Tóm Tắt Và Phân Tích Tác Phẩm Khế ước Xã Hội Của Rousseau - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.37 KB, 22 trang )
Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiTóm tắt và phân tích tác phẩm Khế ước xã hội (Q I)Nguồn: />Người dịch: Mr. MinhQuyển I, Chương I - IVTóm tắtTrong Quyển I, Rousseau muốn khám phá ra lý do con người từ bỏ sự tự do tự nhiên, sựtự do mà họ sở hữu trong trạng thái tự nhiên, và làm thế nào để quyền lực chính trị trởnên hợp pháp. Ông bắt đầu với câu nói nổi tiếng “Con người sinh ra tự do, nhưng đâuđâu cũng sống trong xiềng xích”. Xiềng xích này chính là các nghĩa vụ, bổn phận củamỗi người đối với cộng đồng. Theo Rousseau, bổn phận chung này chỉ có ý nghĩa khichung bắt nguồn từ sự thỏa ước.(1) Ông phủ nhận quan điểm cho rằng tính hợp pháp của thẩm quyền chính trị bắt nguồntừ tự nhiên. Theo Rousseau, xã hội cổ xưa nhất và là xã hội tự nhiên duy nhất đó là giađình. Tuy nhiên trẻ con chỉ bị ràng buộc với cha mẹ bao lâu chúng còn cần cha mẹ đểchăm sóc cho chúng. Một khi đứa trẻ trưởng thành, các thành viên gia đình lại trở về vớitrạng thái độc độc lập lẫn nhau trước đó của họ. Gia đình là hình mẫu của tất cả các xãhội chính trị: cha là thủ lĩnh, và con là dân chúng. Mỗi người từ bỏ sự tự do của mình đểnhận lấy sự bảo vệ của gia đình, và vì vậy thúc đẩy lợi ích của riêng họ.(2) Theo Rousseau, lực không thể là cơ sở cho tính hợp pháp của thẩm quyền chính trị.Mọi người tuân theo những kẻ mạnh hơn họ là điều dĩ nhiên, vì họ không có lựa chọn.Do đó, quyền của kẻ mạnh không thể tạo ra một ý nghĩa về bổn phận, vốn cần thiết đểthiết lập một quyền thực sự. Ngoài ra, bởi vì sức mạnh có tính tương đối, nên các hệ quảcủa quyền này thay đổi khi nguyên nhân tạo ra nó thay đổi. Ngay khi một người biến anhta thành kẻ mạnh nhất, thì tất cả các tuyên bố trước đó vốn được thiết lập trên quyền củakẻ mạnh sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, khuyết điểm chính của loại quyền này là nó có thểbị phá vỡ một cách hợp pháp.Bởi vì không ai có thẩm quyền tự nhiên đối với người khác, và bởi vì lực không tạo raquyền, nên tất cả thẩm quyền hợp pháp phải dựa trên sự thỏa ước.(3) Rousseau tiếp tục bác bỏ Grotius, người cho rằng nhà nước có thể hợp pháp ngay cảkhi người dân là nô lệ và chính quyền là chủ nô. Ông bất đồng với tuyên bố của Grotiuslà người dân có thể chuyển nhượng sự tự do của họ và trao chính họ cho vua. Theo1Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiRousseau, không ai từ bỏ sự tự do của mình mà không đổi lại được thứ gì. Một luận điểmchung được thừa nhận bởi các triết gia chính trị đó là người dân có thể từ bỏ sự tự docủa họ để đổi lại sự yên bình dân sự mà vua mang lại. Tuy nhiên, theo Rousseau thì hứahẹn về sự yên bình dân sự này sẽ trở nên vô nghĩa khi các ông vua đưa đất nước vào vôsố cuộc chiến tranh và đưa ra các đòi hỏi vô cớ đối với dân chúng. Và dù một người sẵnsàng hi sinh sự tự do của anh ta, thì anh ta cũng không thể dâng tặng sự tự do của con cáicủa họ mà không có sự đồng ý của chúng. Do đó, để cho một xã hội là hợp pháp, mỗi thếhệ phải đưa ra sự chấp thuận công khai của họ về sự từ bỏ sự tự do này.(4) Rousseau cũng bác bỏ ý tưởng của Grotius là tình trạng nô lệ có thể được xem như làmột khế ước giữa ông chủ và nô lệ. Rousseau cho rằng, không có sự đề bù nào có thể bùđắp cho sự thiệt hại mà một người từ bỏ sự tự do của anh ta. Ngoài ra, Rousseau tin rằngcác hành động chỉ có thể có tính đạo đức khi chúng được thực hiện một cách tự do. Mộtluận điểm khác của Grotius ủng hộ cho tình trạng nô lệ là dựa vào chiến tranh: ông chorằng kẻ thắng có quyền giết kẻ bại, và kẻ sau có thể bán sự tự do của mình để đổi lấymạng sống. Roussau bác bỏ luận điểm của Grotius là kẻ chiến thắng có thể giết kẻ chiếnbại. Vì chiến tranh là giữa các quốc gia không phải giữa những con người cá nhân, nênsau khi một quốc gia thất trận, các binh sĩ của họ ngừng là kẻ thù đối với quốc gia đốiđịch, và không ai có quyền đối với mạng sống của họ.Phân tíchTrong quyển 1 của Khế ước xã hội, Rousseau tìm kiếm cơ sở cho tính hợp pháp củaquyền lực chính trị. Để thực hiện nhiệm vụ này, ông khảo sát quá trình chuyển biến củacon người từ trạng thái tự nhiên đến xã hội dân sự. Rousseau trình bày rõ ràng các quanđiểm của ông về trạng thái tự nhiên trong tác phẩm trước đó là, Luận về nguồn gốc củabất bình đằng. Trong tác phẩm này, Rousseau cho rằng cuộc sống trước khi xuất hiện xãhội dân sự yên bình hơn, bởi vì mọi người có một lối sống đơn giản, không sở hữu tài sảnvà ít cảm xúc. Do đó, con người tự nhiên không có lý do để xung đột, và họ chỉ no lắngcho sự sinh tồn của mình. Ý tưởng của Rousseau về trạng thái tự nhiên trái ngược với ýtưởng của Thomas Hobbes, người cho rằng cuộc sống trong trạng thái tự nhiên là “côđộc, dơ dáy, nghèo nàn, tàn bạo, và ngắn ngủi”. Sự khác nhau chính giữa hai triết gia là,theo quan điểm của Rousseau, Hobbes đã nhầm lẫn con người tự nhiên với con ngườihiện đại. Bởi vì Hobbes thấy con người hiện đại luôn đói khát, tham vọng…, nên ông chorằng những đặc điểm này là một phần của bản chất tự nhiên của con người. Trái lại,Rousseau tin là con người sinh ra với một lòng trắc ẩn tự nhiên, và trạng thái tự nhiênkhông phải là một “cuộc chiến tất cả chống lại tất cả”, như Hobbes tin.Điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là Rousseau không nói rõ khi nào thì sự chuyển dịchtừ trạng thái tự nhiên sang xã hội dân sự xảy ra. Ông cũng không đưa ra bất cứ bằngchứng nào về việc con người cư xử như ông tuyên bố. Trong thực tế, Rousseau thừa nhậntrong Luận về nguồn gốc của bất bình đẳng là giải thích của ông có thể không phải làmột sự mô tả chính xác về tiến trình của các sự kiện hiện thực. Những người phê phánRousseau tập trung vào sự thiếu bằng chứng lịch sử này để làm suy yếu lý thuyết chínhtrị của ông, tuy nhiên độc giả cần hiểu là Rousseau muốn tạo ra một trạng thái lý tưởngđể nỗ lực để làm sáng tỏ hơn luận điểm của ông về thẩm quyền chính trị.2Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiNgoài Hobbes, Rousseau còn tranh luận với Hugo Grotius trong Quyển I. Grorius, sinhnăm 1583, là một nhân vật xuất chúng trong triết học, lý thuyết chính trị, và luật pháp ởthế kỉ 18. Grotius và Rousseau khác nhau chủ yếu ở ý tưởng của họ về các quyền.Grotius tin là quyền đơn giản bắt nguồn từ sức mạnh, và không đòi hỏi sự chấp thuận vềmặt đạo đức. Điều này trái ngược hoàn toàn với khái niệm của Rousseau về quyền, trongđó đạo đức chiếm một vị trí quan trọng. Theo Rousseau, dù kẻ chiến thắng trong chiếntranh có khả năng để giết kẻ chiến bại, tuy nhiên sự chiến thắng không mang lại cho họquyền làm như vậy. Grotius cũng ủng hộ ý tưởng cho rằng quyền có thể chuyển nhượnghoặc bán như là hàng hóa. Ông sử dụng ý tưởng này để bảo vệ cho tình trạng nô lệ vàchế độ quân chủ chuyên chế. Trái lại, Rousseau tin rằng các quyền (như quyền tự do) làkhông thể san nhượng, vì vậy không thể bị chuyển nhượng trong bất cứ hoàn cảnh nào.Quyển I, Chương V-IXTóm tắtCon người hình thành xã hội khi các thách thức mà họ gặp trong trạng thái tự nhiênvượt quá khả năng mà một cá nhân đơn lẻ có thể giải quyết. Mỗi người từ bỏ sự tự do tựnhiên của mình – sự tự do làm bất cứ điều gì mình muốn – đổi lại cho một sức mạnh lớnhơn của toàn thể cộng đồng. Bởi vì mọi người trao bản thân mình và mọi quyền mà mìnhcó cho cộng đồng, nên các điều khoản của khế ước xã hội phải là bình đẳng cho tất cảnhững người tham gia. Sự kết hợp của nhiều cá nhân với cùng lợi ích tạo ra một thực thểcó tính tập thể với một đời sống và ý chí riêng. Thực thể này được gọi là “quốc gia” khinó bị động, và “quyền tối cao” khi nó chủ động.Bởi vì quyền tối cao có thể được coi như là một con người cá nhân, nên không có luậtpháp nào cưỡng bách đối với nhân dân xét như là một thực thể. Điều này cũng tương tựnhư việc một con người cá nhân đưa ra một khế ước với chính anh ta(vô lý). Tuy nhiên,quyền tối cao không thể làm bất cứ điều gì có hại đối với khế ước xã hội, bởi vì điều đósẽ làm cho xã hội bị tan rã. Ngoài ra, bởi vì nó được hình thành từ sự kết hợp của nhữngcá nhân, nên quyền tối cao không thể có lợi ích mâu thuẫn với các thành viên của nó.