[ToMo] 20 Chiến Dịch Marketing Thất Bại Trong Lịch Sử - YBOX
Có thể bạn quan tâm
Một ý tưởng nghe có vẻ tuyệt vời trong phòng họp, nhưng khi đưa ra thực hiện, thì dường như nó lại không quá hiệu quả. Đôi khi, những gì mà bạn nghĩ là một ý tưởng tuyệt vời có thể trở thành một sai lầm khủng khiếp theo nhiều cách khác nhau.
Cho dù đó là cách nó được thực hiện hay cách nó được nhìn nhận, kết quả cuối cùng có thể là một mớ hỗn độn phức tạp làm ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.
Ngày nay, các nhà tiếp thị đang khám phá ra các kênh và phương tiện truyền thông mới. Trong thời đại mà sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, nếu bạn cứ mãi đuổi theo những video hoặc tweet thịnh hành đó, thì việc tiếp thị của bạn sẽ thất bại. Trên thực tế, ngay cả những thương hiệu lớn nhất, dễ nhận biết nhất cũng làm điều này. Và những sai lầm ấy có thể làm tiêu tốn của họ không biết bao nhiêu tiền.
Tại sao các chiến dịch tiếp thị không thành công?
Câu trả lời rõ ràng nhất là các nhà tiếp thị thường quên mất đối tượng của họ là ai.
Rất nhiều những sai lầm có thể được giải thích bằng việc các nhà tiếp thị đôi không để ý đến thành quả và tập trung vào sự “sáng tạo” hay “độc đáo” hơn là tập trung vào việc tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.
Tạo nên những chiến dịch nổi bật là một phần quan trọng của quy trình, nhưng việc luôn cố gắng để phô trương ấy sẽ có thể khiến người mua trở nên xa lánh bạn.
Một số tổ chức chỉ đơn giản là không có mục tiêu thực tế cho các chiến dịch của họ hoặc cũng có thể họ đã chọn sai thời điểm. Phải thừa nhận rằng sự thành bại của một chiến dịch hoàn toàn có thể được quyết định bởi vận may. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn sẽ có những biện pháp phòng ngừa nhất định bạn có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro.
Các chiến dịch tiếp thị là nhằm mục đích truyền đạt giá trị mà doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp. Bạn có thể đáp ứng những nhu cầu nào? Làm thế nào để bạn có thể làm điều đó khác với những mọi người? Hãy thêm vào đó một chút nét riêng của bản thân cũng như thiết lập tông màu cho thương hiệu của mình.
Nếu các chiến dịch của bạn thiếu đi mục đích nâng cao thương hiệu và thu hút khách hàng, thì rất nhiều khả năng nó sẽ thất bại.
10 thất bại trong tiếp thị tồi tệ nhất mọi thời đại
Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mọi con mắt đều đổ dồn vào từng bước di chuyển của một thương hiệu. Điều này rất tốt cho việc ra mắt sản phẩm mới và nâng cao nhận thức người dùng về thương hiệu, nhưng trái lại, nó cũng có thể dễ dàng trở nên phản tác dụng nếu thương hiệu ấy thiếu đi những dấu ấn. Dưới đây là một số những ví dụ về sự thất bại của hoạt động tiếp thị khiến chúng ta phải nhăn mặt:
1. Quảng cáo có sự góp mặt của Kendall Jenner của Pepsi
Chúng tôi đã rất háo hức muốn được tham gia vào cuộc họp sáng tạo này. Thế nhưng, kết quả cuối cùng của cuộc họp ấy đã được cho là một trong những thất bại tiếp thị ngoạn mục nhất trong năm.
Pepsi muốn dùng sản phẩm của họ như một lực lượng thống nhất về mặt văn hóa. Nghe qua, đây cũng không phải là một mục tiêu tồi. Những gì xảy ra tiếp theo đáng ra phải là một điều gì đó vui nhộn, tuy nhiên...
“Hãy để Kendall Jenner, một ngôi sao chương trình truyền hình thực tế giải quyết mối bất hòa giữa những người biểu tình và cảnh sát trong phong trào Black Lives Matter (biểu tình chống kỳ thị da đen) bằng cách đưa cho một cảnh sát một lon Pepsi…”
Kết quả là gì? Đó là sự phẫn nộ.
