[ToMo] 10 Loại Mây Điển Hình – Tìm Hiểu Thời Tiết Qua Các Loại Mây

Mây vũ tầng – Nimbostratus

Mây vũ tầng bao phủ bầu trời trong một lớp mây màu xám đen. Chúng có thể trải rộng từ tầng thấp đến tầng trung của khí quyển và đủ dày để che khuất cả Mặt Trời.

Khi bạn nhìn thấy chúng:

Mây vũ tầng là đám mây mưa tinh túy. Bạn sẽ nhìn thấy chúng bất cứ khi nào trời mưa đều đặn hoặc khi trời có tuyết (hoặc dự báo sẽ rơi) trên một khu vực rộng.

6. Mây trung tầng – Altostratus

Mây trung tầng xuất hiện dưới dạng các đám mây màu xám hoặc xám xanh che phủ một phần hoặc toàn bộ bầu trời ở tầng trung. Mặc dù chúng che phủ bầu trời, bạn vẫn có thể trông thấy mặt trời như một chiếc đĩa mờ mờ, nhưng không đủ ánh sáng chiếu qua để tạo bóng trên mặt đất.

Khi bạn nhìn thấy chúng:

Mây trung tầng có xu hướng hình thành trước khi có frông nóng (thường có mưa và sương mù khi có frông nóng) hoặc frông hấp lưu. Chúng cũng có thể xuất hiện cùng mây tích (cumulus) trong frông lạnh.

7. Mây ti – Cirrus

Giống như tên gọi của chúng (tiếng Latinh có nghĩa là "túm tóc"), mây ti là những dải mây mỏng, trắng, lởm chởm trên bầu trời. Bởi vì mây ti xuất hiện ở độ cao trên 6.096 m (20.000 feet), nơi có nhiệt độ và lượng hơi nước thấp, nên chúng được tạo thành từ các tinh thể băng nhỏ thay vì hơi nước.

Khi bạn nhìn thấy chúng:

Mây ti thường xuất hiện trong thời tiết tốt. Chúng cũng có thể hình thành trước khi trời ấm hay trước các cơn bão lớn như nor’easters hay lốc xoáy nhiệt đới. Vì thế, khi nhìn thấy chúng, có thể dự đoán những cơn bão có thể đang đến gần.

Trang web Earthdata của NASA trích dẫn một câu tục ngữ mà các thủy thủ được học nhằm cảnh báo họ về thời tiết sắp tới nếu có mưa: “Đuôi ngựa (ý chỉ: mây ti) và vảy cá thu (ý chỉ: mây trung tích ) tạo ra những con tàu cao để mang những cánh buồm thấp”. Nguyên văn: “Mares’ tails (cirrus) and mackerel scales (altocumulus) make lofty ships to carry low sails”.

8. Mây ti tích – Cirrocumulus

Mây ti tích là những đám mây nhỏ, màu trắng, thường được sắp xếp thành các hàng ở độ cao lớn và được làm từ các tinh thể băng. Được gọi là “những đám mây nhỏ”, các gò mây riêng lẻ của mây ti tích nhỏ hơn nhiều so với mây trung tích hay mây tích tầng. Mây ti tích thường trông giống như các hạt.

Khi bạn nhìn thấy chúng:

Mây ti tích khá hiếm và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng bạn sẽ được thấy chúng vào mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh kèm theo trời đẹp.

9. Mây ti tầng – Cirrostratus

Mây ti tầng là những đám mây trong suốt, màu trắng, che kín hoặc che phủ gần như toàn bộ bầu trời. Một đặc trưng của mây ti tầng là thường đi kèm với một "quầng sáng" (vòng tròn ánh sáng) xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng. Vầng hào quang này được hình thành do sự khúc xạ ánh sáng trên các tinh thể băng trong các đám mây, tương tự như cách mặt trời giả (sundogs) hình thành nhưng quầng sáng của mây ti tầng thì ở trong toàn bộ một vòng tròn thay vì chỉ ở hai bên như của mặt trời giả.

Khi bạn nhìn thấy chúng:

Mây ti tầng cho biết sự hiện diện của một lượng lớn độ ẩm có trong tầng trên của bầu khí quyển. Chúng cũng thường liên quan đến sự khởi đầu của frông nóng.

10. Mây vũ tích - Cumulonimbus

Mây vũ tích là một trong số ít các đám mây trải dài theo phương thẳng đứng xuyên qua các tầng thấp, giữa và cao của khí quyển. Chúng giống như những đám mây được phát triển từ mây tích, ngoại trừ việc chúng mọc thành những tòa tháp rất cao với những phần trên phình ra trông giống như súp lơ. Ngọn mây vũ tích thường luôn được làm phẳng theo hình dạng của một cái đe hoặc lông vũ. Đáy của chúng thường mờ và tối.

Khi bạn nhìn thấy chúng:

Mây vũ tích là những đám mây giông bão. Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy chúng, bạn có thể chắc chắn rằng có một mối đe dọa thời tiết khắc nghiệt ở gần đó (ngắn nhưng mưa lớn, mưa đá và thậm chí có thể là lốc xoáy).

-----------

Tác giả:Tiffany MeansLink bài gốc: The 10 Basic Types of CloudsDịch giả: Nguyễn Minh Nghĩa - ToMo - Learn Something New(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Minh Nghĩa - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something Newđể đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại:http://bit.ly/ToMo-hiring.

Từ khóa » Tích Vũ Là Gì