phận dùng, thu hái và chế biến Tỏi đỏ(Sâm đại hành)
- 3 Thành phần hóa học của Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
- 4 Tác dụng dược lý của Tỏi đỏ theo y học hiện đại
- 5 Công dụng của Tỏi đỏ theo y học cổ truyền (Sâm đại hành)
- 6 Cách dùng, liều dùng của Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
- 7 Các bài thuốc từ Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
Đặc điểm thực vật cây Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
Tỏi đỏ : Tên khác Sâm đại hành, Tỏi lào, Hành lào, Hành đỏ
Tên khoa học Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.(E. subaphylla Gagnep.), thuộc họ La đơn – Iridaceae. Tỏi đỏ là một loại cây thảo cao 30-60cm. Sống lâu năm, thân hành thường gọi là củ, củ hình trứng ( Giống củ hành ) dài 4-5 cm, đường kính 2 – 3 cm dài hơn củ hành, vảy ngoài màu đỏ nâu, trong màu hồng đến đỏ nâu. Lá hình mác dài 40-50cm, rộng 3-5cm, gân lá song song, chạy dọc, trông giống như lá cau non, Hoa trắng hoặc vàng mọc thành chùm 3 lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng nhạt, 3 nhị màu vàng. Quả nang, chứa nhiều hạt.Phân bố , bộ phận dùng, thu hái và chế biến Tỏi đỏ(Sâm đại hành)
Tỏi đỏ ( Sâm đại hành ) mọc hoang hoặc được trồng lấy củ làm thuốc khắp nơi như Nam định, Hà nam, Hà tây, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng nam, Quảng ngãi …
Bộ phận dùng : Củ ( Dò) :Cây Tỏi đỏ Sau khi trồng một năm có thể đào lấy củ, rửa sạch bóc vỏ ngoài ,có thể dùng tươi hay thái lát mỏng phơi hoặc sấy khô mà dùng. Vị thơm hơi hắc.
Thành phần hóa học của Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
Trong Tỏi đỏ có 4 chất chính là Eleutherin, Isoeleuthrin, Eleutherola và một hoạt chất khác chưa xác định.Mới đây viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tách chiết thành công hoạt chất S3 – Elebosin trong củ Tỏi đỏ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
Tác dụng dược lý của Tỏi đỏ theo y học hiện đại
Tác dụng chổng viêm của Tỏi đỏ: Làm giảm phản ứng phù thực nghiệm trên chân chuột (thí nghiệm so sánh với hydrococtison thấy gần tương tự).
Tác dụng kháng sinh của Tỏi đỏ: Dịch chiết tỏi đỏ tẩm giấy có đường kính 10mm đặt trên thạch có cấy vi trùng có tác dụng hạn chế sinh sản của vi trùng Diplococcus pneumoniae, Streptococcus hemolyticus Staphylococcus aureits. Tác dụng yếu hơn đối với Shigella, Shiga, Bacil- lus mycoỉdes, B. anthracỉs. Không có tác dụng đối với Escherichia coỉỉ, Baciỉlus pyocyaneus, B. diphteriae.
Trên lâm sàng, thấy có tác dụng tốt đối với chốc đầu trẻ em, nhọt đầu đinh, viêm da mủ, viêm họng cấp và mãn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến … (Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai và Quân y viện 108).
Độc tính: Chuột nhắt uống với liều 169g/ kg (1 lần), thỏ uống 26g/kg/ngày (uống liền 3 ngày) không biểu hiện nhiễm độc, súc vật sống bình thường.
Cho thỏ uống với liều 10g/kg/ngày, liền trong 30 ngày. Con vật khỏe mạnh bình thường, giải phẫu không thấy tổn thương gan hay thận.
Công dụng của Tỏi đỏ theo y học cổ truyền (Sâm đại hành)
Theo YHCT, Tỏi đỏ có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc. Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, bổ huyết, tiêu độc, sinh cơ, thông huyết, an thần…, dùng làm thuốc điều trị viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi , thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa, ăn kém, ngủ khó, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, sang thương ứ huyết, phong thấp đau khớp, dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Cách dùng, liều dùng của Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm, ngâm rượu hoặc dùng ngoài, giã đắp.
Các bài thuốc từ Tỏi đỏ (Sâm đại hành)
Chưa viêm họng cấp và mạn tính : Tỏi đỏ 1.2g , Xạ can 0.6g, Hoàng kỳ 0.72g, Bạch truật 0.24g, Phòng phong 0.24g, Ké đầu ngựa 0.4g : Sắc uống ngày 1 thang
Chữa mụn nhọt lở ngứa: Tỏi đỏ, bồ công anh, kim ngân mỗi vị 14-18g, sắc uống.
Chữa đau lưng hoặc khớp sưng đau: Tỏi đỏ xào với rượu đầm vào túi vải mỏng đắp.
Chữa rắn cắn: Tỏi đỏ giã sống vắt nước uống bã đắp ngoài.
Trị mụn nhọt chốc lở: Tỏi đỏ, kim ngân hoa, thương nhĩ tử mỗi loại 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chàm, chốc đầu: Tỏi đỏ nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống ngày 12-14g, đồng thời sắc đặc bôi ngoài.
Chữa mất ngủ, thiếu máu: Tỏi đỏ 30g, lạc tiên 14g. Sắc uống.
Chữa khớp sưng do sang thương: Tỏi đỏ tươi 50g, giã dập xào với dấm uống. đắp lên khớp đau bó lại, ngày 1-2 lần.
2pharm.net ( Sưu tầm và tổng hợp )
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Tỏi Lào
-
Cây Tỏi đỏ Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Sâm đại Hành (tỏi Lào, Hành Lào, Tỏi đỏ) | Cây Cảnh
-
Cây Tỏi đỏ
-
Công Dụng Của Tỏi Lào ít Người Biết đến - Sức Khỏe 24h
-
Tỏi đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Tỏi đỏ
-
Cây Tỏi đỏ (sâm đại Hành) Và 4 Bài Thuốc Chữa Bệnh Ngoài Da, đau ...
-
Hai Loại Tỏi Quý Trị Bệnh - VnExpress Sức Khỏe
-
Khám Phá Những Lợi ích Của Tỏi đỏ đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Cây Tỏi Trời: Vị Thuốc Quý Hiếm Mang ý Nghĩa Thuần Khiết - YouMed
-
Tỏi đỏ Là Gì Với Tác Dụng Của Cây Tỏi đỏ Và Cách Dùng Chữa Bệnh Ra ...
-
SÂM ĐẠI HÀNH, TỎI ĐỎ, TỎI LÀO, HÀNH ĐỎ - Ebook Y Học - Y Khoa
-
Cây Tỏi Trời | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tỏi đỏ - Vị Thuốc Bổ Máu, Viêm Phế Quản, U Nhọt, Tiêu độc; Giá:180K
-
Sâm đại Hành: Công Dụng Và Cách Dùng Cây Thuốc Quý Trị Bệnh
-
Sâm đại Hành (tỏi đỏ) Bổ Máu, Dưỡng Huyết điều Trị Thiếu Máu
-
Sâm đại Hành - Vị Thuốc Bổ Máu, Dưỡng Huyết Và Lưu ý Cách Dùng
-
BÀI 423 - TỎI LÀO: Vị Thuốc Chữa Bách Bệnh - Dược Liệu Từ Thiên Nhiên
-
Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất
-
Sâm đại Hành - Vị Thuốc Nam Gần Gũi Với Nhiều Công Dụng đặc Biệt