Nó đã bị chế giễu trên mạng xã hội, nhại lại trên SNL và nhanh chóng thu hút sự chú ý. Các đại lý quảng cáo đã lợi dụng nó để loại bỏ nhóm quảng cáo nội bộ của Pepsi bằng cách nói rằng thất bại sẽ không bao giờ xảy ra nếu họ sử dụng đại lý của mình.
Sáu tháng sau, chủ tịch PepsiCo, Brad Jakeman, đã tuyên bố từ chức và nói với Ad Age rằng đây là “trải nghiệm đau đớn nhất trong sự nghiệp của tôi”.
2. Bao bì tích cực cho cơ thể của Dove
Dove đã giành được chiến thắng với chiến dịch "Vẻ đẹp thực sự", trong đó sử dụng hình ảnh của những người phụ nữ theo một hướng tích cực. Đó là một chiến dịch nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu này.
Trên thực tế, chiến dịch đã hoạt động được 15 năm và được nhiều người ghi nhận là một trong những chiến dịch tiếp thị thành công nhất. Phía công ty cũng đang nỗ lực để giúp củng cố một hình ảnh tích cực về cơ thể người phụ nữ.
Thế nhưng sau đó, Dove đã vướng vào một scandal. Ở Anh, họ đã phát hành bao bì phiên bản giới hạn được thiết kế để trình bày các hình ảnh đa dạng của cơ thể người phụ nữ. Những bao bì này đã so sánh hình dáng của phụ nữ với những chai xà phòng trừu tượng, không có hình dáng.
Nói một cách đơn giản, nó đã truyền tải sai thông điệp.
Bản phát hành đã trở thành một vấn đề nóng và một nguồn quan tâm thực sự trên các nền tảng xã hội như Twitter và Facebook. Họ chỉ phát hành bảy hình dạng chai khác nhau, và buộc phụ nữ phải chọn chai phù hợp với vóc dáng cơ thể của mình.
Thay vì củng cố hình ảnh của một cơ thể khỏe mạnh, nó lại làm tăng sự e dè, ngượng ngập của người tiêu dùng.
3. Quảng cáo trên TV ở Anh của McDonald
Có vẻ như các nhà quảng cáo ở Vương quốc Anh đã có một loạt các ý tưởng tiếp thị thực sự tồi tệ trong năm 2017! Sau Dove, thì lần này là McDonald’s.
Thật khó để làm phật lòng bất kỳ ai bằng đồ ăn nhanh, nhưng McDonald’s đã làm được điều đó với một "hương vị tệ hại" thu hút được rất nhiều sự chú ý.
Đó là hình ảnh của một cậu bé đang nói chuyện với mẹ của mình về người cha đã mất. Như vậy thì, hóa ra một trong những điều mà cả hai đang chia sẻ là tình yêu với món burger phi-lê cá.
Và tiếc thay...
McDonald’s đã nhận được rất nhiều sự phản đối từ những người trên mạng xã hội, những người đã cáo buộc họ đang “khai thác sự đau buồn để bán bánh mì”.
4. Lỗi in ấn của Ford
Trong năm mà vụ bê bối của Harvey Weinstein và #MeToo đang trở thành một chủ đề nóng trên các trang tin tức, Ford đã tung ra một chiến dịch quảng cáo dường như là tồi tệ nhất có thể có của họ. Đó là hình ảnh ba người phụ nữ bị trói, bịt miệng và nhét trong cốp chiếc xe Ford hatchback mới của họ.
Quảng cáo đã bị gỡ bỏ và Ford đã phải đưa ra lời xin lỗi công khai vì nhiều người cho rằng đúng là quảng cáo đã mang ý công kích và cho rằng nó khuyến khích những hành vi bạo lực đối với phụ nữ.
5. Quảng cáo “Phân biệt chủng tộc” của Sony
Đây là một quảng cáo về thiết bị Playstation Portable màu trắng của Sony vào năm 2006.
Thương hiệu này đã quyết định quảng bá sản phẩm mới của mình theo một cách…khá là có vấn đề. Trên tấm bảng quảng cáo khổng lồ, người ta thấy một người phụ nữ nhợt nhạt với mái tóc trắng đang ôm lấy một người phụ nữ da đen trên khuôn mặt, người da trắng trông có vẻ thất vọng và cương quyết trong khi người da đen trông rất phục tùng.
Dòng chữ có nội dung “Playstation Portable. Màu trắng đang đến.”
Có rất nhiều cách khác tốt hơn để quảng bá việc ra mắt sản phẩm mới của bạn. Sony đã nói rằng "Những hình ảnh được sử dụng trong chiến dịch của chúng tôi chỉ nhằm mục đích làm nổi bật sự tương phản giữa các màu sắc khác nhau có sẵn cho PSP."
6. Chiến dịch trên điện thoại thông minh của Burger King
Với ý tưởng tiếp thị tuyệt vời ban đầu, Burger King đã tạo ra một chiến dịch hoạt động trên các thiết bị thông minh có thể kích hoạt thiết bị để đọc danh sách các thành phần của bánh mì kẹp thịt được đăng trên Wikipedia, bách khoa toàn thư trực tuyến được cung cấp bởi nguồn lực cộng đồng.
Đây đã là một ý tưởng tuyệt vời trước khi tin tặc thay đổi bài đăng trên Wikipedia, nói rằng những món ăn này có chứa các thành phần như xyanua.
Cuối cùng, chiến dịch này cùng một kênh tiếp thị sáng tạo tiềm năng đã tạm thời bị loại bỏ. Đây thực sự là một điều đáng tiếc vì nội dung, sáng kiến của chiến dịch này khá thông minh.
7. Quảng cáo về đám cưới Trung Quốc của Audi
Việc kiểm tra xe trước khi mua luôn là một điều quan trọng. Và Audi đã thực hiện ý tưởng này.
Trong quảng cáo, đó là hình ảnh một người mẹ đã bước lên bàn thờ và bắt đầu kiểm tra người con gái sắp trở thành con dâu của mình. Cô ấy véo môi, kéo tai, xem xét răng và lưỡi, trước khi gật đầu đồng ý với con trai mình.
Sau đó, dòng giới thiệu ghi rằng: "Một quyết định quan trọng phải được thực hiện một cách cẩn trọng"
Tuy nhiên, thật không may, quảng cáo này đã không thể tạo được dấu ấn, ngược lại còn tạo nên những làn sóng tranh luận rằng phụ nữ đang bị coi nhẹ và giá trị của họ chỉ bằng một chiếc xe. Họ cho đó là phản cảm đúng hơn là hài hước.
8. Email về Marathon Boston của Adidas
Những khách hàng tham gia cuộc thi Marathon Boston năm 2017 đã nhận được một email có nội dung rất tệ từ công ty sản xuất giày và trang phục thể thao lớn này.
Dòng tiêu đề chỉ đơn giản là "Xin chúc mừng, bạn đã sống sót sau cuộc thi Marathon Boston!"
Trong bối cảnh của bất kỳ sự kiện thể thao nào khác, điều này có vẻ như sẽ chẳng có gì. Trên thực tế, cũng có nhiều người sử dụng cụm từ này khi đề cập đến việc họ đã hoàn thành một sự kiện. Ví dụ, một số có thể nói rằng họ đã sống sót trong lớp Crossfit đầu tiên của họ.
Tuy nhiên, thông điệp này đã được gửi đi ngay sau vụ đánh bom tại cuộc thi Marathon ở Boston năm 2013, khiến 3 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương. Không cần phải nói, nhiều người đã cảm thấy mình bị xúc phạm.
Họ ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi, nhưng mọi chuyện cũng đã rồi.
9. Email về "Thế giới nổi" của Airbnb
Đây là một thất bại tiếp thị khác đã xảy ra bởi sự sai thời điểm. Airbnb đã khởi động chiến dịch tiếp thị về "thế giới nổi" (du lịch sông nước), trong đó có hình ảnh một ngôi nhà nổi nằm trên mặt nước.
