Tội Phạm Tham Nhũng Trong Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Stephen Le
Nạn tham nhũng diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả quốc gia có nền kinh tế phát triển và kém phát triển. Nạn tham nhũng luôn là vấn đề ‘nóng sốt’ toàn cầu, được các quốc gia đặc biệt quan tâm và tìm kiếm những giải pháp ngăn chặn. Đó chính là lý do ra đời của Công ước của Liên Hợp quốc về Chống Tham nhũng (UNCAC). Việt Nam là một trong các thành viên của Công ước này.
Thực hiện yêu cầu của UNCAC, Việt Nam từng bước tiến hành nội luật hóa các quy định về phòng, chống tham nhũng trong pháp luật quốc gia. Cụ thể như Luật Phòng, chống Tham nhũng 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012 (LPCTN), Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS 1999) và gần đây nhất là Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015).
Trước thực trạng tội phạm tham nhũng tại Việt Nam, BLHS 2015 quy định một số chính sách lớn đối với tội phạm tham nhũng như sau:
- Mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm về chức vụ để có thể xử lý được một số hành vi phạm tội về chức vụ nói chung và hành vi phạm tội về tham nhũng nói riêng xảy ra trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước (Khu vực tư), cụ thể là hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ;
- Mở rộng nội hàm ‘Của Hối lộ’ cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Tăng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tham ô, chiếm đoạt từ hành vi hối lộ làm căn cứ định tội, định khung hình phạt;
- Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung hình phạt;
- Tăng mức hình phạt tiền;
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tham nhũng; và
- Áp dụng hình phạt tử hình trong xử lý tội phạm tham nhũng.
Mở rộng Phạm vi Chủ thể của Tội phạm Tham nhũng ra Khu vực tư
Các quy định của BLHS 1999 mới chỉ dừng lại đối với các hành vi tham nhũng do cán bộ, công chức, viên chức trong các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước thực hiện (Khu vực công).
Trong khi, trên thực tế, việc xử lý các hành vi tham nhũng trong các doanh nghiệp vừa có vốn nhà nước và vốn tư nhân thường gặp nhiều khó khăn vì không thể xác định hành vi tham nhũng này thuộc Khu vực công hay Khu vực tư. Đồng thời, các hành vi tham nhũng có xu hướng không chỉ thực hiện bởi những cá nhân có chức vụ, quyền hạn thuộc các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước mà còn bởi những cá nhân có chức vụ, quyền hạn thuộc các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước dưới nhiều hình thức như: biển thủ tiền và tài sản của doanh nghiệp do mình trực tiếp quản lý; thu lợi bất chính thông qua thỏa thuận nâng giá nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ đầu vào với các đối tác kinh doanh; thu lợi bất chính thông qua các hợp đồng, thỏa thuận cung cấp dịch vụ, hàng hóa hoặc thông đồng trong hoạt động đấu thầu, v.v.
Từ những lý do trên, BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng:
- Một là, mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm chức vụ (bao gồm các tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ) để có thể xử lý tội phạm về chức vụ trong Khu vực tư. Cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan Nhà nước), mà còn là người có chức vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
- Hai là, BLHS 2015 giới hạn phạm vi các tội phạm về chức vụ trong Khu vực tư gồm 04 tội danh:
-
- Tội phạm tham nhũng gồm: Tội Tham ô Tài sản, Tội Nhận Hối lộ; và
- Tội phạm khác về chức vụ gồm: Tội Đưa Hối lộ và Tội Môi giới Hối lộ.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến 02 tội danh về tham nhũng trong Khu vực tư, là: Tội Tham ô Tài sản và Tội Nhận Hối lộ. Cụ thể, Điều 353.6 (Tội Tham ô Tài sản) và Điều 354.6 (Tội Nhận Hối lộ) của BLHS 2015 cũng quy định rõ việc xử lý trách nhiệm hình sự hai tội danh này cũng áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
Mở rộng Nội hàm ‘Của Hối lộ’ trong Tội phạm Tham nhũng
Theo BLHS 1999, khái niệm ‘Của Hối lộ’ trong Tội Nhận Hối lộ chỉ bao gồm tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá được bằng tiền. Tuy nhiên, theo Điều 354.1.b của BLHS 2015, khái niệm ‘Của Hối lộ’ được mở rộng và bổ sung thêm ‘lợi ích phi vật chất’.
Dựa vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, ngoài việc dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để hối lộ người có chức vụ, quyền hạn thì lợi ích tinh thần cũng được các chủ thể vi phạm sử dụng nhằm thực hiện mục đích của mình. Lợi ích tinh thần được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, mang lại giá trị về mặt tinh thần cho người thụ hưởng, cụ thể như tình dục, cơ hội thăng tiến, v.v.