Điều tương tự không đúng với mối quan hệ giữa cá nhân và quyền tối cao. Mỗi conngười các nhân có thể có lợi ích riêng tư mà có thể gây cản trở hoặc thậm chí có hại choý chí chung, nhưng khế ước xã hội ngấm ngầm đòi hỏi cá nhân phải hành động phù hợpvới lợi ích chung.Rousseau cho rằng sự chuyển dịch từ trạng thái tự nhiên đến xã hội dân sự mang lại mộtý niệm về công bằng mà trước đó không có. Trong khi trong trạng thái tự nhiên conngười chỉ hành động theo sự thôi thúc thể xác, thì trong bối cảnh xã hội anh ta cảm thấymột nghĩa vụ đối với đồng loại. Từ sự thay đổi về mặt đạo đức này, các năng lực trí tuệcủa con người phát triển, và tâm hồn của con người nâng cao. Đây là một sự phát triểntích cực nếu các yêu cầu của xã hội dân sự không quá cao.Mỗi người trao chính anh ta – bao gồm tất cả sở hữu của anh ta – cho cộng đồng khicộng đồng được hình thành. Quyền tối cao không kiểm soát việc sử dụng tài sản tư nhân,nhưng đề nghị cho nó một sự bảo vệ tốt hơn so với sự bảo vệ mà cá nhân có thể manglại. Điều này là vì sở hữu công là mạnh hơn và dễ được chấp nhận hơn sở hữu tư. Cộngđồng hợp pháp hóa quyền chiếm hữu đầu tiên. Nó chuyển sự chiếm hữu các nguồn lực tự3Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộinhiên thành một quyền hợp pháp, bởi vì tất cả công dân thừa nhận sự hợp pháp của sởhữu tư nhân.Rousseau kết thúc Quyển I bằng cách nhấn mạnh cơ sở cho mọi hệ thống xã hội. Thay vìphá hủy sự bất bình đẳng tự nhiên, khế ước xã hội làm cho những sự khác biệt về thể xáctrong trạng thái tự nhiên trở nên vô nghĩa, vì vậy mọi người có thể bình đẳng bởi thỏaước và bình đẳng về quyền.Phân tíchRousseau lập luận rằng, ở một thời điểm nào đó, thách thức mà con người gặp phải trongtrạng thái tự nhiên trở nên quá lớn so với khả năng của một cá nhân. Con người hìnhthành một cộng đồng để kết hợp sức mạnh và tài năng của nhiều cá nhân lại. Tuy nhiên,sự kết hợp này đối mặt với một vấn đề là làm sao để các cá nhân vẫn giữ được sự tự docủa mình trong khi anh ta trao bản thân cho nhà nước. Rousseau đưa ra hai điều kiệncho một chính thể hợp pháp. Thứ nhất là công dân không bị phụ thuộc vào người khác,và thứ hai là khi tuân theo luật pháp công dân chỉ tuân theo chính anh ta. Thông quaKhế ước xã hội, Rousseau tạo ra các điều khoản cho khế ước mà đảm bảo để đáp ứng haiđiều kiện trên.Khi con người liên kết với nhau hình thành một cộng đồng, họ tạo ra một thực thể chínhtrị với một đời sống và ý chí riêng. Với việc trao tất cả các quyền của anh ta cho quyềntối cao và do đó cho tất cả các thành viên của nó, thì một công dân không trao anh tacho một ai cụ thể. Anh ta đạt được một sự tự do tương tự sự tự do mà anh ta mất đi, vàbây giờ anh ta có một sức mạnh lớn hơn để bảo vệ cuộc sống và tài sản của anh ta.Dù tham gia vào khế ước xã hội mang lại nhiều lợi ích, Rousseau thừa nhận là mọi ngườithường có lợi ích xung đột với lợi ích của quyền tối cao. Ông khẳng định là bất cứ aikhông tuân theo ý chí chung sẽ bị cộng đồng buộc phải làm như vậy, và do đó “buộcphải tự do.” Phát biểu này gây bối rối cho các độc giả của Rousseau. Từ phát biểu nhưvậy, một số cho rằng Rousseau ủng hộ sự chuyên chế và không quan tâm đến các quyềncủa cá nhân. Dù phát biểu này có vẻ nghịch lý, tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ làRousseau phân biệt một vài dạng tự do. Sự tự do tự nhiên là khả năng làm bất cứ điều gìmình muốn, và chỉ tồn tại trong trạng thái tự nhiên. Khi một người tham gia vào khế ướcxã hội, anh ta từ bỏ sự tự do tự nhiên để đổi lấy sự tự do dân sự, và phải tuân theo luậtpháp mà anh ta tham gia tạo ra. Rõ ràng Rousseau thích sự tự do dân sự hơn là sự tự dotự nhiên, và khái niệm của ông là một số người phải bị “buộc phải tự do” là tương thíchvới sự tự do dân sự.Phát biểu gây tranh cãi này cũng có thể được hiểu theo cách khác. Rousseau tin rằng tựdo và bình đẳng có quan hệ chặt chẽ: vì mỗi người chỉ tuân theo chính anh ta, luật phápphải áp dụng cho mọi người. Khi một người phá vỡ luật tạo ra một quan hệ bất bìnhđẳng giữa anh ta và những người tuân theo luật. Trong hoàn cảnh này, nhà nước có thểsử dụng sức mạnh để đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân của nó.Tóm tắt và phân tích tác phẩm Khế ước xã hội (Q II)Nguồn: />4Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiNgười dịch: Mr. MinhQuyển II, Chương I-VTóm tắtChỉ có ý chí chung mới có thể hướng dẫn sức mạnh của cộng đồng vì lợi ích chung. Mộtcon người cá nhân có thể tạm thời có lợi ích giống với ý chí chung, nhưng sẽ không chiasẻ với lợi ích chung này trong mọi hoàn cảnh. Do vậy, quyền tối cao là không thểchuyển nhượng, và không thể được đại diện bởi bất cứ ai khác ngoài chính quyền tốicao. Quyền tối cao cũng không thể phân chia: ý chí hoặc phản ánh lợi ích của tất cả cáccông dân, hoặc nó không như vậy. Rousseau phàn nàn về các nhà lý thuyết chính trị,những người đã phân chia quyền tối cao thành các phần khác nhau, như lập pháp vàhành pháp. Trong thực tế, ông tin là những phần này phụ thuộc vào ý chí chung, và chỉnhằm thực hiện các lợi ích của cộng đồng.Ý chí chung luôn luôn đúng, và luôn luôn thúc đẩy lợi ích chung. Tuy nhiên, sự cânnhắc của người dân không luôn luôn là sự thể hiện của ý chí chung. Rousseau phân biệtgiữa “ý chí của tất cả” – tổng tất cả các ý kiến cạnh tranh trong xã hội – và ý chí chung.Nếu tất cả các ý kiến khác nhau có một sự ảnh hưởng tương đương, thì ý chí chung sẽ làý chí của tất cả. Tuy nhiên, khi có những liên hợp (nhóm) riêng rẽ trong xã hội, thì mỗiliên hợp sẽ phát triển một tập hợp cụ thể các lợi ích mà khác với lợi ích được diễn đạt bởiý chí chung. Khi một nhóm trở nên đủ lớn để chi phối các nhóm khác, thì không còn có ýchí chung, và chỉ có ý chí riêng được bày tỏ. Do vậy, để cho ý chí chung được thúc đẩy,điều quan trọng là xã hội không nên có phe phái hoặc các phe phái với quyền lực tươngđương nhau.Quan tâm chính của nhà nước là sự bảo tồn của nó, và nó có thể đòi hỏi bất cứ điều gì từcác thành viên của nó để đảm bảo sự bảo tồn này. Do dó, công dân phải đóng góp bất cứtài sản hay sự phục vụ nào cho chủ quyền tối cao ngay khi được yêu cầu. Tuy nhiên,quyền tối cao không thể đưa ra các nghĩa vụ đối với các thành viên mà không mang lạilợi ích cho cộng đồng. Ngoài ra, quyền tối cao chỉ có thể giải quyết các vấn đề mà ảnhhưởng đến toàn bộ xã hội. Khi ý chí chung có một mục đích riêng, nó đánh mất tínhđúng đắn của nó và không còn theo đuổi lợi ích chung. Khế ước xã hội đòi hỏi tất cảngười dân phải có quyền như nhau. Do vậy, quyền tối cao không đòi hỏi nhiều hơn từbất cứ người nào khác. Khi nó làm như vậy, các quyết định của nó trở nên riêng tư thayvì là chung, và khác với ý chí chung.Cuối cùng, Rousseau thảo luận liệu quyền tối cao có thể yêu cầu công dân hi sinh mạngsống của mình để bảo vệ quyền tối cao hay không. Ông cho rằng dù con người không cóquyền để tự tử, họ có thể mạo hiểm mạng sống của họ để bảo vệ nó. Do đó, một cá nhâncó thể mạo hiểm mạng sống của anh ta để bảo vệ nhà nước. Bởi vì mục đích của khế ướcxã hội là sự bảo tồn của các thành viên của nó, mọi người phải sẵn sàng, ở thời điểmchiến tranh hay khủng hoảng, mang mạng sống của mình ra để bảo vệ người khác.Logic tương tự cũng áp dụng đối với hình phạt tử hình. Bởi vì không ai muốn bị giết, nênhọ phải đồng thuận chịu hình phạt tử hình nếu họ trở thành kẻ giết người. Ngoài ra, bấtcứ sự phạm tội nào đều trở thành một kẻ phản bội và là kẻ thù của nhà nước. Anh ta5Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộikhông còn là một công dân, và phải bị loại bỏ khỏi xã hội vì sự an toàn của nó. DùRousseau chấp thuận hình phạt tử hình trong một số hoàn cảnh nào đó, ông cho rằng ởđâu mà sử dụng thường xuyên hình phạt thì ở đó chính quyền là yếu kém. Nhà nước chỉnên kết án tử hình đối với ai mà họ không thể làm cho hối cải. Rousseau khẳng định rằngnhà nước có quyền tha thứ nhưng cần sử dụng nó chường mực để bảo vệ sự tuân thủpháp luật.Phân tíchRousseau thừa nhận rằng các cá nhân có thể có lợi ích riêng xung đột với ý chí chung,và bày tỏ sự quan tâm đến ảnh hưởng thao túng của phe nhóm. Thông thường, các lợi íchcạnh tranh có thể triệt tiêu lẫn nhau, và ý chí của tất cả xấp xỉ ý chí chung. Tuy nhiên, khimọi người hình thành phe nhóm, việc diễn đạt ý chí chung trở nên khó hơn. Vì lý do này,Rousseau khuyên mỗi cử tri có một tinh thần độc lập với các cử tri khác. Với luận điểmlà mọi người phải cân nhắc lợi ích chung khi bỏ phiếu, thì sự tự biệt lập này dường nhưlà một yêu cầu kì cục. Vì mọi người thừa nhận rằng việc thảo luận một vấn đề với ngườikhác giúp họ nhận ra lợi ích chung. Tuy nhiên, Rousseau khẳng định rằng sự độc lập củacác cử tri ngăn không cho họ liên kết với nhau và làm méo mó ý chí chung.Lợi ích chung thúc đẩy lợi ích tốt nhất của nhà nước dù cho sự phản đối của cá nhân. Vídụ, nhà nước có nên ban hành thuế để hỗ trợ kinh phí cho giáo dụng công hay không. Dùhầu hết mọi người đồng ý rằng đó là lợi ích tốt nhất của nhà nước khi có các công dânđược giáo đục, nhưng một số cá nhân có thể không muốn đóng thuế này. Ví dụ, họ khôngcòn ở tuổi đi học, và do đó không có lợi gì từ giáo dục công, vì vậy thấy nó như là gánhnặng. Trong trường hợp này, ủng hộ lợi ích chung có nghĩa là rời bỏi sự tư lợi cá nhânđể củng cố sự thịnh vượng của nhà nước.Rousseau cũng khẳng định tính không thể chuyển nhượng của quyền tối cao. Người dânkhông thể chuyển