Tóm Lược + Tài Liệu Môn Cơ Kỹ Thuật - Sức Bền - Cơ Kết Cấu
Có thể bạn quan tâm
Cơ học là 1 nghành học rộng, bao trùm hầu hết khối ngành kỹ thuật như Cơ khí, Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi… Sơ đồ hình cây của các môn cơ học trong các khối ngành kỹ thuật cơ bản như hình dưới hướng đi chủ yếu về cơ học vật rắn biến dạng
Tại trường Điện lực, ngành Xây dựng đang học các môn cơ học sau: Cơ kỹ thuật, Cơ xây dựng, Cơ học kết cấu
1.Cơ kỹ thuật: Đây là môn học chung cho các sinh viên khối kỹ thuật của cả trường, cho cả sinh viên Cơ khí, xây dựng, điện. Thực chất môn này là tổng hợp của 2 môn Cơ học lý thuyết và Sức bền vật liệu. Đối với các ngành học cần đào tạo chuyên sâu về cơ học (Cơ khí, Xây Dựng…) thì sẽ học tách biệt 2 môn này ra theo trình tự Cơ lý thuyết -> Sức bền vật liệu, còn đối với các ngành kỹ thuật khác thì chỉ cần học 1 môn Cơ kỹ thuật là đủ.
- Cơ học lý thuyết, chúng ta chỉ học 1 phần đầu tiên là Tĩnh học, còn phần động học và động lực học thì không có trong chương trình. + Tĩnh học là nghiên cứu sự cân bằng của hệ vật chất. Trong phần này ta sẽ làm quen với các khái niệm về lực, hệ lực, mô men, điều kiện cân bằng, liên kết, phản lực liên kết… + Động học hay chuyển động học là những nghiên cứu mô tả chuyển động nhưng không quan tâm đến nguyên nhân gây ra chuyển động + Động lực học là là những nghiên cứu nhằm thiết lập mối liên hệ giữa chuyển động và những nguyên nhân gây ra nó. Đối tượng nghiên cứu chính trong trong môn Cơ học lý thuyết là các “vật rắn tuyệt đối” (Hình dáng và thể tích không thay đổi dưới mọi tác động từ bên ngoài). Nếu xét trên hình cây các môn cơ học thì cơ học lý thuyết là môn học trong ngành “Cơ học vật rắn tuyệt đối”
- Sức bền vật liệu: Là 1 môn học trong ngành “Cơ học vật rắn biến dạng”. Khác với cơ học lý thuyết khảo sát sự cân bằng và chuyển động của vật rắn tuyệt đối, SBVL khảo sát và nghiên cứu các vật thể thực, tức là “vật rắn biến dạng”. Đây là môn cơ sở ngành, kết nối các môn học cơ bản như toán, vật lý, cơ lý thuyết… với các môn học chuyên ngành khác như cơ kết cấu, phần tử hữu hạn, chi tiết máy… Trong học phần Cơ kỹ thuật của trường chúng ta mới chỉ “làm quen” với một số phần nhỏ của môn SBVL như các bài toán kéo nén đúng tâm, xoắn thuần túy, uốn phẳng; còn nhiều các nội dung khác như trạng thái ứng suất, đặc trưng hình học, thanh chịu lực phức tạp, ổn định thanh chịu nén, thanh chịu tải trọng động… không được đề cập đến trong học phần này. Trong môn học này chúng ta nghiên cứu “sức chịu đựng của Vật liệu” làm cơ sở để thiết kế các bộ phận, chi tiết đảm bảo các yêu cầu về độ bền, độ cứng, độ ổn định dưới các tác động ngoại lực. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần: xác định được ứng suất, biến dạng, chuyển vị của vật thể dưới tác dụng của ngoại lực và giải 3 bài toán cơ bản của môn SBVL: bài toán kiểm tra điều kiện (bền, cứng, ổn định), bài toán xác định kích thước và hình dạng hợp lý của vật thể, bài toán xác định tải trọng lớn nhất mà vật thể chịu được
2.Môn cơ Xây dựng: Môn học này chỉ dành cho Sinh viên ngành xây dựng. Về bản chất đây là học phần SBVL 2, tiếp tục cung cấp cho các em các kiến thức về SBVL. Do ngành học của chúng ta mới bắt đầu đào tạo trong trường nên phải bổ sung môn này dưới tên gọi khác để phân biệt với các môn đang có sẵn trong chương trình đào tạo, tránh nhầm lẫn cho SV khi đăng kí môn học thôi.