Hơn nữa, theo quy định của UNCAC, khái niệm ‘Của Hối lộ’ hoặc những thiệt hại do tham nhũng gây ra là những lợi ích bất chính, tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm vô hình hoặc hữu hình, vật chất hoặc tinh thần, tiền tệ hoặc phi tiền tệ. Vì vậy, các quốc gia thành viên của UNCAC phải điều chỉnh và sửa đổi luật quốc gia của mình để phù hợp với yêu cầu của UNCAC.
Tăng mức Định lượng về Giá trị Tiền, Tài sản Tham ô, Chiếm đoạt, Của Hối lộ làm Căn cứ Định tội, Định khung Hình phạt
So với BLHS 1999, BLHS 2015 đã tăng mức định lượng giá trị tiền, tài sản đối với các tội phạm tham nhũng. Cụ thể, mức định lượng về giá trị tiền, tài sản trong Tội Nhận Hối lộ thay đổi như sau:
- Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự từ mức ‘02 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng’ theo Điều 279.1 của BLHS 1999 lên mức ‘từ 02 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng’ theo Điều 354.1.a của BLHS 2015;
- Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự từ mức ‘10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng’ tại Điều 279.2 của BLHS 1999 lên mức ‘từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng’ tại Điều 354.2.c của BLHS 2015;
- Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự từ mức ‘50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng’ theo Điều 279.3 của BLHS 1999 lên mức ‘từ 500 triệu đồng đến 01 tỉ đồng’ theo Điều 354.3.a của BLHS 2015;
- Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự từ mức ‘từ 300 triệu đồng trở lên’ theo Điều 279.4 của BLHS 1999 lên mức ‘từ 01 tỉ đồng trở lên’ theo Điều 354.4.a của BLHS 2015.
Bổ sung các Tình tiết Tăng nặng Định khung Hình phạt
So với BLHS 1999, BLHS 2015 đã cụ thể hóa các tình tiết định tính ‘gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘gây hậu quả rất nghiêm trọng’ và ‘gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’. Đặc biệt, BLHS 2015 bổ sung thêm các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt vào một số tội phạm về tham nhũng. Ví dụ như:
Điều 353.2.đ, e, g của BLHS 2015 bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của Tội Tham ô Tài sản như:
- “Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn”;
- “Gây thiệt hại về tài sản từ 01 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng”; và
- “Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.”
Tăng mức Hình phạt Tiền đối với Tội phạm Tham nhũng
Điều 353.5 và Điều 354.5 của BLHS 2015 tăng mức hình phạt tiền đối với Tội Tham ô Tài Sản và Tội Nhận Hối lộ lên thành ‘từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng’.
Thời hiệu Truy cứu Trách nhiệm Hình sự đối với Tội phạm Tham nhũng
Điều 28 BLHS 2015 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội Tham ô Tài sản và Tội Nhận Hối lộ thuộc trường hợp quy định tại Điều 353.3, Điều 353.4, Điều 354.3 và Điều 354.4. Do đó, người phạm tội thuộc trường hợp trên sẽ bị truy cứu hình sự vào bất kể thời điểm nào nếu bị phát hiện.
Áp dụng Hình phạt Tử hình trong Xử lý Tội phạm Tham nhũng
Điều 40 của BLHS 2015 quy định “người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”, thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân. Điều này nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, khuyến khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
Như vậy, BLHS 2015 đã bổ sung nhiều quy định về tội phạm tham nhũng, đặc biệt là trong khu vực tư. Theo đó, người có chức vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước nếu có hành vi tham nhũng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà hình phạt có thể là tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Quy định này có sức ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bài viết này chứa đựng kiến thức pháp luật và thuật ngữ chuyên môn, quý độc giả quan tâm về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, vui lòng liên hệ với các Luật sư Hình sự của chúng tôi tại info@letranlaw.com.
Bài Viết Liên Quan
Nhượng Quyền Thương Mại – Xu Hướng Kinh Doanh An Toàn
- 25 Tháng Bảy 2024
- |
- bởi Vania Van
Những thương hiệu nổi tiếng đến từ nước ngoài như Starbucks, Highland, KFC hay trong nước như các chuỗi hệ thống siêu thị Coop food, GS 25, Trung Nguyên, Kinh Đô.… có mặt trên thị trường Việt Nam là sản phẩm của nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại không còn xa lạ ở thời đại công nghe 4.0, có khả năng tạo dựng cho doanh nghiệp nhượng quyền một hệ thống liên kết mạnh...