nhượng quyền lập pháp cho cá nhân hoặc nhóm mà không hủy bỏ khếước xã hội. Trong quyển I, Rousseau lập luận rằng khi một cá nhân trao anh ta cho ngườikhác thì có nghĩa là anh ta từ bỏ đạo đức và nhân tính của mình. Khái niệm tương tựcũng áp dụng cho quyền tối cao. Nếu quyền tối cáo chuyển quyền lập pháp cho một cánhân hay một nhóm, thì các thành viên của xã hôi ngừng có bất cứ nghĩa vụ đạo đức nàovới nhau.Rousseau cũng khẳng định là quyền tối cao không thể phân chia. Tính không thể phânchia của quyền tối cao có quan hệ với tính không thể chuyển nhượng. Sự phân chiaquyền lực tối cao giống với một sự chuyển nhượng một phần của quyền lập pháp. Cảtính không thể phân chia và tính không thể chuyển nhượng của quyền tối cao làm thỏamãn điều kiện thứ hai của Rousseau về chính thể hợp pháp – đó là khi tuân theo luật,mỗi người tuân theo chính anh ta. Vì điều này là đúng đắn, nên mọi người phải thực thithẩm quyền lập pháp trong mọi lĩnh vực.Rousseau phân biệt giữa luật và sắc lệnh, và khẳng định là cái sau liên quan đến cácvấn đề cụ thể, trong khi cái trước liên quan đến vấn đề tổng quát. Luật như là một sựdiễn đạt của ý chí chung là thứ duy nhất có thể gán các nghĩa vụ cho các thành viên củaxã hội. Trong chương 4, quyển II, Rousseau cho rằng quyền tối cao không có quyền“thiên vị cho người này hơn người khác”. Nếu nó làm như vậy, thì quyền tối cao sẽ mất6Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiđi tính hợp pháp. Một điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là yêu cầu cho rằng tính tổngquát có thể được mở rộng ra ngoài khuân khổ của luật tới sự ứng dụng của nó. Tức là,một luật có thể được diễn đạt ở dạng tổng quát nhưng chỉ áp dụng cho các cá nhân cụ thể.Tuy nhiên, theo Rousseau một luật đúng đắn phải thực sự áp dụng hoặc có khả năng ápdụng cho mọi công dân.Quyển II, Chương VI-VIITóm tắtKhế ước xã hội mang lại đời sống cho cơ thể chính trị, nhưng luật chứa đựng ý chíchung. Theo Rousseau, một luật là một quyết định mà nó xét quốc gia như một tổng thể,và không thể áp dụng cho các cá nhân cụ thể. Ví dụ, luật có thể tạo ra một chính phủhoàng gia và sự kế vị cha truyền con nối, nhưng nó không thể lựa chọn một gia đìnhhoàng gia. Vì, quyền bổ nhiệm lãnh đạo chính trị thuộc sức mạnh hành pháp.Bởi vì người dân thường không biết làm thế nào để theo đuổi lợi ích chung, Rousseaukhẳng định là phải có sự hướng dẫn để giúp người dân ban hành luật. Hướng dẫn này,người mà Rousseau gọi là “nhà lập pháp” đảm bảo cho luật luôn hỗ trợ cho sự bảo tồncủa nhà nước. Nhà lập pháp bảo vệ luật khỏi bị thao túng bởi ý chí riêng, cũng giúp đỡngười dân cân nhắc các lợi ích ngắn hạn so với chi phi dài hạn của một quyết định. Dovậy nhà lập pháp phải là người xuất chúng trong nhiều lĩnh vực. Anh ta phải cực kìthông mình và có khả năng chống lại niềm đam mê của người dân trong khi vẫn phảitính đến lợi ích trong hạnh phúc của họ. Anh ta phải xem xét hiện tại và tương lai khiban hành luật. Nhà lập đứng ở vị trí có thể thay đổi bản chất con người, thay thế sự tự dodân sự cho sự tự do trong trạng thái tự nhiên, và củng cố quyền lực của nhà nước. Dùnhà lập pháp là người có trí tuệ cao hơn, người dân phải chấp thuận đề nghị của anhta trước khi chúng trở thành luật. Người dân không thể từ bỏ quyền lập pháp, bởi vì chỉý chí chung mới có thể ràng buộc lên các các nhân riêng rẽ.Bởi vì quyền tối cao nằm ở trong tay người dân, nên nhà lập pháp phải làm luật dễ hiểuvới đại chúng và phải thuyết phục người dân tuân theo luật mà không sử dụng vũ lực. Vìlý do này, trong suốt lịch sử, các nhà làm luật đã đề cập đến một thẩm quyền tối cao đểthuyết phục người dân chấp nhận luật. Rousseau cho rằng tôn giáo và chính trị không cócùng mục đích, nhưng trong giai đoạn đầu của quốc gia, tôn giáo có thể phục vụ như làmột công cụ chính trị đầy quyền lực.Phân tíchRousseau bắt đầu Chương VI bằng định nghĩa về luật. Một luật là một quyết định đượcđưa ra bởi toàn thể cộng đồng mà ảnh hưởng tất cả mọi người. Trong hệ thống chính trịMỹ, Hiến pháp là một tập hợp các luật. Một sắc lệnh thì khác với một luật vì nó quantâm đến các cá nhân hay nhóm cụ thể. Sự bổ nhiệm lãnh đạo chính trị hay sự trường phạtmột tội cụ thể là một sắc lệnh. Định nghĩa của Rousseau về luật trả lời cho nhiều vấn đềmà các triết gia chính trị nêu lên trong lịch sử. Từ định nghĩa này, không còn phải quantâm xác định ai là người làm ra luật, bởi vì luật được định nghĩa như là một sự diễn đạtcủa ý chí chung, và cũng không còn phải hỏi vị nguyên thủ có đứng trên luật hay không,7Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộivì ông ta cũng chỉ là một thành viên của nhà nước. Ngoài ra, luật không thể không côngbằng, bởi vì mọi người là tác giả của nó.Dù Rousseau trao quyền lập pháp cho người dân, ông có một vài quan ngại về sự thực thiquyền tối cao này. Ông tin là con người bình thường có thể thiển cận, dễ dàng bị thaotúng, và thường không ý thức về nhu cầu của họ. Vì vậy, nhà lập pháp giúp hiểu chỉnhnhững khuyết điểm này của quá trình làm luật trong khi bảo đảm quyền tối cao thuộc vềngười dân.Để cho xã hội chính trị của Rousseau hoạt động được, thì các công dân phải ưu tiên ýchí chung bên trên lợi ích cá nhân của họ. Đây là một đòi hỏi rất khó, và Rousseau thừanhận là nhà lập pháp phải giúp người dân theo đuổi lợi ích chung. Rousseau miêu tả nhàlập pháp như có một phẩm chất ling thiêng. Anh ta phải có trí tuệ và khả năng thuyếtphục để tạo ra sự thay đổi về mặt đạo đức khiên các công dân ý chí về người khác trướckhi ý chí về chính họ. Nhiều chỉ trích đối với lý thuyết chính trị của Rousseau tập trungvào việc không thể tìm thấy một nhà lập pháp như vậy.Một điều không rõ ràng là liệu Rousseau có tin rằng người dân có thể đáp ứng các yêucầu của việc làm luật mà không có sự hướng dẫn của nhà lập pháp hay không. Nhà lậppháp giúp người dân cân nhắc lợi ích trước mặt so với rủi ro dài hạn, và ngăn cản lợi íchriêng khỏi bóp méo các tính toán của ý chí chung. Đây là những chức năng quyết địnhcủa quá trình lập pháp, và nếu không có sự giúp đỡ của nhà lập pháp, thì sẽ rất khó đểduy trì nhà nước.Rousseau rất tin tưởng quyền lực của luật pháp. Luật biến đổi bản chất con người bằngcách thay thế sự tự do tự nhiên bằng tự do dân sự, và làm cho cá nhân là một phần củamột toàn thể lớn hơn. Trong khi trạng thái tự nhiên cho phép con người làm bất cứ điềugì anh ta muốn, luật quy định anh ta các nghĩa vụ và đạo đức dân sự.Quyền II, Chương VIII-XIITóm tắtĐiều quan trọng đối với bất cứ nhà lập pháp nào là phải khảo sát người dân để quyếtđịnh liệu họ đã sẵn sàng tuân theo luật chưa. Các xã hội có thể ở trong các giai đoạnphát triển khác nhau ở thời điểm khác nhau, và một số không được trang bị đầy đủ đểtuân theo luật bất kể luật là tốt hay xấu. Rousseau cho rằng một khi người dân phát triểncác thói quen xấu, thì rất khó để cải biến họ thông qua luật. Dù các cuộc cách mạng cóthể đưa đến một giai đoạn mới trong một xã hội và loại bỏ sự xấu xa của nó, những sựkiện này là rất hiếm và không thể xảy ra hai lần đối với cùng một dân tộc. Rousseau chorằng người dân có thể đạt được sự tự do, nhưng họ không thể khổi phục nó sau khi nó đãmất. Do đó, các nhà lập pháp phải chờ đợi để xem liệu người dân đã đủ chín chắn trướckhi bắt họ tuân theo luật: một nhiệm vụ rất khó khăn không thể coi nhẹ.Có những giới hạn đối với kích thước thực thể chính trị. Nó phải đủ lớn để duy trì chínhnó, nhưng không quá lớn đến nỗi gây khó khăn cho quản lý. Nhìn chung, một nhà nướcnhỏ được quản lý tốt hơn một nhà nước lớn vì những lý do sau. Thứ nhất, việc quản lýtrở nên khó khăn hơn với khoảng cách xa. Thứ hai, chi phí duy trì hoạt động của chínhquyền tăng với sự gia tăng kích thước. Thứ ba, người dân trở nên mệt mỏi với việc phải8Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộituân theo mệnh lệnh của quá nhiều cấp chính quyền khác nhau. Khi chính quyền quá lớn,nó không thể củng cố luật. Người dân mất đi tình cảm với lãnh đạo và với quốc gia vìluật không thể phù hợp phổ quát cho mọi người sống ở các khu vực khác nhau và cótruyền thống khác nhau.Một cơ thể chính trị có thể được đo bởi dân số và kích thước lãnh thổ. Trong một xã hộitốt, cả hai phải thỏa mãn một tỉ lệ lý tưởng. Phải có đủ người để bảo vệ và mở mang lãnhthổ, và lãnh thổ phải đủ để cung cấp lương thực cho tất cả. Nếu lãnh thổ quá rộng vượtquá khả năng bảo vệ của công dân, thì quốc gia đối mặt với nguy cơ bị xâm lược liên tục.Nếu có quá ít đất, quốc gia sẽ có xu hướng xâm lăng các nơi khác để đảm bảo nhu cầucủa mình.Mục đích của tất cả sự lập pháp phải là thúc đẩy sự tự do và bình đẳng. Tuy nhiên,bình đẳng không có nghĩa là mọi người phải có cùng một lượng quyền lực và sự giàu cónhư nhau. Quyền lực không bao giờ dựa trên bạo lực, và phải được thực thi phù hợp vớiluật. Liên quan đến sự giàu có, không ai có quá nhiều tiền đến nỗi anh ta có thể muangười khác, và không ai có quá ít để bị buộc phải bán mình. Dạng bình đẳng này có thểkhông tồn tại trong thực tế, nhưng luôn luôn phái là mục đích của nhà lập pháp.Nguồn lực tự nhiên và tâm tính của con người sẽ quyết định thể chế kinh tế mà xã hội có.Ví dụ, quốc gia với bờ biển dài, và thuận tiện sẽ tập trung vào thương mại và hàng hải,trong khi các quốc gia với bờ biển là các vách đá thì sẽ luôn trong tình trạng biệt lập vớicác quốc gia khác.Phân tíchTrong chương trước, Rousseau lập luận rằng luật pháp tạo ra sự thay đổi về mặt đạođức trong con người bằng cách thay thế sự tự do tự nhiên bằng sự tự do chính trị. Ở đây,ông tuyên bố là chỉ một số người thực sự sẵn sàng tuân theo luật pháp và do đó sẵn sàngcho sự chuyển đổi về mặt đạo đức. Điều này đưa đến vấn đề là liệu Rousseau tin rằngbản chất con người hay luật pháp thì cái nào quan trọng hơn khi làm biến đổi đạo đức.