Trên bản in, đó là các dòng chữ: "Ở trên mặt nước," và "sống cuộc sống dưới nước với những ngôi nhà nổi này."
Nghe thật chẳng có vấn đề gì đúng không?
Vâng, chiến dịch này đã được phát động vào ngày 28 tháng 8 năm 2017, khi cơn bão Harvey gần như đang nhấn chìm cả Houston.
10. Quảng cáo có chứa từ nhiều nghĩa của Ink Coffee
Những gì bắt đầu như một trò đùa đơn giản với tấm biển treo bên ngoài một quán cà phê ở Denver đã dẫn đến một làn sóng tranh cãi trên toàn quốc. Đó là một tấm biển có nội dung “Vui vẻ khi làm sang trọng khu phố từ năm 2014”.
Vấn đề ở đây là từ gentrification cũng có mang ý nghĩa chỉ sự di dân, đặc biệt là đối với là một nhóm ít người có thu nhập thấp. Và chính vì điều này, Ink Coffee đã gặp phải sự phản đối và phá hoại hết sức gay gắt của rất nhiều người.
10 thất bại trong tiếp thị truyền thông xã hội
Bất kể là trên truyền hình, báo in hay trên màn hình nhỏ như điện thoại thông minh, thì khi một chiến dịch marketing không tạo được dấu ấn, nó vẫn là một vấn đề lớn. Và dưới đây là một số trường hợp tồi tệ nhất của các vụ thất bại trên mạng xã hội do các thương hiệu nổi tiếng thực hiện.
1. Quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove trên Facebook
Unilever đã có một năm tồi tệ trong năm 2017. Một quảng cáo khác của Dove được đăng trên Facebook là 4 hình ảnh có nội dung là một phụ nữ trẻ người Mỹ gốc Phi đang cởi bỏ áo sơ mi của mình ở ba tấm.
Và tấm thứ tư, đó là hình ảnh của một người phụ nữ trẻ da trắng.
Quảng cáo này thường xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google với từ khoá "Quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove". Không có ai đứng ra nhận trách nhiệm về mình nào nhận, Unilever cũng cho biết quảng cáo này chỉ nhằm thể hiện “sự đa dạng của vẻ đẹp thực sự”.
Tuy nhiên, những gì mà họ nhận được là những sự phẫn nộ, lên án trên mạng xã hội. Và điều này đã khiến Dove đã phải lên tiếng xin lỗi lần 2 trong năm 2017, và đồng thời cũng là lần xin lỗi thứ 2 của Brad Jakeman.
2. Cuộc thi selfie của Walkers
Walkers, một công ty đồ ăn nhẹ có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội, nơi khách hàng có thể gửi những tấm ảnh selfie của họ để có cơ hội giành vé tham dự một sự kiện thể thao lớn.
Thật không may, một số người trong số họ đã gửi ảnh của những kẻ độc tài, kẻ giết người hàng loạt và tội phạm.
Và cuối cùng, điều này đã trở thành một cơn ác mộng của họ, xuất phát từ việc không kiểm tra lại các bức tranh trước khi đăng tải.
3. Chiếc meme trên Twitter của Wendy
Wendy đã vướng vào một cuộc chiến trên Twitter với khách hàng về việc liệu họ có đang thực sự sử dụng thịt bò tươi hay không. Dường như nó sẽ không phải là một vấn đề quá lớn nếu không có lời phản hồi sau.
Đó là một chiếc meme. Nghe không có gì to tát phải không?
Tuy nhiên, đó lại là hình ảnh của chú ếch Pepe. Và Pepe là một từ được sử dụng bởi những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.
Sau đó, dù Wendy đã nhanh chóng gỡ bức hình ấy ra, nhưng mọi chuyện đã rồi, những bức ảnh chụp màn hình vẫn còn đó.
4. Lỗi đánh máy trên Twitter của Bộ Giáo dục
Lỗi chính tả thường không phải là vấn đề lớn, trừ khi người mắc lỗi là Bộ Giáo dục! Họ đã trích dẫn một câu nói của W.E.B. Du Bois, và đã viết sai tên của nhân vật này.