Chi tiếtNhững Rào Cản Thường Gặp Khi Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp
- 25 Tháng Bảy 2024
- |
- bởi Vania Van
Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, việc sáp nhập, mua bán doanh nghiệp hay còn gọi là hoạt động M & A (Merger & Acquisition) hiện nay trở nên khá phổ biến. Mục đích của hoạt động này nhằm tạo ra cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tiềm lực tạo ra từ công cuộc mua bán...
Chi tiếtQuản Trị Rủi Ro Pháp Lý Nền Tảng Vững Chắc Để Phát Triển Doanh Nghiệp
- 25 Tháng Bảy 2024
- |
- bởi Vania Van
Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển không những phải kiểm soát các rủi ro trong chính sách, chiến lược kinh doanh mà còn phải kiểm soát được những rủi ro về pháp lý. Khác với các loại rủi ro khác, rủi ro pháp lý có phạm vi, thời gian tồn tại kéo dài và thiệt hại khó xác định. Doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các loại hàng hóa, dịch...
Chi tiếtTóm Tắt Bản Án Số: 46/2024/HS-ST: Tự ý hành nghề khám chữa bệnh khi không có bằng cấp, chuyên môn theo quy định
- 22 Tháng Bảy 2024
- |
- bởi Vania Van
Bản án số: 46/2024/HS-ST Bị cáo: Trần Thị L, Bị hại: Ông Nguyễn Văn H1, đã chết. V/v Tự ý hành nghề khám chữa bệnh khi không có bằng cấp, chuyên môn theo quy định Nội dung vụ việc Ông Phạm Văn R có chứng chỉ hành nghề dược và bằng trung cấp y sỹ, R mở cửa hàng bán thuốc tân dược tại nhà. Từ tháng 02/2023, ông R đi làm ở Hà Nội, Trần...
Chi tiếtTóm Tắt Bản Án Số: 121/2022/HS-ST: Vi phạm quy định khi khám chữa bệnh tại nhà không phép gây thiệt hại tính mạng người khác
- 18 Tháng Bảy 2024
- |
- bởi Vania Van
Bản án số: 121/2022/HS-ST Bị cáo: Trần Hữu P – Trần Thanh T Bị hại: Phùng Văn H.(Đã chết) V/v Vi phạm quy định khi khám chữa bệnh tại nhà không phép gây thiệt hại tính mạng người khác Nội dung vụ việc Năm 2017, ông Phùng Văn H đến nhờ Trần Hữu P khám chữa vết thương bàn chân phải bị nhiễm trùng. Trần Hữu P là nhân viên y tế cộng đồng thuộc...
Chi tiếtBảng Tin Linkedin
Hãy tạm gác lại mọi lo toan và dành chút thời gian thư giãn cùng chúng tôi tại bảng tin LinkedIn. Đây là chuyên mục bàn luận về những sự kiện thời sự nổi bật cùng Luật sư trưởng Stephen Lê - Giám đốc công ty luật Lê & Trần.
Đăng ký Click here for Stephen’s LinkedIn profileEmotional intelligence plays a key role in conflict resolution. People with strong analytical skills often tend to focus on the logical and right-wrong aspects of an issue, which is not the most effective approach for conflict resolution. Emotional intelligence is necessary to maintain self-control and avoid getting stuck in a right-wrong mindset. Knowing when to stay silent is also an important aspect of emotional intelligence in order to achieve a satisfactory outcome for all parties involved.
QUOTE BY STEPHEN LEAnalytical skills
Click here for Stephen’s LinkedIn profileLitigation, a term derived from the Latin word “litigare,” meaning “to dispute,” is the process of taking legal action through courts to enforce or defend a legal right. It involves a series of steps, from the initial filing of a lawsuit to the final resolution, often through a court trial or settlement. This legal mechanism is fundamental in maintaining the rule of law, resolving disputes, and ensuring justice in society.
The litigation process typically begins when one party, known as the plaintiff, files a complaint against another party, the defendant. This complaint outlines the plaintiff’s allegations and the legal basis for the lawsuit. The defendant is then served with a summons and a copy of the complaint, providing formal notice of the legal action.
1. Pleadings: The initial phase of litigation involves pleadings, where both parties submit written statements. The plaintiff files a complaint, and the defendant responds with an answer, which may include counterclaims against the plaintiff. This exchange of documents establishes the issues in dispute and the positions of each party.
2. Discovery: Discovery is a critical phase where both parties gather evidence to support their claims and defenses. This process includes depositions, interrogatories, requests for documents, and admissions. Discovery ensures that both parties have access to relevant information, promoting transparency and fairness in the litigation process.