3. Môn cơ học kết cấu: Trong lĩnh lực cơ học xây dựng, môn Cơ học kết cấu sẽ học sau môn SBVL một chút. Thông thường cơ học kết cấu 1 sẽ học sau SBVL 1 và học song hành với SBVL 2. Nếu như môn SBVL chỉ nghiên cứu “sức chịu đựng của vật liệu” cho 1 vật thể hay cấu kiện riêng biệt thì môn cơ học kết cấu nghiên cứu khả năng chịu lực của nhiều cấu kiện liên kết lại với nhau (còn gọi là hệ kết cấu) dưới tác dụng của các tải trọng thực. Trong môn học này yếu tố ngành học bắt đầu bộc lộ rõ ràng để người học làm quen dần chuyên ngành của mình. Ví dụ như ngành đóng tàu, ngành đầu máy toa xe thì hệ kết cấu thường là các khung, các thanh thành mỏng + hệ tấm vỏ hay ngành xây dựng nghiên cứu sâu về các hệ dầm, hệ khung, vòm… đồng thời làm quen dần với các Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành Môn học này lại tiếp tục làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành sâu hơn như Kết cấu thép, Kết cấu BTCT, kết cấu liên hợp, kết cấu BTCT dự ứng lực…
Riêng với môn cơ lý thuyết, đối với ngành Xây dựng của chúng ta, nếu các em không đi sâu vào hướng nghiên cứu thì phần Động học và Động lực học có thể không cần nghiên cứu sâu (như chương trình hiện nay đang đào tạo) tuy nhiên phần Tĩnh học thì các em không thể không nắm vững; các quy tắc về thu gọn hệ lực, tính toán phản lực liên kết là những bài toán cơ bản của người làm kết cấu. Cũng như thế sau khi học xong môn SBVL, cơ học kết cấu mà không phân biệt được nội lực ngoại lực, không vẽ được biểu đồ nội lực, biểu đồ úng suất, không hiểu về ứng suất, biến dạng, mô đun đàn hồi, hệ số Poisson ... thì thực sự là nguy hiểm. Trong quá trình học của chúng ta thường các môn học sau sử dụng ngay kiến thức của môn học trước và càng học thì càng đi chuyên sâu hơn nên các môn cơ sở cũng có vai trò như nền móng của 1 ngôi nhà, nếu nền móng yếu thì làm cái nhà mái ngói cũng sập.
Về phương pháp học các môn này, tôi thấy ngoài việc học lý thuyết trên lớp thì cần đọc thêm nhiều sách tham khảo và làm nhiều bài tập. Làm bài giúp các em làm quen với nội dung môn học và hiểu rõ bản chất lý thuyết rồi từ từ nội dung cần học sẽ thấm vào trong đầu. Làm bài tập bài tập không phải là làm sơ sơ, chơi chơi một hai bài mà làm đến hàng chục thậm chí hàng trăm bài, đến khi chỉ cần nhìn kết cấu đã cơ bản định hình ra đáp án. Hiện nay nguồn tài liệu, bài tập là rất nhiều, từ những bài giải mẫu có hướng dẫn giải đến các bài chỉ có đáp số để đối chiếu kết quả; còn thực tế đi làm thì chẳng bài nào có đáp số cho chúng ta đối chiếu cả, chúng ta phải luôn tự tin vào đáp số mình tìm ra thôi… TÓM LẠI LÀ KHÔNG ĐƯỢC LƯỜI!!! CHẲNG CÁI GÌ TỰ CHUI VÀO ĐẦU CẢ ĐÂU😎😎😎
P/S: Khuyến mại các bạn 1 loạt các bài tập của mấy môn này, chỗ bài tập này cứ cầy độ vài ba lượt thì chắc cơ bản là okie đấy👨🎓👨🎓👨🎓👨🎓 - Cơ lý thuyết (Có thể làm được từ bài 1 đến bài 188): https://drive.google.com/open… - Sức bền vật liệu: https://drive.google.com/open… https://drive.google.com/open… https://drive.google.com/open… https://drive.google.com/open… - Cơ học kết cấu: https://drive.google.com/open… https://drive.google.com/open… https://drive.google.com/open…
Giảng viên Nguyễn Việt Tiến
Khoa XD - Đại Học Điện lực
Từ khóa » Sức Bền Vật Liệu 2 đại Học Thủy Lợi
-
Bài Giảng Sức Bền Vật Liệu - Thư Viện Số Đại Học Thủy Lợi
-
Bộ Môn Sức Bền - Kết Cấu - Đại Học Thủy Lợi
-
Bài Giảng Sức Bền Vật Liệu (đại Học Thủy Lợi) - 123doc
-
Giáo Trình Sức Bền Vật Liệu đại Học Thủy Lợi - 123doc
-
Bài Tập Sức Bền Vật Liệu Part 2
-
Trường Đại Học Hàng Hải.pdf (Bài Giảng Sức Bền Vật Liệu 2)
-
đề Thi Sức Bền Vật Liệu Trang 2 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Đề ôn Thi Sức Bền Vật Liệu Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TAILIEUCHUNG
-
Giáo Trình Sức Bền Vật Liệu | Chia Sẻ Tài Liệu Xây Dựng
-
Đề Bài Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Lớn Sức Bền Vật Liệu - Ôn Thi HSG
-
Từ Khóa: Sức Bền Vật Liệu - Đại Học Xây Dựng Miền Trung
-
Đề Thi Môn Cơ Học Kết Cấu 1 - Trường đại Học Thủy Lợi - Đề Số 22
-
Chuyên Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng – Đại Học Thủy Lợi (Cơ Sở 1)