Tội Làm Nhục Người Khác Theo Bộ Luật Hình Sự
Có thể bạn quan tâm
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.
Theo điều 155, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội làm nhục người khác thì mức phạt tù cao nhất lên đến 05 năm.
BÌNH LUẬN:
Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác như sau:
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan là một trong bốn yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác. Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới hình thức sau:
+ Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
+ Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người, xe cộ...(có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.
Đặc trưng của tội này là thường diễn ra công khai, trực tiếp và trước nhiều người, có thể thực hiện công khai trước mắt người đó hoặc vắng mặt nạn nhân nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó vì động cơ cá nhân. Sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác phải là các hành xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại (như lột trần truồng người bị hại ở chỗ đông người, cạo đầu bôi vôi phụ nữ…) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị trí và môi trường xung quanh; vị thể, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức cũng như trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi lăng nhục đó. Tội phạm được hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm người khác. Tội làm nhục người khác là tội phạm mà pháp luật hình sự quy định có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác
+ Người phạm tội quy định ở khoản 1 Điều này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án bị đình chỉ.
+ Nếu hành làm nhục người khác dẫn đến nạn nhận tự sát thì đó được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nếu nạn nhân có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội mà do hành vi làm nhục dẫn đến nạn nhân tự sát thì người phạm tội không bị truy cứu về tội làm nhục người khác mà tội bức tử (Điều 100 BLHS).
2. Mặt khách thể
Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo về về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân là trách nhiệm của mỗi người.
Làm nhục người khác là hành vi của một người dùng lời nói hay hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dẹ của người khác. Hành vi phạm tội trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, như để trà thì, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thoài mãn thú vui xác thịt…Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.
4. Mặt chủ thể
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội làm nhục người khác, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.
Quy định tại Điều 121 BLHS, tội làm nhục người khác có khung hình phạt là “ phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù “ hai năm”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù”
Như vậy, tội làm nhục người khác là loại tội phạm ít nghiêm trọng.
Căn cứ vào điều 12 BLHS:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Từ các căn cứ trên, chủ thể của tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS) là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hành vi được coi làm phạm tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS) khi đồng thời thỏa mãn 4 cấu thành trên.
Từ khóa » Tội Xuất Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Người Khác
-
Tội Xúc Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Của Người Khác Theo Quy định ...
-
XÚC PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM NGƯỜI KHÁC VÀ CÁC CHẾ ...
-
Xúc Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Người Khác Và Chế Tài Xử Lý
-
Người Có Hành Vi Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Người Khác Thì Có ...
-
Xúc Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Của Người Khác Trên Không Gian ...
-
Hành Vi Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm, Danh Dự Người Khác
-
Tố Cáo Tới Công An Hay Kiện Thẳng Ra Tòa Khi Bị Xúc Phạm Danh Dự?
-
Nhắn Tin Cho Chồng Bồ Nhí Của Bố Mình, Tôi Có Bị Kiện Không?
-
Tội Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Của Người Khác Bị Xử Phạt Như ...
-
Các Tội Xâm Phạm Nhân Phẩm, Danh Dự Con Người - Tạp Chí Tòa án
-
Nhắn Tin, Gọi điện Xúc Phạm Người Khác Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Xúc Phạm Danh Dự, Nhân Phẩm Người Khác Trên Mạng Xã Hội
-
Tư Vấn Khởi Kiện Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Của Người Khác
-
Tội Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Người Khác (Cập Nhật 2021)