3. Pre-Trial Motions: Before the trial, parties may file various motions to resolve specific issues or potentially dismiss the case. Common pre-trial motions include motions to dismiss, motions for summary judgment, and motions to compel discovery. These motions aim to streamline the trial by addressing legal and procedural matters in advance.
4. Trial: If the case proceeds to trial, both parties present their evidence and arguments before a judge or jury. The trial involves opening statements, witness examinations, cross-examinations, and closing arguments. The judge or jury then deliberates and renders a verdict, determining the outcome of the case.
5. Post-Trial Motions and Appeals: After the trial, the losing party may file post-trial motions, such as a motion for a new trial or a motion for judgment notwithstanding the verdict. If these motions are denied, the losing party can appeal the decision to a higher court. The appellate court reviews the trial record and determines whether legal errors were made that could have affected the outcome.
Types of Litigation
Litigation encompasses various types of legal disputes, each with unique characteristics and procedures:
1. Civil Litigation: Civil litigation involves disputes between individuals, businesses, or organizations seeking monetary damages or specific performance. Common examples include contract disputes, personal injury claims, and property disputes. The burden of proof in civil cases is typically “preponderance of the evidence,” meaning that one party’s case must be more convincing than the other’s.
2. Criminal Litigation: Criminal litigation involves the prosecution of individuals or entities accused of violating criminal laws. The government, represented by a prosecutor, brings charges against the defendant. The burden of proof in criminal cases is “beyond a reasonable doubt,” a higher standard than in civil cases, reflecting the serious consequences of criminal convictions.
3. Administrative Litigation: Administrative litigation occurs when individuals or entities challenge the decisions or actions of government agencies. These cases often involve regulatory compliance, licensing, and enforcement actions. Administrative hearings are typically less formal than court trials, with specific procedures and rules governing the process.
The Role of Attorneys in Litigation
Attorneys play a crucial role in the litigation process, representing the interests of their clients and navigating the complexities of the legal system.
They provide legal advice, draft pleadings and motions, conduct discovery, negotiate settlements, and advocate for their clients in court. Effective litigation requires a deep understanding of substantive and procedural law, strategic thinking, and strong advocacy skills.
Conclusion
Litigation is a cornerstone of the legal system, providing a structured process for resolving disputes and upholding the rule of law. While it can be lengthy, costly, and adversarial, litigation remains an essential mechanism for achieving justice and accountability.
Understanding the stages, types, and roles involved in litigation is vital for anyone navigating the legal landscape, whether as a plaintiff, defendant, or legal professional.
QUOTE BY STEPHEN LEAnalytical skills
Click here for Stephen’s LinkedIn profileI am old-school when it comes to learning. I love traditional books (paper books) because they connect me to the words on the page. I often purchase and make a habit of daily reading, and this is the only way I feel happy after a hard day of work. Books are good friends that brighten my spirit and transport me to my own world.
QUOTE BY STEPHEN LEAnalytical skills
Cài đặt Cookie
Chúng tôi sử dụng Cookies và các công nghệ truy vết thông tin để cải thiện trải nghiệm trình duyệt của quý vị đối với trang web của chúng tôi. Vui lòng chọn "Chấp nhận mọi Cookies".
Close GDPR Cookie Banner Chấp nhận mọi Cookies Từ chối Close GDPR Cookie Banner Close GDPR Cookie Settings Powered by GDPR Cookie Compliance Privacy OverviewThis website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.
Strictly Necessary CookiesStrictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.
Enable or Disable CookiesIf you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.
Enable All Save SettingsTừ khóa » Nhận Hối Lộ Là Gì Vi Dụ
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Quy định Về Tội Nhận Hối Lộ Theo Bộ Luật Hình Sự?
-
Ví Dụ Về Nhận Hối Lộ - Luật Trần Và Liên Danh
-
Nhận Hối Lộ Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Nhận Hối Lộ
-
Nhận Hối Lộ Là Gì? Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố?
-
Tội Nhận Hối Lộ Theo Luật Hình Sự Mới
-
Bàn Về Tội Nhận Hối Lộ Điều 354 BLHS - Tạp Chí Tòa án
-
Tội Nhận Hối Lộ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Tìm Hiểu Quy định Của “Tội Nhận Hối Lộ” Tại Điều 354 BLHS Năm 2015.
-
Tội Nhận Hối Lộ (điều 354) - Luật Hoàng Sa
-
[PDF] TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015... VÀ MỘT ...
-
Nhận Hối Lộ Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố? Mức Phạt Hiện Nay Thế Nào?
-
Các Dấu Hiệu Về Mặt Chủ Quan Của Tội Nhận Hối Lộ
-
Hành Vi Tham Nhũng
-
[PDF] Chính Sách Chống Hối Lộ Và Tham Nhũng