Ông khẳng định là con người có thể đạt đến một mức độ chín chắn nào đó trước khi phụctùng luật, nhưng không cung cấp bất cứ yếu tốt hữu hiệu nào để xác định là một người đãđạt đến điểm đó.Rousseau khẳng định là mỗi nước có một kích thước lý tưởng mà sẽ cho phép nó đượcquản lý hữu hiệu. Nhà nước phải đủ lớn để nó độc lập và có khả năng chống lại các quốcgia khác, nhưng không quá lớn khiến cho việc quản lý trở nên không thể. Dù Rousseauthừa nhận là rất khó để quyết định nhà nước như thế nào là lớn, rõ ràng ông thích nhànước nhỏ hơn là nhà nước lớn. Trong các quốc gia lớn, chi phí cho quản trị tăng lên,người dân mất đi tình lòng tự hào dân sự của họ, và luật pháp thì không thể áp dụng nhưnhau cho các khu vực khác nhau của quốc gia.Rousseau khẳng định các hệ thống pháp lý phải hướng đến mục đích thúc đẩy sự tự dovà bình đẳng. Luật phải bảo vệ tự do bởi vì kiểu quan hệ phụ thuộc sẽ làm mất đi sứcmạnh của nhà nước. Nếu một người bị nô lệ bởi người khác, thì rõ ràng anh ta không thểtrao mình cho nhà nước theo điều kiện mà khế ước xã hội đòi hỏi. Luật pháp phải duytrì sự bình đẳng vì sự tự do không thể tồn tại mà không có bình đẳng. Tuy nhiên, sựnhấn mạnh của Rousseau vào sự bình đẳng không nhất thiết có nghĩa là ông ủng hộ nhà9Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộinước cộng sản. Theo Rousseau, có thể có sự khác biệt về quyền lực và giàu có, nhưng sựxã hoa không được phép tồn tại.Dù Rousseau cho rằng mỗi nước phải hướng đến sự bình đẳng, nhưng ông tin là cácnguồn lực tự nhiên sẽ quyết định cách tổ chức kinh tế của nhà nước. Ví dụ, các nước cóđất đai khô cằn phải tập trung vào công nghiệp và bán các hàng hóa của họ để đổi lấylương thực. Do đó, dù các châm ngôn có thể áp dụng cho tất các nhà nước, nhưng mỗiquốc gia nên tạo ra hệ thống pháp lý phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình.Tóm tắt và phân tích tác phẩm Khế ước xã hội (Q III)Nguồn: />Người dịch: Mr. MinhQuyền III, Chương I-IIITóm tắtTheo Rousseau, quyền hành pháp không thuộc về người dân bởi vì nó xử lý với các hànhđộng cụ thể, trong khi người dân nên tập trung vào những vấn đề chung. Do đó, ngườidân phải có người đại diện để thi hành ý chí chung và kết nối giữa quốc gia (cơ thể bịđộng) và quyền tối cao (cơ thể chủ động). Để chính phủ thi hành ý chí chung, thì nó phảicó đời sống và ý chí của riêng nó và có thể phân biệt chính nó với quyền tối cao. Cácpháp quan phải có một mối quan tâm chung được gọi là “ý chí tập thể”, vốn có xu hướngbảo vệ chính phủ. Dù Rousseau ủng hộ sự độc lập của chính phủ với một mức độ nhấtđịnh, tuy nhiên ông cho rằng ý chí tập thể phải luôn luôn phục tùng vào ý chí chung.Rousseau nhấn mạnh rằng sự phục tùng của người dân đối với lãnh đạo không phải làmột khế ước. Các quan chức chính phủ là những nhân viên của quyền tối cao, và chịutrách nhiệm cho việc thi hành quyền lực mà họ được ủy nhiệm. Quyền tối cao có thể thayđổi chính phủ. Có một dạng thức chính phủ duy nhất thích hợp cho mỗi quốc gia, và bởivì các sự kiện có thể thay đổi các hoàn cảnh của quốc gia, nên các chính phủ khác nhaucó thể thích hợp ở các thời điểm khác nhau.Một chính phủ mà quyền tối cao trao quyền lực cho tất cả mọi người (hoặc đa số) làchính phủ “dân chủ”. Quyền tối cao cũng có thể trao quyền lực cho một thiểu số cánhân, dạng chính quyền này được gọi là chính phủ “quý tộc”. Cuối cùng, quyền tối caocó thể trao cho một cá nhân duy nhất, dạng này được gọi là chính phủ “quân chủ”. Tuynhiên, ba dạng chính quyền này không loại trừ lẫn nhau. Ví dụ, có thể có một chínhquyền quân chủ với hơn một vua, hay dân chủ mà chỉ đại diện cho một nữa dân số.Dân số của quốc gia là một yếu tố quyết định dạng thức chính phủ. Khi kích thước nhànước tăng lên, mỗi người có một phần nhỏ hơn trong quá trình lập pháp. Do đó, khi quốcgia lớn, người dân mất sự kết nối của họ với nhà nước, và ý chí riêng của anh ta trở nênmạnh hơn ước muốn thúc đẩy lợi ích chung. Bởi vì có ít sự đồng thuận giữa ý chí riêngvà ý chí chung, chính phủ phải sử dụng sức mạnh áp bức hơn khi dân số tăng.10Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiRousseau cho rằng sự điều hành công việc chung sẽ chậm hơn khi có nhiều người hơn,và đó là lý do mà chính phủ nhỏ hơn thì hoạt động hiệu quả hơn chính phủ lớn. Ông đềnghị là nên có một mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa kích thước chính phủ và kích thức nhànước. Vì các quốc gia nhỏ nên có chính phủ dân chủ, quốc gia trung bình có chínhphủ quý tộc, và quốc gia lớn có chính phủ quân chủ.Phân tíchMỗi hành động tự do có hai nguyên nhân: một là đạo đức, và một là vật chất. Khi mộthành động được tiến hành, tác nhân của nó phải muốn thực hiện nó và phải có khả năngvề mặt thể xác để thi hành nó. Trong xã hội dân sự, đạo đức tương tự năng lực lập phápvà vật chất tương tự năng lực hành pháp. Rousseau tuyên bố là không có gì được thựchiện mà không có sự phối hợp của cả hai.Rousseau đã đặt quyền lập pháp vào tay nhân dân, nhưng theo ông họ không nên thihành quyền hành pháp, bởi vì nó giải quyết các vấn đề cụ thể thay vì các vấn đề chung.Một cách hiểu khác đó là, quyền lập pháp và hành pháp không thể trọn lẫn vì điều này sẽphá hủy sự bình đẳng giữa các công dân. Vì bản chất của khế ước xã hội, là mỗi cá nhâncó thể tham gia tạo ra các luật lệ qua đó mọi người phải tuân theo, nhưng không ai cóquyền buộc người khác phải làm điều mà anh ta không tự mình làm.??? Do đó, ngườiban hành luật không nên là người thi hành luật.Bởi vì sự cần thiết của việc tách rời quyền lập pháp và hành pháp, người dân phải có mộttác nhân để thi hành ý chí chung. Chính phủ là đóng vai trò trung gian giữa người dânvà quyền tối cao, và chịu trách nhiệm cho việc thực thi luật pháp. Quan hệ giữa ngườidân và chính phủ không phải là một khế ước: người dân không có nghĩa vụ giữ tuân giữchính phủ của họ, và có thể thay đổi như họ thấy phù hợp. Quan chức chính phủ có thểđược coi như là những người làm công cho quyền tối cao, họ được ủy nhiệm sử dụngquyền lực quốc gia để thi hành ý chí chung. Niềm tin này mâu thuẫn với các niềm tin củacác nhà lý thuyết chính trị như Hobbes và Grotius, những người trao quyền tuyệt đối chovua.Dù Rousseau trao quyền tối cao vào tay người dân thay vì vào chính phủ, nhưng ôngcũng trao cho quyền hành pháp một số thẩm quyền nhất định. Chính phủ có thể đượcxem như một thực thể mới trong quốc gia, khác với người dân và quyền tối cao. Dùchính phủ tồn tại chỉ thông qua quyền tối cao, nó phải có ý chí riêng để thúc đẩy sự tồntại riêng của nó và phân biệt nó với quốc gia. Tuy nhiên, quan tâm của chính phủ,Rousseau gọi là ý chí tập thể, phải luôn luôn phụ thuộc vào ý chí chung.Quyển 4, Chương IV-VIITóm tắtDân chủ là chính phủ khó duy trì nhất, và rất ít nhà nước đáp ứng được các điều kiệncần thiết để duy trì nó. Thứ nhất, nhà nước phải đủ nhỏ để nó dễ dàng tổ chức các hộinghị cộng đồng. Thứ hai, để ngăn ngừa các cuộc tranh luận gay gắt và giải quyết hiệu11Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiquả công việc chung, người dân phải có một thái độ đạo đức và thói quen tương tự nhau.Thứ ba, mọi người phải có một lượng tài sản tương tự, bởi vì sự bất bình đẳng kinh tế tạora sự khác biệt về quyền lực, dẫn dến nguy hại cho nền dân chủ. Cuối cùng, phải khôngcó sự xa hoa, bởi vì sự xa hoa làm thái hóa đạo đức công bằng cách làm cho người giàukiêu căng, người nghèo thèm muốn. Ngoài ra, dân chủ cũng có khả năng nhất dẫn đếnnội chiến và xung đột nội bộ. Bởi vì những lý do này, Rousseau tin rằng dân chỉ là quákhó cho con người bình thường có thể duy trì. Ông khẳng định rằng, chỉ có thần thánhmới có thể quản lý chính họ một cách dân chủ.Rousseau sau đó hướng sự chú ý tới chính phủ quý tôc, hay “cai trị bởi số ít”. Có badạng quý tộc: tự nhiên, kế thừa, và tuyển cử. Dạng thứ nhất, vốn chỉ dựa trên sức mạnhtự nhiên, nên chỉ thích hợp cho các dân tộc còn sơ đẳng. Dạng thứ hai là dạng tồi tệ nhấtbởi vì nó thúc đẩy sự bất công và cho phép những người không đủ phẩm chất nắm quyềncai trị. Do vậy, loại bỏ hai cái đầu, Rousseau đề nghị chính quyền quý tộc tuyển cử. Dạngchính quyền này có một vài thuận lợi so với chính quyền dân chủ thuần túy. Các hội độngđược tổ chức thuận tiện hơn, và công việc chung dễ dàng được thực hiện hơn. Quý tộcđược lựa chọn có tiếng nói được tôn trọng hơn và thực hiện tốt hơn chính sách ngoạigiao. Tuy nhiên, dạng chính quyền này cũng có bất lợi của nó. Người dân phải sẵn sàngchấp nhận sự bất bình đẳng về kinh tế ở tầng lớp quý tộc, nhưng sự xấu xa là cần thiếtđể những người tài năng nhất sẽ cai trị.Trong nền quân chủ, một người đại diện cho toàn bộ quốc gia và kiểm soát tất cả mọilực lượng của nó. Quân chủ là dạng chính quyền quyền lực nhất, những cũng là dạngchính quyền mà ý chí riêng có ảnh hưởng lớn nhất. Trong hầu hết trường hợp, vuakhuyến khích tình trạng yếu kém và khốn khổ của người dân để họ không có khả năngchống lại ông ta. Các chính quyền quân chủ có nhiều khuyết điểm và có khả năngsuy đồi nhất. Bởi vì vua quyết định ai được bổ nhiệm ở chức thẩm phán, nên rất dể chonhững người kém cỏi giữa địa vị cao. Rousseau cho rằng khuyết điểm rõ ràng nhất củanền quân chủ là làm thế nào nó giải quyết vấn đề kế nhiệm. Quá trình này có thể xảy rathông qua hai phương pháp: bầu chọn, hoặc kế thừa. Phương pháp thứ nhất khiến xã hộibất ổn trong giai đoạn chuyền giao quyền lực, và thúc đẩy sự suy đổi trong quá trình bỏphiếu. Phương pháp thứ hai cho phép những người không đủ phẩm chất cai trị vì nó xuấtphát từ sự kế thừa.Phân tíchDù quyền tối cao có thể chọn bất cứ kiểu chính quyền nào, Rousseau gợi ý rằng có mộtkiểu mà thường được ưa thích hơn các kiểu còn lại. Sự tách rời chặt chẽ giữa quyềnlực lập pháp và hành pháp loại bỏ nền dân chủ thần túy khỏi như là một lựa chọn khảthi. Rousseau khẳng định rằng mọi người xem xét các hành động cụ thể, thì sự lập pháptrở nên bị tha hóa bởi lợi ích riêng tự. Trong nền quân chủ, lợi ích của vua hoàn toànkhác với lợi ích của người dân. Anh ta duy trì một cuộc sống xa hoa làm cho người dânnghèo đói và khốn khổ, và bổ nhiệm những người không đủ năng lực vào các vị trí caodo sở thích cá nhân.12Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiDo vậy, lựa chọn tốt nhất là chính phủ quý tộc, vốn có thể có dạng: kế thừa hoặc tuyểnchọn. Quý tộc kế thừa sẽ vi phạm các điều khoản của khế ước xã hội bởi vì quyền tối caokhông thể ban hành luật mà ảnh hưởng chỉ đến cá nhân cụ thể. Khi chỉ định một gia đìnhhay một giai cấp cai trị quốc gia sẽ phá hủy sự bình đẳng giữa các công dân, một điềukiện cần thiết cho sự hợp pháp của chính thể. Ngoài ra, quý tộc kế thừa sẽ không manglại lợi ích cho quốc gia bởi vì nó chọn các lãnh đạo mà không cân nhắc tài năng hay trítuệ. Quý tộc bầu chọn lựa chọn người tốt nhất để cai trị nhà nước và tránh khuyết điểmcủa cả dân chủ và quân chủ. Công việc chung được thực hiện hữu hiệu hơn bởi vì rất dễdàng cho một số ít đi đến một quyết định hơn là đa số. Đồng thời quý tộc bầu chọn sẽ caitrị phù hợp với ý chí chung hơn là quân chủ.Dù Rousseau cho rằng quý tộc kế thừa là dạng tồi tệ nhất, nhưng ông có một danh sáchdài những phàn nàn về nền quân chủ. Trong nền quân chủ, lợi ích riêng và lợi ích chungđứng đối lập nhau, và vua chỉ có thể gia tăng sự giàu có của mình bằng cách làm chongười dân nghèo đói. Rousseau chấp nhận bất cứ chính quyền nào mà thúc đẩy lợi íchchung đều trở nên hợp pháp, nhưng chứng mình rõ rằng là nền quân chủ không thể làmđược làm điều này. Ở một vài chỗ trong Khế ước xã hội, Rousseau xếp quân chủ cùnghàng với chính thể chuyên chế.Quyển III, Chương VIII-IXTóm tắtTự do không thích hợp cho mọi loại khí hậu, do đó không thể đạt được một cách phổquát. Phân tích của Rousseau về tự do và khi hậu tập trung vào việc người dân cung cấpchi phí cho chính phủ như thế nào. Trong mọi quốc gia, chính phủ sử dụng rất nhiều,nhưng lại không tạo ra được gì. Nó nhận được những gì mà nó chi dung từ thặng dư mànhân dân tạo ra. Do đó, nhà nước chỉ có thể sống sót bao lâu mà người dân tạo ra nhiềuhơn những gì họ cần. Một số chính phủ tiêu tốn hơn các chính phủ khác, do đó gây ramột gánh nặng lớn hơn cho dân chúng.Rousseau cho rằng gánh nặng kinh tế ít liên quan đến kích thước chính phủ mà liên quannhiều hơn đến sự luân chuyển các lợi ích. Trong nền dân chủ, quyền hành pháp và lậppháp là giống nhau, và thuế trở lại với người dân trong dạng thức chi tiêu của chính phủ.Trong nền quân chủ, thuế dùng cho các lợi ích riêng của vua, sự luân chuyển chậm vàhầu như không tồn tại. Nói cách khác, người dân bị đè nặng ít hơn trong nền dân chủ, vànhiều nhất trong nền quân chủ. Từ đây là các nền quân chủ phù hợp với quốc gia giàucó, vốn tạo ra nhiều sản phẩm thặng dự, và dân chủ thì phù hợp với quốc gia nghèo.Khí hậu quyết định dạng chính phủ mà quốc gia sẽ chấp nhận do ảnh hưởng của sốlượng thặng dư. Bởi vì các quốc gia nóng có đất đai mầu mỡ nhất và tạo ra nhiều thặngdư nhất, họ cần có một ông vua mà sự xa hoa của ông ta sẽ tiêu dùng các tài sản dư thừa.Trái lại, các quốc gia lạnh tạo ra số lượng thặng dư khiêm tốn vì vậy nên có dạng chínhquyền dân chủ.Không thể quyết định dạng chính phủ nào là lý tưởng mà không biết về điều kiện cụ thểcủa quốc gia. Tuy nhiên, Rousseau cung cấp một biện pháp đánh giá sự hữu hiệu của13Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộichính phủ. Khi dân số tăng có nghĩa là chính quyền thúc đẩy sự thịnh vượng của cácthành viên của nó. Rousseau khẳng định nếu chính phủ mà làm cho“dân chúng trở nênđông đúc thì tuyệt đối là chính quyền tốt nhất”.Phân tíchDù Rousseau ca ngợi sự tự do dân sự trong suất tác phẩm Khế ước xã hội, nhưng ôngkhẳng định là không phải tất cả mọi người có thể đạt được nó. Một dân tộc có thể hìnhthành một xã hội tự do hay không là phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên của họ. Khí hậuảnh hưởng nhiều đến sản lượng của quốc gia và do đó quyết định liệu nó phù hợp với chếđộ dã man hay chế độ chuyên chế, hay chế độ chính trị tốt. Ảnh hưởng mà khí hậukhuyến khích hay ngăn cản sự tự do tạo ra một sự căng thẳng gia tăng trong tác phẩm củaRousseau. Theo Rousseau, bằng cách trao đổi sự tự do tự nhiên cho tự do dân sự, conngười có một cái nhìn về đạo đức. Tuy nhiên, bởi vì ông cho rằng khí hậu có thể ngăncản sự tự do, nên ông muốn ám chỉ là một dân tộc nào đó sẽ không thể cư xử đạo đức dokhu vực địa lý của họ.Sự phân tích về khí hậu và chính phủ dựa trên sự luôn chuyển thuế trong một xã hội.Trong xã hội dân chủ, thuế nhanh chóng được đưa lại cho người dân dưới dạng chi tiêucủa chính phủ. Do đó, dân chủ đè nặng lên người dân ít nhất dù có rất nhiều quan lại.Trái lại, trong nền quân chủ người dân phải chịu đè nặng nhất vì sự luôn chuyển chậmvà rất ít được trở lại với người dân thông qua chi tiêu của chính phủ.Do vậy, Rousseau lập luận rằng dạng chính phủ của một quốc gia phải phù hợp với cáckhả năng sản xuất của nó. Có lẽ việc nói lên điểm yếu của lý thuyết của mình, ông khôngchấp nhận cho nó bị bác bỏ. Ông khẳng định rằng, ngay cả khu vực nóng cũng có cácnền dân chủ, và lạnh cũng có quân chủ, thì sự kiện này không bác bỏ lý thuyết. Nó chỉcho thấy là các nhân tố khác thay thế khí hậu quyết định chính phủ của quốc gia.Dù Rousseau tuyên bố là sự gia tăng dân số là thước đo tốt nhất khi phân tích năng lựccủa chính phủ, nhưng ông không đưa ra lý do đầy đủ tại sao lại như vậy. Có vô số ví dụvề quốc gia mà được quản lý yếu kém tuy nhiên dân số vẫn tăng. Có lẽ quyết định sửdụng dân số như là một chỉ dẫn về chính quyền tốt bắt nguồn từ ước muốn thúc đẩy nôngnghiệp của ông.Sự tăng dân số chỉ có thể xảy ra nếu có một sự gia tăng tương ứng về sản lượng nôngnghiệp. Nhà nước khuyến khích mở mang nông nghiệp, và có dân số phân bố trên khắplãnh thổ. Trái lại, nhà nước nào không quan tâm đến nông nghiệp khiến tụt giảm dân số,vốn chỉ tập trung trong các thành phố. Điều quan trọng là, Rousseau không chấp nhậnđời sống đô thị, và tin rằng nó thúc đấy sự lười nhác và xa hoa.Quyển III, Chương X-XIVTóm tắtGiống như ý chí riêng của một cá nhân, quan tâm của chính phủ có xu hướng đi đến đốilập với ý chí chung. Từ đầu, Rousseau đã khẳng định rằng nếu không có tình trạng phephái trong một quốc gia, thì các lợi ích xung đột của mỗi cá nhân sẽ triệt tiêu lẫn nhau vàvì vậy xấp xỉ ý chí chung. Trong trường hợp của chính phủ, không có một thực thể tương14Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộitự để đối lập với ý chí tập thể và tạo ra sự cân bằng. Do đó, ngay cả trong các quốc giađược xây dựng tốt nhất, thì các lợi ích của chính phủ cuối cùng sẽ đối lập với quyền tốicao.Sự