Tội Giả Mạo Trong Công Tác Bị Xử Lý Như Thế Nào ? - THAIHA LAW
Có thể bạn quan tâm
Chủ thể của tội giả mạo trong công tác là người có chức vụ, quyền hạn .Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, do động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
MỤC LỤC
- A. Các dấu hiệu pháp lý của tội giả mạo trong công tác
- 1) Khách thể của tội giả mạo trong công tác
- 2) Mặt khách quan của tội giả mạo trong công tác
- 3) Mặt chủ quan của tội giả mạo trong công tác
- 4) Chủ thể của tội giả mạo trong công tác
- B. Khung hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác
- C. Một số bản án về tội giả mạo trong công tác
A. Các dấu hiệu pháp lý của tội giả mạo trong công tác
1) Khách thể của tội giả mạo trong công tác
Tội giả mạo trong công tác làm ảnh hưởng sự đúng đắn, xác thực của các loại giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức và qua đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan đó, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2) Mặt khách quan của tội giả mạo trong công tác
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở chỗ người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Sữa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm cho giấy tờ tài liệu đó không đúng với nội dung thực của nó. Ví dụ: chữa ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh, chữa loại tốt nghiệp trong giấy chứng nhận tốt nghiệp v.v…;
– Làm hoặc cấp giấy tờ giả. Giấy tờ giả là giấy tờ mang nội dung hoàn toàn giả mạo, không có thật trong thực tế. Ví dụ: Làm hoặc cấp các bằng đại học cho những người không đủ điều kiện được cấp, cấp giấy chứng nhận thương binh cho người không phải là thương binh, v.v… Giấy tờ giả có thể là giá cả về hình thức và nội dung như làm giả hoàn toàn một bằng đại học) hoặc chỉ giả về nội dung (như dùng phôi bằng thật nhưng ghi nội dung giả vào);
– Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn,
Thông thường trong thực tế người phạm tội thường có hành vi sửa chữa nội dung giấy tờ, tài liệu, làm hoặc cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền để thực hiện hành vi trái pháp luật khác hoặc giúp người khác thực hiện hành vi trái pháp luật. Trong trường hợp đó người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về hành vi đó với tư cách là người thực hành hay là người đồng phạm. Ví dụ: A lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp hộ chiếu giả cho B để B xuất cảnh trái phép thì A phải chịu TNHS về hai tội: tội giả mạo trong công tác và đồng phạm với B trong tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh ; tội ở lại Việt Nam trái phép.
3) Mặt chủ quan của tội giả mạo trong công tác
Tội giả mạo trong công tác được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rằng mình sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu, làm, cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhưng vẫn mong muốn làm việc đó.
Trường hợp một người do thiếu trách nhiệm (như cấp trích sao không kiểm tra giấy tờ gốc, quá tin vào lời tự khai của người khác…) mà làm và cấp giấy tờ không đúng với thực tế thì có thể phải chịu TNHS về tội thiếu TNHS gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội phạm được thực hiện do động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Các động cơ này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP về mặt chủ quan.
4) Chủ thể của tội giả mạo trong công tác
Chủ thể của tội giả mạo trong công tác (Điều 359 Bộ luật Hình sự) là người có chức vụ, quyền hạn.
B. Khung hình phạt đối với tội giả mạo trong công tác
Điều 359. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
C. Một số bản án về tội giả mạo trong công tác
Vào ngày 12/7/2018, bị cáo Nguyễn Văn T nguyên là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch, xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai đang thực hiện nhiệm vụ tại phòng Tiếp nhận và trả kết quả của xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai thì có tiếp nhận 01 bộ hồ sơ của bà Ngô Thị Kim C, sinh năm 1964, trú tại thôn X, xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền trên đất cho ông Nguyễn Văn N, sinh năm 1962 và bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1964, cùng trú tại thôn L, thị trấn S, huyện S, tỉnh Gia Lai. Do lúc này vào cuối buổi chiều nên T không trình ông Hà Đình T – Chủ tịch xã để ký hồ sơ.
Đến sáng ngày 13/7/2018, vợ của T bị đau, phải đi cấp cứu tại bệnh viện Gia Lai hơn 07 ngày thì T về Cơ quan công tác lại nên hồ sơ trên bị quá hạn mất 05 ngày (Theo Quy định 201 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai thì thời gian tiếp nhận và trả kết quả trong vòng 02 ngày). Lúc này, bà Ngô Thị Kim C gọi điện thoại hỏi sao hồ sơ quá hạn, không giải quyết. Do chỗ quen biết và do sợ cấp trên phê bình, phải viết kiểm điểm giải trình nên bị cáo T đã tự ý giả mạo chữ ký của ông Hà Đình T – Chủ tịch UBND xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai vào phần chứng thực của hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà C và vợ chồng ông N ghi ngày 12/07/2018.
Sau khi giả mạo chữ ký của ông T, bị cáo T đã sử dụng con dấu của UBND xã B đóng lên phần chữ ký giả mạo do bị cáo T ký và chuyển toàn bộ hồ sơ trên đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện S, tỉnh Gia Lai. Ngày 27/08/2018, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện S đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng và trả hồ sơ cho bà Ngô Thị Kim C.
