Tội Nhận Hối Lộ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
1. Căn cứ pháp lý
Điều 354 Chương XXIII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội nhận hối lộ như sau:
“Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
2. Dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ
2.1. Khách thể của tội phạm
Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Có thể xác định được ngay khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, cao hơn là chính thể bị sụp đổ. Vì vậy, hối lộ cùng với tham ô được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc nạn, phải đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi.
Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ là tiền; tài sản; lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất. Trong thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp người nhận hối lộ không nhận tiền hoặc tài sản, nhưng cái mà họ được người đưa hối lộ lại là một lợi ích vật chất, nhưng lợi ích này không tính ra tiền được hoặc chưa tính ra được bằng tiền. Ví dụ: Hứa cho hưởng hoa lợi, hưởng lãi suất cao, hứa cho đi du học v.v... các lợi ích này tuy là lợi ích vật chất nhưng lại không tính ra được bằng một số tiền cụ thể, có cũng không tồn tại dưới dạng tài sản cụ thể. Lợi ích phi vật chất là những lợi ích không phải bằng tiền hay vật chất, đó là những lợi ích về tinh thần.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội nhận hối lộ được thể hiện ở hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ.
Trực tiếp nhận hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác như: A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng.
Qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ hoặc người đưa hối lộ không trực tiếp đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ. Qua trung gian không nhất thiết là chỉ qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ.
Trường hợp qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, không nhất thiết người nhận hối lộ phải biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối lộ. Tuy nhiên, hiện nay thủ đoạn nhận hối lộ diễn ra rất phức tạp, thường thì người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ mà để cho cho người thân của mình như: Bố, mẹ, vợ, chồng, con...nhận. Có trường hợp người thân của người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thông qua việc giao dịch mua bán tài sản như: Người đưa hối lộ mua tài sản của gia đình người nhận hối lộ với giá gấp 5 gấp 10 lần giá trị thật của tài sản đó.
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội nhận hối lộ. Tội phạm hoàn thành khi thỏa mãn điều kiện lợi ích tối thiểu mà người nhận hối lộ nhận được theo quy định tại Khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự như sau:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn.
Theo Khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự quy định, người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Người có quyền hạn có thể là người có hoặc không có chức vụ, nhưng được giao cho quyền hạn nhất định về lĩnh vực đó.
Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện cần và đủ để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một só tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt.
Điều 354 Bộ luật Hình sự còn quy định một chủ thể đặc biệt nữa đối với tội tham ô tài sản tại khoản 6 là Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội nhận hối lộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ.
3. Hình phạt đối với người phạm tội nhận hối lộ
Điều 354 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
- Khung hình phạt bổ sung Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Vụ án thực tế về tội nhận hối lộ
Bản án số 06/2021/HS-ST ngày 25/01/2021 “V/v xét xử bị cáo Hồ Văn K tội nhân hối lộ và xét xử bị cáo Phạm Văn T tội đưa hối lộ” của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.[1]
Trong khoảng cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng của Trạm Quản lý bảo vệ rừng B, các nhóm đối tượng đã vào Tiểu khu 188, 187A thuộc lâm phần Vườn quốc gia C (địa giới hành chính xã B, huyện N, tỉnh K) để khai thác gỗ trái phép số lượng 37 cây gỗ với tổng khối lượng 161,179 m3 quy tròn. Cụ thể như sau:
* Nhóm Vũ Văn T, Trần Kim Q và Nguyễn Thị D:
Vào cuối năm 2016, sau khi bàn bạc Vũ Văn T, Trần Kim Q và Nguyễn Thị D thống nhất về việc tìm thợ cưa vào Vườn Quốc gia C, thuộc Tiểu khu 188 khai thác gỗ để bán, lấy tiền chia nhau tiêu xài. T, Q là người trực tiếp liên hệ và đặt vấn đề với các đối tượng đưa vào rừng để cắt hạ, xẻ hộp các cây gỗ, còn D ở nhà lo nấu cơm nước và ứng tiền, chi tiền cho thợ cưa vào rừng xẻ gỗ và thu tiền khi Q và T mua gỗ chở về bán cho các xưởng gỗ trên địa bàn.
T, Q đã thuê Thao T, Thao Đ (là thợ cưa) và được T, Q dẫn vào rừng Vườn Quốc gia C chỉ cây để cưa, cắt hạ, xẻ hộp các loại cây gỗ Dổi, gỗ Re Hương theo quy cách mà T đưa ra là hộp vuông kích thước nhiều loại khác nhau, dài từ 2m đến 2,5m, rồi vận chuyển gỗ ra bìa rừng (địa điểm thuận lợi) để T mua với giá từ 4,5 triệu đến 5 triệu đồng/1 m3 và được Thao T, Thao Đ đồng ý.