giả thể quốc gia có thể xảy ra theo hai cách. Thứ nhất, vua không tuân theo luật phápvà chiếm đoạt quyền tối cao của người dân. Khi điều này xảy ra, khế ước xã hội bị phávỡ và người dân bị bắt buộc – hơn là ràng buộc về mặt đạo đức – để tuân theo chính phủcủa họ. Cách thứ hai mà quốc gia có thể bị giải tán là khi một số thành viên nào đó củachính phủ chiếm đoạt quyền lực mà họ nên thực thi như là cơ thể tập thể. Bởi vì sự căngthẳng này giữa chính phủ và quyền tối cao, nên không quốc gia nào có thể tồn tại mãimãi. Rousseau than vãn rằng nếu cả Sparta và Roma xụp đổ, thì không quốc gia hiện đạinào có thể làm tốt hơn. Giống như cơ thể con người, quốc gia bắt đầu chết ngay khi nósinh ra. Tuy nhiên, một sự tổ chức tốt có kể kéo dài sự sống của quốc gia. Quá trình lậppháp nằm ở trái tim của quốc gia, và bao lâu nó còn duy trì, thì quyền tối cao phổ thôngđược duy trì.Bởi vì chỉ quyền tối cao có quyền lập pháp và luật là một sự đạt của ý chí chung, dẫnđến là thực thể chính trị chỉ có thể hoạt động khi người dân hội họp. Dù Rousseau thừanhận rằng sự tập hợp toàn bộ dân chúng là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng ông đưa ra vídụ về Rome cổ đại để cho thấy là điều đó không phải là không thể. Dù có một kích thướcđáng kể, Cộng hòa Roma tổ chức các buổi họp cộng đồng ít nhất một lần trong vài tuần.Trong mỗi quốc gia, nên có các buổi họp định kì để ngăn chặn chính phủ chiếm đoạtquyền tối cao của nhân dân. Tuy nhiên, những buổi họp này nên xảy ra ở những ngày đãquy định bởi vì quyền hội họp bắt nguồn từ luật pháp. Số lượng buổi hội họp cộng đồngnên phụ thuộc vào hoàn cảnh quốc gia. Nhìn chung, khi chính phủ có nhiều quyền lựchơn, thì người dân nên hội họp thường xuyên hơn để đảm bảo quyền tối cao của họ.Khi người dân hội họp, quyền hành pháp bị đình chỉ. Điều này là vì chính phủ phục vụnhư là một trung gian giữa người dân và quyền tối cao, và chịu trách nhiệm thi hành ýchí chung. Tuy nhiên, khi người dân hội họp, thì nhu cầu trung gian không còn nữa. Ởthời điểm khi quyền hành pháp bị đình chỉ các nhà lãnh đạo chính trị sẽ cảm thấy rất khóchịu, phiền toái. Trong suốt lịch sử, họ cố gắng để bảo vệ lợi ích riêng tư của mình bằngcách ngăn cả các cuộc họp cộng đồng.Phân tíchRousseau cung cấp một sự phân tích sâu sắc vào sự căng thẳng giữa chính phủ và quyềntối cao. Về bản chất, ông tuyên bố rằng người dân thực thi quyền tối cao trong mọi quốcgia ở mọi lúc. Tuy nhiên, chính phủ lạm dụng quyền lực mà người dân trao cho nó, vàtuyên bố quyền tối cao thuộc về chính nó.Trong Khế ước xã hội, Rousseau cố gắng hết sức để tách rời quyền lập pháp và hànhpháp. Tuy nhiên, sự tách rời này không tồn tại trong thực tế. Trong Quyển III, Rousseauthừa nhận là các chính phủ sẽ luôn luôn vượt qua các giới hạn đã được quy định đối vớinó. Do đó, mọi quốc gia đối mặt với một vấn đề không thể tránh được: quốc gia phải cóquyền hành pháp để thi hành ý chí chung, nhưng xu hướng tự nhiên của chính phủ làchiếm đoạt quyền tối cao của nhân dân. Trong các buổi hội họp cộng đồng, các thànhviên của cơ thể chính trị có thể tuyên bố họ chấp nhận tình trạng hiện tại hay không và15Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộichính phủ hiện tại có phụ vụ tốt nhất lợi ích chung hay không. Những buổi hội họp phảixảy ra định kì để đảm bảo cho thực thể hành pháp được kiểm soát. Do vậy sẽ là khôngđủ khi người dân thảo ra một hiến pháp và cho phép quốc gia vận hành mà không có sựđồng thuận liên tục với nó.Điều quan trong đó là, Rousseau khẳng định rằng sự tự do không dễ để duy trì. Để bảovệ chính họ khỏi chính phủ và thúc đẩy sự lành mạnh của quốc gia, người dân phải cómột sự tôn trọng sâu sắc cho các bổn phận dân sự của họ. Dù việc tụ tập tất cả các thànhviên của quốc gia là một việc khó khăn, nhưng Rousseau tin tưởng một cách chắc chắnrằng điều đó là có thể. Một ví dụ điển hình mà ông trích dẫn đó là Roma cổ đại, họ tổchức các buổi họp định kì dù thành phố có hàng nghìn cư dân. Do đó, trong phần thảoluận về chính quyền, Rousseau ca ngợi đạo đức dân sự và chỉ trích sự lười biếng. NhưRousseau lập luận trong các chương sau của Quyển III, khi người dân không thi hànhcam kết của họ như là công dân, thì họ đang hi sinh sự tự do dân sự của mình.Quyển III, Chương XV-XVIIITóm tắtKhi người dân không còn quan tâm đến lợi ích chung và trả tiền cho người khác thi hànhnghĩa vụ dân sự của họ, thì quốc gia đứng bên bờ vực tiêu vong. Khi quốc gia giàu mạnh,thì người dân sẽ đặt ý chí chung bên trên lợi ích riêng của mình và vui vẻ hoàn thành cácnghĩa vụ dân sự của mình. Rousseau khẳng định việc sử dụng tiền để lảng tránh tráchnhiệm sẽ phá hủy sự tự do dân sự. Ông cũng không chấp nhận sự nhờ cậy vào người đạidiện để thể hiện ý chí chung. Quyền tối cao không thể được đại diện cho với lý do giốngnhư nó không thể bị chuyển nhượng: nó hoặc diễn đạt ý chí của người dân xét như mộttổng thể, hoặc nó không như vậy. Do đó, Rousseau khẳng định là người Anh và các dântộc khác trong nền dân chủ đại diện không thực sự tự do dù họ có thể tin rằng họ tự do –họ chỉ tự trong trong các cuộc bầu cử. Tất cả luật pháp phải được người dân xét nhưtổng thể phê chuẩn mới được xem là hợp pháp.Dù Rousseau thảo luận chủ đề này mở một chương trước, nhưng ông nhấn mạnh một lầnnữa niềm tin của ông là sự thiết lập chính phủ không tạo ra một khế ước giữa người dânvà lãnh đạo của họ. Thứ nhất, quyền tối cao, theo định nghĩa, luôn luôn có thẩm quyềntối cao trong quốc gia. Do đó, quyền tối cao không thể bị đè nén bởi chính phủ. Thứ hai,một khế ước giữa người dân và lãnh đạo của họ là một hành động cụ thể và không phải làmột luật. Do đó, khế ước này có thể là bất hợp pháp và nếu không thì nó phải được quảnlý bởi một sức mạnh cao hơn (vô lý vì không có quyền lực nào cao hơn quyền tối cao).Nếu quan hệ giữa chính phủ và người dân không phải là một khế ước, thì chính phủđược thiết lập như thế nào? Thứ nhất, quyền tối cao quyết định rằng sẽ có một thực thểquản lý, và hành động này là một luật. Thứ hai, quyền tối cao chỉ định những người cụthể vào chính phủ. Bởi vì hành động thứ hai đơn thuần là một sự áp dụng của luật, nóthực sự là một hành động của chính phủ và không thuộc thẩm quyền lập pháp. Do đó vấnđề nảy sinh là làm sao mà một hành động của chính phủ lại có thể được thi hành khichính phủ được tạo ra. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, Rousseau khẳng định rằng quyềntối cao tạm thời nắm quyền hành pháp để thiết lập chính phủ.16Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiBây giời Rousseau quay lại vấn đề làm thế nào để ngăn chặn chính phủ khỏi chiếm đoạtquyền tối cao. Lời giải của ông là các cuộc hội họp cộng đồng để đánh giá cộng việc củachính phủ. Khi người dân hội họp định kì, thì họ có trách nhiệm trả lời hai câu hỏi. Thứnhất, họ có chấp thuận dạng chính phủ hiện tại hay không? Thứ hai, họ có chấp thuận cácquan chức chính phủ hiện tại hay không?Phân tíchRousseau hoàn toàn không chấp nhận việc sử dụng tiền để lẩn tránh trách nhiệm dân sự.Ông tin rằng một khi các công dân sử dụng tiền để thực thi các nghĩa vụ của họ với quốcgia (ví dụ, trả cho những kẻ hám lợi thay mình phục vụ quân đội), thì họ đang đánh mấtsự tự do của mình. Rousseau tán thành các luận điểm được trình bày trong tác phẩmLuận văn thứ hai. Việc sử dụng tiền làm xói mòn sự bình đẳng của quốc gia và phá hoạitính thiêng liêng của khế ước xã hội. Rõ ràng là Rousseau có vô số sự phản bác đối vớinền dân chủ Mỹ, vốn ủng hộ sự đóng góp tài chính thay cho sự tham dự chính trị trựctiếp. Đối với Rousseau, với việc viết một tấm séc cho một tổ chức hay ứng viên là khôngđủ để thi hành các nghĩa vụ của công dân. Một khi người dân sử dụng tiên để né tránhcác bổn phẩn của mình, thì chính quốc gia có thể bị bán.Rousseau cũng không chấp nhận sự nhờ cậy vào người đại diện để diễn đạt ý chí chung.Quyền tối cao không thể được đại diện với lý do tương tựu lý do nó không thể bị chuyểnnhượng. Bất cứ luật nào yêu cầu sự chấp thuận của toàn thể dân chung trước khi nó cóhiệu lực. Theo Rousseau, các nền dân chủ hiện đại như anh và Mỹ chỉ tự do khi họ lựachọn người đại diện của họ.Rousseau tin rằng trong một quốc gia tốt, người dân sẽ đặt công việc chung lên trước lợiích cá nhân. Người dân sẽ tham gia các buổi hội họp và sẵn sàng chấp nhận các bổn phậncông dân của họ, cũng như tòng quân khi cần thiết. Ngày nay, có rất ít chính phủ đáp ứngđược các tiêu chuẩn quá cao của Rousseau. Dường như sẽ là thú vị khi xem xét liệuRousseau có thay đổi lý thuyết chính trị của mình để phù hợp với xu hướng chính trị hiệnđại hay không.