Ngày 12/11/2018, ông Nguyễn Văn N đã thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CN 822980, cấp ngày 28/08/2018 (thửa đất nhận chuyển nhượng của bà C) cho Ngân hàng Sacombank huyện S để vay 70.000.000 đ (bảy mươi triệu đồng).
Đến khoảng giữa tháng 8/2018, bị cáo T đang thực hiện nhiệm vụ tại phòng Tiếp nhận và trả kết quả của xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai thì ông Hồ Ngọc L, sinh năm 1967, trú tại thôn H, xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai đến làm Văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế của bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1936 (đã chết) là mẹ của ông Hồ Ngọc L.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bị cáo T đã hướng dẫn ông L kê khai lý lịch. Trong lý lịch ông L chỉ kê khai có hai người gồm ông Hồ Ngọc L và bà Hồ Thị N, sinh năm 1972, trú tại thôn H, xã B, huyện B, tỉnh Gia Lai (Thực tế, gia đình bà D có 7 người con). Bị cáo T đã hẹn ông L và bà N đến để ký, hoàn thiện hồ sơ. Vào ngày 15/08/2018, do chỗ quen biết nên bị cáo T đã tự ý giả mạo chữ ký của ông Hà Đình T – Chủ tịch UBND xã B, huyện S, tỉnh Gia Lai vào phần chứng thực của Văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế, bị cáo T đã sử dụng con dấu của UBND xã B đóng lên phần chữ ký giả mạo do bị cáo Tâm ký và chuyển toàn bộ hồ sơ trên đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện S, tỉnh Gia Lai.
Ngày 18/09/2018, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện S đã hoàn tất hồ sơ thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế và trả hồ sơ cho ông Hồ Ngọc L. Ngày 19/12/2018, ông Hồ Ngọc L đã thế chấp thửa đất số AG 463752, cấp ngày 16/09/2006 (thửa đất ông L được nhận thừa kế từ bà D) cùng 03 thửa đất khác của ông L cho ngân hàng TMCP An Bình để vay số tiền 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng).
Ngày 15/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chư Sê ra Quyết định trưng cầu giám định. Ngày 26/11/2018, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Gia Lai có Kết luận giám định số: 06/KLGĐ kết luận về đối tượng giám định như sau :
Chữ ký đứng tên “Hà Đình T” trên các mẫu cần giám định so với chữ ký họ tên Hà Đình Thủy trên các mẫu so sánh là không phải do cùng một người ký ra.
Hình dấu tròn có nội dung “U.B.N.D xã B, huyện S, T. GIA LAI” trên các mẫu cần giám định so với hình dấu tròn có nội dung “U.B.N.D xã B, huyện S T. GIA LAI” trên các mẫu cần so sánh là do cùng một con dấu đóng ra.
Tại Bản cáo trạng số 22/CT-VKS ngày 05/7/2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã truy tố bị cáo Nguyễn Văn Tâm về tội “Giả mạo trong công tác” theo điểm c khoản 2 Điều 359 của Bộ luật Hình sự.
Quyết định của Tòa án :
Căn cứ … tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn T phạm tội giả mạo trong công tác. Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn T 03( ba) năm tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 05 (năm) năm tính từ tuyên án sơ thẩm.
Xem thêm : Tội giả mạo chức vụ bị xử lý như thế nào ?
Liên hệ luật sư tư vấn hình sự : 0913 597 479 ; 0904 902 429
Từ khóa » Vi Dụ Tội Giả Mạo Trong Công Tác
-
Tội Giả Mạo Trong Công Tác (Điều 359) - Phân Tích Cấu CTTP
-
Lê Trung A Phạm Tội Giả Mạo Trong Công Tác - Tạp Chí Tòa án
-
So Sánh Tội Giả Mạo Trong Công Tác Với Tội Giả Mạo Chức Vụ, Cấp Bậc ...
-
Tội Giả Mạo Trong Công Tác ( điều 359) - Luật Hoàng Sa
-
Quy định Về Tội Danh Giả Mạo Trong Công Tác (cập Nhật 2021)
-
Tội Giả Mạo Trong Công Tác Theo Quy định Pháp Luật
-
Quy định Về Tội Giả Mạo Trong Công Tác Thuộc Các Trường Hợp Quy ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về Tội Giả Mạo Trong Công Tác
-
U Và Tội Giả Mạo Trong Công Tác - Hanoimoi
-
Hành Vi 'giả Mạo Trong Công Tác' Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Xử Lý Hình Sự Về Tội Giả Mạo Trong Công Tác - Luật Minh Khuê
-
Tội Giả Mạo Trong Công Tác Là Gì? Mức Phạt Mới Nhất Thế Nào?
-
Vi Dụ Tội Giả Mạo Trong Công Tác Archives - Luật Sư Bào Chữa, Bảo ...
-
Tội Giả Mạo Chức Vụ, Cấp Bậc, Vị Trí Công Tác Là Gì? Mức Phạt Thế Nào.