Sau đó, nhóm Thao T vào Tiều khu 188, đã cưa hạ, xẻ hộp được 08 cây, loại gỗ Dổi, Re Hương, Sến Mủ với tổng khối lượng quy tròn là 44,270 m3 và vận chuyển đưa ra bìa rừng giao lại cho T và Q được 11m3 gỗ xẻ hộp, được T thanh toán với số tiền 30.000.000 đồng. Số lượng gỗ còn lại còn trong rừng là 26,67m3 quy tròn. Nhóm Thao Đ cũng vào Tiểu khu 188 thuộc Vườn Quốc gia C cắt hạ 04 cây gỗ Dổi với khối lượng 11,292m3 quy tròn, xẻ hộp được 4,5m3 rồi vận chuyển gỗ ra bìa rừng giao cho T, được T thanh toán với số tiền là 15.000.000 đồng.
Như vậy, Vũ Văn T, Trần Kim Q, Nguyễn Thị D đã có hành vi khai thác, mua bán trái phép với tổng khối lượng 55,562m3 gỗquy tròn, loại gỗ thông thường từ nhóm III đến nhóm VIII, thuộc rừng Đặc dụng, là vượt mức tối đa xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị Định 157/CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ.
* Nhóm của Vũ Văn H:
Trong khoảng thời gian tháng 12/2016 (không nhớ ngày), Vũ Văn H thuê các đối tượng vào rừng Quốc gia C, thuộc Tiểu khu 187A, 188 cắt hạ, xẻ hộp và có hành vi khai thác, mua bán trái phép 39,289 m3gỗ quy tròn, chủng loại gỗ thông thường từ nhóm III đến nhóm VIII, rừng Đặc dụng; là vượt mức tối đa xửphạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị Định 157/CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ.
* Hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ:
Để đưa được người vào tiểu khu 188, 187A, vườn Quốc gia C, khai thác gỗ trái phép với khối lượng như trên, trong khoảng thời gian cuối năm 2016, Vũ Văn T đã trực tiếp gặp liên hệ, đưa số tiền 5.000.000 đồng cho Hồ Vĩnh K là Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng B, thuộc Ban quản lý vườn Quốc gia C, với mục đích xin ông K làm ngơ để T đưa nhóm thợ cưa gỗ là Thao T và Thao Đ vào rừng khai thác gỗ trái phép. Cũng trong khoảng thời gian nêu trên, Vũ Văn H tìm gặp, đưa số 4.000.000 đồng cho Hồ Vĩnh K, để H đưa người vào rừng thuộc Tiểu khu 188, 187A, vườn Quốc gia C khai thác gỗ trái phép.
Hành vi của Hồ Vĩnh K lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Trạm trưởng, Trạm quản lý bảo vệ rừng B nhận tiền của Vũ Văn T và Vũ Văn H với tổng số tiền là 9.000.000 đồng, để tạo điều kiện cho nhóm của T và H vào lâm phần Vườn Quốc Gia C khai thác gỗ trái phép với tổng khối lượng 94,851m3 gỗ các loại vào đầu năm 2017.
Ngày 06/11/2019, Cơ quan điều tra đã yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tốtụng hình sựtỉnh Kon Tum, định giá và kết luận tổng giá trị thiệt hại về tài sản là: 438.408.314 đồng.
Như vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum quyết định tuyên bố Bị cáo Hồ Vĩnh K phạm tội “Nhận hối lộ”; xử phạt Bị cáo Hồ Vĩnh K 05 (Năm) năm 06 (Sáu) tháng tù.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta656385t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 13/09/2021
Từ khóa » Nhận Hối Lộ Là Gì Vi Dụ
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Quy định Về Tội Nhận Hối Lộ Theo Bộ Luật Hình Sự?
-
Ví Dụ Về Nhận Hối Lộ - Luật Trần Và Liên Danh
-
Nhận Hối Lộ Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Nhận Hối Lộ
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố?
-
Tội Nhận Hối Lộ Theo Luật Hình Sự Mới
-
Bàn Về Tội Nhận Hối Lộ Điều 354 BLHS - Tạp Chí Tòa án
-
Tìm Hiểu Quy định Của “Tội Nhận Hối Lộ” Tại Điều 354 BLHS Năm 2015.
-
Tội Nhận Hối Lộ (điều 354) - Luật Hoàng Sa
-
[PDF] TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015... VÀ MỘT ...
-
Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố? Mức Phạt Hiện Nay Thế Nào?
-
Các Dấu Hiệu Về Mặt Chủ Quan Của Tội Nhận Hối Lộ
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
Tội Phạm Tham Nhũng Trong Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước
-
[PDF] Chính Sách Chống Hối Lộ Và Tham Nhũng