Tư Vấn Khởi Kiện Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Của Người Khác

Khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được hiểu là việc trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Để cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Quy trình khởi kiện trình báo và cần lưu ý khi thực hiện sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này.

Quy định về tội xúc phạm, nhục mạ người khác

Quy định về tội xúc phạm, nhục mạ người khác

Mục Lục

  • 1 Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
    • 1.1 Các yêu tố cấu thành tội phạm 
    • 1.2 Khung hình phạt đối với tội Làm nhục người khác 
  • 2 Trường hợp nào người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • 3 Thủ tục tố cáo người xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
  • 4 Yêu cầu bồi thường dân sự do hành vi phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm gây ra
  • 5 Luật sư hướng dẫn xử ký hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Các yêu tố cấu thành tội phạm 

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hính sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Hành vi bị truy cứu về tội này phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau:

Khách thể của tội làm nhục người khác: Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Mặt khách quan của tội làm nhục người khác.

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:

  • Thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
  • Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
  • Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tọi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.

Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường.

Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình…

Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Chủ thể của tội làm nhục người khác: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.

Khung hình phạt đối với tội Làm nhục người khác 

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:

  • Mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
  • Mức phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: Khung hình phạt này được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: Phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
  • Mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Khung hình phạt này được áp dụng trong các trường hợp phạm tội sau: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

Ngoài việc phải chịu một trong số hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn phải chịu hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Đối với những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác mà hậu quả gây ra ít nghiêm trọng, người có hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định khoản 3 Điều 7, khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP tùy vào đối tượng bị xúc phạm.

xuc pham danh du nguoi khac co the bi xu ly hinh su

Trách nhiệm pháp lý đối với làm nhục người khác

Trường hợp nào người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đây là một tội phạm khá đặc biệt, chưa có quy định cụ thể mà chỉ nêu ra một cách khái quát như tội phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi mang tính chất nghiêm trọng. Pháp luật chưa quy định cụ thể hành vi như thế nào được xem là nghiêm trọng nên việc xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp này còn gặp nhiều khó khăn.

Như đã phân tích ở trên, người phạm tội khi thực hiện các hành vi như:

  • Bịa đặt, sỉ nhục, chửi rủa, một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, bôi nhọ danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
  • Hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo

Những hành vi này xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi có đông người, trực tiếp và một cách công khai.

Hành vi nêu trên cấu thành tội Làm nhục người khác tại Điều 155 BLHS 2015 khi hành vi đó mang tính chất nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến thanh danh, uy tín của người bị hại thậm chí gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc nạn nhân có thể nghĩ quẩn mà tự sát.

Đối với những trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về tội Làm nhục người khác tại Điều 155 BLHS 2015

Thủ tục tố cáo người xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Công dân có quyền tố giác tội phạm khi phát hiện hành vi phạm tội với cơ quan có thẩm quyền. Việc tố cáo hành vi phạm tội có thể bằng văn bản hoặc lời nói theo quy định tại Điều 144 BLTTHS.

Khi có căn cứ xác định hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác phạm tội Làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015, chúng ta có thể làm đơn Tố cáo hành vi phạm tội gửi cho các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác tội phạm tại khoản 2 Điều 145 BLTTHS 2015 như:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Sau khi tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại Điều 143 BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:

  • Tố giác của cá nhân
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo của phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Nếu theo như quá trình xác định, xem xét thông tin tố cáo tội phạm là có căn cứ và cơ sở. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định của BLTTHS 2015:

  • Khởi tố vụ án hình sự;
  • Điều tra;
  • Truy tố;
  • Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Làm nhục người khác.

Yêu cầu bồi thường dân sự do hành vi phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm gây ra

Khi tòa án xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì người bị hại có thể yêu cầu tòa giải quyết các vấn đề bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người phạm tội gây ra theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

boi thuong thiet hai ngoai hop dong do vi pham phap luat

Bồi thường xúc phạm danh dự

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trong trường hợp này, người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho bị hại tổn thất do xâm phạm danh dự nhân phẩm. Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại trong trường hợp này quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Luật sư hướng dẫn xử ký hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Luật sư chuyên tư vấn sẽ hỗ trợ khách hàng công việc sau:

  • Tư vấn mức phạt hành chính, hình sự đối với hành vi xúc phạm, danh dự
  • Tư vấn tố cáo, tố giác hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
  • Tư vấn khởi kiện yêu cầu bồi thường
  • Tham gia tố tụng bảo vệ khách hàng
  • Soạn thảo văn bản liên quan giải quyết vấn đề

Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ngoài phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự thì người phạm tội còn phải bồi thường những tổn thất gây ra cho bị hại về hành vi của mình theo quy định của pháp luật. Người bị xâm phạm có thể tố cáo hành vi vi hạm cũng như khởi kiện yêu cầu bồi thường. Nếu quý khách hàng cần tư vấn thêm hãy liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hình sư chuyên sâu.

>>>Có thể bạn quan tâm

  • Nhân viên cũ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Thủ tục yêu cầu trả lại tài sản là tang vật trong vụ án hình sự
  • Tội cướp tài sản do lấy tài sản cấn trừ nợ

Từ khóa » Tội Xuất Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Người Khác