Ở đây, Rousseau nhấn mạnh lại một lần nữa niềm tin của ông là sự thiết lập chính phủkhông phải là khế ước giữa người dân và pháp quan. Thứ nhất, bởi vì quyền tối cao cóthẩm quyền tối cao trong quốc gia, nó không bị buộc phải tuân theo chính phủ. Thứ hai,khế ước giữa người dân và chính phủ là một hành động cụ thể, và vì vậy nằm ngoàiphạm vi của luật. Nếu người dân được coi như là một thực thể và chính phủ là một thựcthể khác, thì một khế ước giữa họ sẽ chỉ phục tùng các luật của tự nhiên và các sức mạnhcao hơn – nhưng chúng đã được tuyên bố là bất hợp pháp.Tóm lại, Rousseau nhấn mạnh rằng quyền tối cao phải nằm trong tay người dân.Niềm tin này ngăn cản ông thấy mối quan hệ giữa người dân và chính quyền là một khếước. Không như những triết gia như Hobbes và Grotius, những người tước bỏ quyền củangười dân và trao cho cơ quan hành pháp, Rousseau khẳng định rằng chính phủ chịutrách nhiệm trước quyền tối cao.17Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiNguồn: />Người dịch: Mr. MinhQuyển IV, Chương I-IVTóm tắtChừng nào cá nhân xem họ là một phần của một cơ thể tập thể đơn nhất, thì quốc gia sẽmạnh và sẽ cần có ít luật lệ. Quốc gia sẽ thụ hưởng hòa bình, thống nhất, và bình đẳng.Khi luật mới cần được thi hành, mọi người sẽ biết luật nào là thích hợp và phê chuẩn luậtđó với một ý thức tốt. Quốc gia đánh mất sự nhất trí này khi ý chí riêng thách thức lợiích chung. Một lúc nào đó, không ai còn cảm thấy bất cứ nghĩa vụ xã hội nào, và mọingười chỉ còn theo đuổi lợi ích riêng. Tuy nhiên, hoàn cảnh này không có nghĩa là ý chíchung đã bị phá hủy. Mặc dù lợi ích chung vẫn tồn tại, nhưng nó không quan trọng bằngý chí cá nhân. Khi quốc gia đang trong giai đoạn đi xuống, thì công dân sử dụng quyềnbỏ phiếu của mình để làm lợi cho các cá nhân và đảng phái cụ thể hơn là cho quốc gianhư một tổng thể. Do đó, Rousseau khẳng định là hành vi của công dân trong một hộiđồng sẽ cho biết tình hình của cơ thể chính trị. Dù có một số ngoại lệ, nhưng các cuộctranh luận dài, gay gắt cho thấy sự thiếu kết dính xã hội và dấu hiệu của sự đi xuống củanhà nước. Sự nhất trí cho thấy người dân chia sẻ các giá trị và một ước muốn chung đểthúc đẩy lợi ích chung.Chỉ có duy nhất một luật mà yêu cầu sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả công dân, và đólà khế ước xã hội. Bởi vì mọi người sinh ra tự do, không ai có thể buộc anh ta phục tùngsự phán quyết của nhà nước mà không có sự đồng thuận của anh ta. Do đó, những ngườiphản đối khế ước xã hội có quyền không tham gia vào trong nó. Tuy nhiên, sau khi nhànước được hình thành, sự cư trú hàm ý sự đồng thuận.Ngoài khế ước xã hội ra thì luật đa số sẽ chiếm ưu thế. Người ta có thể hỏi, nếu như vậy“Làm thế nào mà các công dân tự do có thể tự do, khi họ bị buộc tuân theo luật pháp màkhông có sự chấp thuận của họ”. Luật pháp luôn luôn đồng nghĩa với ý chí chung, và khimột người bỏ phiếu, thì anh ta phán quyết liệu luật đó có phù hợp với chí chung haykhông. Anh ta không bỏ phiếu vì anh ta đồng ý hay không đồng ý với luật, nhưng mà vìnó có thúc đẩy lợi ích chung hay không. Do đó, khi một người bỏ phiếu chống lại mộtluật mà nó đã được thông qua, thì điều đó chỉ đơn giản cho thấy anh ta đã sai khi đánhgiá ý chí chung.Quyền tối cao có quyền quyết định tỷ lệ đa số cần thiết để phê chuẩn luật pháp. Vì đốivới các quyết định quan trọng, Rousseau cho rằng phần trăm người dân cần để thông qualuật sẽ phải gần với 100%. Đối với các hoàn cảnh đòi hỏi các hành động trực tiếp, một đasố đơn thuần là đủ.Trong chương III, Rousseau nói về sự bầu chọn các quan chức chính phủ, và liệu nó nênđược thực hiện bằng cách chọn lựa hay bằng rút thăm. Dù lý do của ông là khá khác,Rousseau đồng ý với Montesquieu rằng trong một nền dân chủ, bầu cử cần được thựchiện bằng cách rút thăm. Ông cho rằng trở thành một phần của chính quyền là một tráchnhiệm lớn lao, nó không thể áp đặt lên ai đó một cách công bằng ngoại trừ bằng cáchngẫu nhiên. Lý do này phù hợp với luận điểm trước đó của ông về tính phổ quát của luật.18Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiBởi vì Rousseau thấy việc trở thành một viên chức như là một gánh nặng, nên nhà nướcchỉ có thể lựa chọn quan chức bắng cách ngẫu nhiên. Trong các nhà nước mà các cuộcbầu cử được thực hiện cả bằng lựa chọn và rút thăm, các công dân sẽ lựa chọn ngườibằng cách lựa chọn khi vị trí đòi hỏi tài năng đặc biệt. Các vị trí mà đòi hỏi phải có một ýthức tốt và đạo đức (như quan tòa) nên được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu kín, bởi vìnhững phẩm chất này là phổ biến ở mọi người trong một nhà nước tốt đẹp.Phân tíchDù Rousseau nhấn mạnh là ý chí chung vẫn tồn tại trong một nhà nước trái đạo đức, tuynhiên rất khó để nhận thấy ý chí chung là gì hay điều gì là quan trọng trong hoàn cảnhnhư vậy. Rốt cuộc, liệu thực sự có một lợi ích chung giữa những người mà họ tin rằngmình không có các mối quan hệ chung hay lợi ích tương hỗ? Liệu sự chấp thuận ban đầuđối với một khế ước xã hội có đủ để đảm bảo đời sống vĩnh cửu của ý chí chung? Nếumọi người có thể hủy bỏ khế ước xã hội, thì tất yếu kéo theo là họ cũng có thể hủy bỏ ýchí chung.Điều quan trọng cần nhấn mạnh là khi mọi người tham gia vào một khế ước xã hội, họđồng ý với phương tiện của quá trình lập pháp – chứ không phải là mục đích của nó. Baolâu mà luật được làm ra theo cách hợp pháp, thì thiểu số bị buộc phải tuân theo chúng.Ngoài ra, khi bỏ phiếu, một người không quyết định liệu một luật cụ thể có mang lại lợiích cho anh ta hay không, mà đúng hơn là hay liệu bộ luật có phù hợp với ý chí chunghay không. Nếu anh ta bỏ phiếu chống lại một luật nhưng nó đã được thông qua, điềunày giải thích rằng anh ta đơn giản là không chính xác khi đánh giá ý chí chung.Bằng cách đặt cở sở của nghĩa vụ pháp trên ý chí chung, Rousseau thảo mãn điều kiệnthứ hai của chính thể hợp pháp; đó là tuân theo luật pháp, cá nhân tuân theo chính anhta. Chắc chắn không thể có được là mọi luật đều có được sự chấp thuận 100%, nhưngđiều này không có nghĩa là một người nào đó mất đi sự tự do. Bao lâu mọi người đồng ývới khế ước xã hội, họ có một nghĩa vụ đạo đức tuân theo điều mà bắt nguồn từ nó.Ngoài ra, thiểu số bị buộc tuôn theo luật để đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi người. Ngàytừ đầu trong Khế ước xã hội, Rousseau khẳng định là sự tự do không thể tồn tại màkhông có bình đẳng. Nếu thiểu số tuyên bố là nó không phải tuân theo luật, thì nó đangtuyên bố là một cá nhân miễn khỏi một nghĩa vụ chung. Khái niệm chính của luật là tínhphổ quát của nó. Việc ban hành luật phải xem xét toàn thể dân chúng, và nó phải ảnhhưởng đến toàn thể dân số.Cuối cùng, Rousseau cho rằng bầu cử trong một nền dân chủ xảy ra bằng cách bỏ phiếukín. Điều thú vị là Rousseau xem việc trở thành một viên chức chính quyền là một gánhnặng và không phải là một đặc lợi. Bởi vì pháp quan phải có tránh nhiệm lớn, anh ta tinrằng phương pháp bầu cử hợp pháp và công bằng chỉ có thể là bỏ phiếu kín. Ngoài ra,trong một nền dân chủ đúng đắn, tục lệ và tài năng gần như giống nhau, và bầu cử bằngbỏ phiếu kín sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo. Tuy nhiên, Rousseau thừanhận là một nền dân chủ đúng đắn như vậy không thể tồn tại.Quyển IV, Chương V-IXTóm tắt19Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiRousseau tạo ra một thực thể đặc biệt được gọi là "tribunate" để duy trì các quyền lựccủa quyền tối cao và của chính quyền, đồng thời ngăn chặn chúng xung đột với nhau.Tribunate sẽ duy trì luật pháp và bảo vệ quyền lực lập pháp. Tuy nhiên, tribunate khônglà một phần của thể chế và do đó sẽ không thực thi quyền lập pháp hay hành pháp.Rousseau cho rằng dù tribunate không thể làm bất cứ điều gì, nhưng nó có thể ngăn chặnmọi thứ, và do đó có thể nhiều quyền lực. Ngoài ra, ông cho rằng một tribunate tốt làphương tiện hiệu quả nhất để duy trì thể chế. Vấn đề chính với tribunate là nó có thể trởnên quá mạnh để có thể kiểm soát. Một cách để ngăn chặn điều này khỏi xảy ra là quyđịnh các thành viên của tribunate có một nhiệm kì cố định và ngắn hạn.Đôi khi sự cứng nhắc của luật pháp có thể ngăn chặn nhà nước không thể đối phó vớimột cuộc khủng hoảng. Khi nhà nước phải hành động nhanh chóng, sự chậm chạp cố hữucủa các thủ tục hình thức có thể có hại. Do đó, trong các trường hợp khẩn cấp liên quanđến vấn đề an toàn của cộng đồng, luật pháp có thể bị đình chỉ và quyền lực có thể traocho một nhà độc tài để phục vụ nhà nước. Rousseau cho rằng ý chí chung vẫn có thểđược bảo vệ bên dưới dạng độc tài này bởi vì quan tâm chính của nhà nước là sự bảo tồncủa chính nó. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đặt các giới hạn về thời gian mà nhàđôc tài nắm giữ quyền lực. Sau khi hết giới hạn này, nhà độc tài hoặc trở thành chuyênchế hoặc không còn cần thiết.Bây giờ Rousseau chuyển sự chú ý của ông tới tôn giáo dân sự, một trong những vấn đềtranh cãi nhất được giải quyết trong Bàn về khế ước xã hội. Ông cho rằng trước tiênngười dân nghĩ về các vị thần như là các lãnh đạo chính trị của họ, và tất cả các chínhquyền mang mầu sắc chính trị thần quyền. Sự phân chia quốc gia dẫn đến thuyết đa thần,bởi vì các quốc gia mâu thuẫn không thể chia sẽ chung lãnh đạo. Một lần nữa, thuyết đathần mang lại một sự khoan dung tôn giáo và khoan dung dân sự. Ki tô giáo thay đổi sựtổ chức của quốc gia bằng cách thúc đẩy ý tưởng về vương quốc tinh thần tách rời với bấtcứ hệ thống chính trị nào. Do vậy nó phân chia các khía cạnh quản lý của quốc gia khỏithần học, và tạo ra nguồn gốc của sự xung đột giữa các quốc gia ki tô giáo.Dựa vào những ảnh hưởng này của nó đối với nhà nước, Rousseau mô tả ba dạng tôngiáo. Thứ nhất đó là “tôn giáo của con người”, vốn kết nối cá nhân với thần thánh vàtheo sau lời dạy của thần thánh. Rousseau ủng hộ tôn giáo này trên phương diện trừutượng nhưng tin răng nó có hại với nhà nước. Ví dụ, những người Ki tô giáo mộ đạo sẽlàm tròn bổn phận của họ đối với nhà nước, nhưng họ sẽ làm như vậy mà không có sựnhiệt tình bởi vì họ coi sự cứu rỗi tinh thần quan trọng hơn sự thành công thế tục. Trongmột cuộc chiến, một hoàn cảnh mà lòng đam mê cho chiến thắng là một điều kiện thiếtyếu, Rousseau cho rằng đội quân Ki tô giáo sẽ bị nghiền nát. Dạng thứ hai kết hợp cáckhía cạnh tôn giáo và quản lý của nhà nước, và là dạng tôn giáo mà mọi người có trướcKito giáo. Trong nhà nước mà theo sau tôn giáo này, tình yêu thượng đế củng cố tình yêucủa họ với luật pháp và cá nhân tuân theo nhà nước với một sự hăng hái cuồng tín. Tuynhiên, tôn giáo này cũng thúc đẩy sự không khoan dung. Dạng thứ ba của tôn giáo làdạng, giống như Kito giáo, phân chia nhà thờ và nhà nước. Rousseau hoàn toàn khôngchấp thuận dạng tôn giáo này, bởi vì nó mang đến cho cá nhân các bổn phận mâu thuẫnvà buộc họ ưu tiên hoặc tôn giáo của họ hoặc trách nhiệm công dân của họ.Rousseau giới thiệu một sự kết hợp hai dạng đầu tiên của tôn giáo trong một xã hội lýtưởng. Mỗi cá nhân tự do có niềm tin tôn giáo của mình, bởi vì quyền tối cao chỉ có thể20Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiđiều tiết các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích chung. Tuy nhiên, Rousseau cho rằng có mộtsố niềm tin mà mỗi cá nhân phải có để trở thành một người tốt. Dù quyền tối cao khôngthể bắt ai đó chấp nhận những niềm tin này, nó thể thể trục xuất khỏi nhà nước bất cứ aikhông có chúng. Những niềm tin này bao gồm một tôn giáo dân sự mà Rousseau tin mọicông dân phải tuân theo. Nhìn chung, các công dân phải tin vào thượng đế, sự tồn tại củađời sống sau khi chết, và sự linh thiêng của khế ước xã hội. Các công dân cũng phải tinvào sự công bằng và không chấp nhận sự không khoan dung.Phân tíchTrong phần này, Rousseau thảo luận một số vấn đề gây tranh cãi nhất trong Khế ước xãhội: độc tài, kiểm duyệt, và tôn giáo dân sự. Bởi vì Rousseau ủng hộ cả ba, nên nhiềunhà hàn lâm tuyên bố là ông phản đối sự tự do cá nhân và ủng hộ nhà nước toàn trị. Tuynhiên, sự phản đối này có thể hơi quá. Rousseau có những lý do gây tranh cãi cho việcủng hộ những điều mà có thể trở thành sự giới hạn đối với sự tự do cá nhân. Rousseaukhẳng định rằng trong thời điểm khủng hoảng, luật có thể cần bị đình chỉ, và một nhàđộc tài phải nắm quyền lực. Khẳng định này mâu thuẫn với luận điểm trước đó của ônglà quyền tối cao là không thể chuyển nhượng. Vì nhà độc tài sẽ bảo vệ nhà nước, anh taphải ngừng sự làm luật và làm điều gì anh ta tin là tốt nhất cho quốc gia. Dù Rousseaumâu thuẫn với yêu sách trước đó của ông về quyền tối cao, nhưng ông khẳng định là sựbảo vệ quốc gia là mối quan tâm quan trọng nhất. Cuộc sống phải được bảo vệ - dù điềuđó gây nguy hiểm cho khế ước xã hội.Mặc dù có vẻ mâu thuẫn khi Rousseau có thể chấp nhận sự độc tài, nhưng nhiều dẫnchứng cho thấy ông không xem độc tài theo nghĩa mà chúng ta xem ngày nay. TheoRousseau, các nhà độc tài La mã cảm thấy gánh nặng trách nhiệm và nhanh chóng giảiphóng họ khỏi những vị trí này ngay khi có thể. Do đó, Rousseau thừa nhân là đối vớihầu hết mọi người, trở thành một nhà độc tài là một trách nhiệm không mong muốn hơnlà một cơ hội để theo đuổi lợi ích cá nhân.Tiếp theo, Rousseau nói đến sự kiểm duyệt, điều mà ông tin có thể duy trì đạo đức công.Cũng như luật pháp diễn đạt ý chí chung, sự kiểm duyệt diễn đạt quan điểm cộng đồng.Với việc nhấn mạnh các luận điểm trước đó trong Quyền II, ông khẳng định là quan điểmcộng đồng hình thành cơ sở cho đạo đức của công dân. Người dân luôn luôn yêu điều gìtốt, nhưng quyết định điều gì tốt hay xấu là một vấn đề của phán đoán cộng đồng. Do đó,Rousseau cho rằng đạo đức có thể được cải cách bằng cách thay đổi các quan điểm. Sựkiểm duyệt là cần thiết để bảo vệ đạo đức bằng cách ngăn chặn sự suy thoái của quanđiểm cộng đồng.Rousseua kết thúc Bàn về khế ước xã hội bằng cách thiết lập một tập hợp các niềm tinmà mọi công dân phải chia sẻ, được ông gọi là “tôn giáo dân sự”. Những người phêphán Rousseau cho rằng các ý tưởng của ông về tôn giáo dân sự tấn công sự tự do cánhân và đặt nền tảng cho chủ nghĩa toàn trị. Theo nhiều cách, tín ngưỡng dân sự là mộtsự thêm vào gây nhiều bối rối của tác phẩm Khế ước xã hội, đặc biệt là với ước muốnbảo vệ tự do cá nhân được phát biểu trong các chương trước đó. Nó thúc đẩy một sự thầnthánh hóa quốc gia và mang đến cho quyền tối cao quyền lực để kiểm soát mọi niềm tincủa công dân.21Tóm tắt tác phẩm Khế ước xã hộiMặc dù nhiều nhà hàn lâm xem tín ngưỡng dân sự là một ý tưởng không cần thiết, gâykhó chịu cho tác phẩm Khế ước xã hội, tuy nhiên Rousseau dùng nó để giải quyết vấn đềnhà thờ - nhà nước. Rousseau tin rằng sự tách rời nhà thời và nhà nước do Kito giáo tạora mang đến một tình thế lưỡng lan lớn. Sự tách rời đó làm cho con người có nhiều bổphận mâu thuẫn, và đó là không thể cùng lúc trở thành một Kito hữu ngoan đạo và mộtcông dân tốt. Tín ngưỡng dân sự giải quyết vấn đề ày bằng cách thiết lập lại sự thốngnhất tôn giáo và đạo đức trong nhà nước. Do đó, Rousseau dự định tôn giáo dân sự chocác nhà nước mà thần học và chính trị tách rời và các giáo hội cạnh tranh tranh giành tínđồ. Trong các xã hội tiền Kito giáo, không có nhu cầu quy định mọi người phải tin vàothượng đế bởi vì tất cả mọi nhà nước có nền chính trị thần quyền. Dù cho các lợi ích củatôn giáo dân sự, nhưng việc trục xuất những người bất đồng khỏi quốc gia làm cho độcgiả đương đại bối rối, vì dẫn đến mở cho chính quyền thao túng tín ngưỡng dân sự vàchuyên chế đối với xã hội.Nhóm Khai MinhKhai Minh chia sẻ những giá trị văn hóa tinh hoa nhằm thúc đẩy và phát triển văn hóaViệt. Khai Minh sở hữu các bài viết được viết, biên dịch bởi các thành viên trong nhóm.Bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng bài viết từ đây đều cần trích nguồn.22
Tài liệu liên quan
- Phân tích tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân – bài mẫu 1
- 3
- 859
- 4
- Phân tích tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân – bài mẫu 3
- 2
- 647
- 0
- Phân tích tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân
- 6
- 713
- 1
- Phân tích tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao
- 2
- 996
- 1
- Phân tích tác phẩm ‘Vợ nhặt’ của Kim Lân - văn mẫu
- 4
- 1
- 0
- Phân tích tác phẩm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên doc
- 7
- 806
- 2
- Khế ước xã hội của Rousseau pptx
- 4
- 724
- 9
- Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau docx
- 13
- 894
- 16
- Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài. doc
- 21
- 883
- 0
- Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch, quản lý môi trường và phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của các giải pháp cải tạo nâng cấp làm sống lại sông Đáy cho vùng hạ Du sông Đáy
- 131
- 537
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(265.05 KB - 22 trang) - Tóm tắt và phân tích tác phẩm khế ước xã hội của rousseau Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thuyết Khế ước Xã Hội Của Rút Xô
-
Khế ước Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khế ước Xã Hội Là Gì? Bàn Về Khế ước Xã Hội Theo Quan điểm ...
-
Thuyết Khế ước Xã Hội Là Gì ? Tìm Hiểu Về Thuyết Khế ước Xã Hội
-
Bàn Về Khế ước Xã Hội: Kiệt Tác Triết Học Chính Trị ... - Báo Thanh Niên
-
Rousseau Và Khế Ước Xã Hội
-
Khế ước Xã Hội
-
Bàn Về Khế ước Xã Hội: Kiệt Tác Triết Học Chính Trị Thế Giới
-
Khế ước Xã Hội* - Tạp Chí Tia Sáng
-
Khế ước Xã Hội - Một Trong Những Tác Phẩm Quan Trọng Nhất Thời ...
-
'Khế ước Xã Hội' - Sách Quan Trọng Nhất Của Trào Lưu Khai Sáng
-
3. Khế ước Xã Hội - SlideShare
-
[PDF] QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU ... - VNU
-
Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778)
-
BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI ( Một Tác Giả... - Tinh Thần Khai Minh