Sau đó, họ đã lên tiếng xin lỗi. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, bằng một cách nào đó, từ xin lỗi "apology" lại tiếp tục bị đánh sai.
Và đây quả thực là một điều tồi tệ đối với vị thư ký Betsy DeVos, điều đã khiến cô và cả bộ bị chỉ trích dữ dội!
Hệ thống máy tính tại DoE đã cũ, nhưng có lẽ lần sau, Betsy nên sử dụng tính năng kiểm tra chính tả!
5. Tour Puerto Rico của Facebook
Sau sự tàn phá kinh hoàng của một cơn bão, Puerto Rico chỉ còn lại một đống đổ nát. Mark Zuckerberg đã sử dụng ứng dụng VR của Facebook với tên gọi Spaces để có thể có được hình ảnh của quốc gia này thông qua video-360 độ do NPR sản xuất.
D rằng mục đích đằng sau video này chỉ là để cho thấy Facebook đã viện trợ cho Puerto Rico như thế nào, nhưng mọi người lại không hề nghĩ như vậy. Bởi các hình đại diện trên màn hình là những khuôn mặt hoạt hình đang tươi cười.
Hầu như mọi người cho rằng dường như Zuckerberg đang lợi dụng điều này để quảng bá VR của mình.
6. Yanny / Laurel Tweet của lực lượng Không quân Hoa Kỳ
Trong một thời gian ngắn, người dân trên cả nước đã bị cuốn vào một đoạn âm thanh, cùng tranh cãi với nhau rằng đó là "yanny" hay "laurel." Đó hoàn toàn là một cuộc tranh luận vui vẻ, sảng khoái, nhưng Không quân Hoa Kỳ đã khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Họ đã đăng lên Twitter một đoạn như sau: "Lực lượng Taliban ở thành phố Farah #Afghanistan thà nghe #Yanny hoặc #Laurel hơn là #BRRRT, một âm thanh chói tai của # A10"
Dòng tweet này được nhiều người coi là thiếu tế nhị, nên cuối cùng Lực lượng Không quân đã phải gỡ nó xuống và lên tiếng xin lỗi.
7. Bài đăng về sự "thuần khiết" của Nivea
Tại khu vực Trung Đông, Nivea đã đăng một bài quảng cáo chất khử mùi “vô hình với cả da trắng và da đen”. Quảng cáo này là một hình ảnh mô tả phía sau đầu của một người phụ nữ với mái tóc đen dài che phủ bộ trang phục màu trắng của cô ấy, cùng với dòng chữ “Trắng là thuần khiết”.
Rõ ràng, đây là một điều khá nhạy cảm, vì có liên quan đến sự phân biệt chủng tộc. Và trên thực tế, các nhóm theo chủ nghĩa ủng hộ người da trắng đã chớp lấy cơ hội để tung hô Nivea vì thông điệp của họ.
8. Quảng cáo “Would You Rather” của Snapchat
Ứng dụng này đã từng trải qua một giai đoạn khiến nhiều người dùng cảm thấy thất vọng sau một bản cập nhật giao diện. Và như thể sự thay đổi ấy chưa phải là điều tồi tệ nhất, họ tiếp tục gây tranh cãi trong một quảng cáo, mang ý xúc phạm đến một trong những người nổi tiếng nổi tiếng nhất thế giới.
Đó là quảng cáo của một trò chơi có tên là "Would You Rather", trong đó đưa ra một câu hỏi như sau: "Bạn muốn tát Rihanna hay đấm Chris Brown?"
Dù đã xảy ra cách đây một thời gian, nhưng có lẽ mọi người vẫn chưa quên được vụ bạo hành gia đình giữa Rihanna và Chris Brown gây xôn xao một thời. Và khi nhắc lại điều này, Snapchat cũng đã tạo ra những làn sóng tranh cãi.
Đáp lại lời xin lỗi công khai của Snapchat, Rihanna đã chia sẻ sự thất vọng của cô ấy đối với công ty. Cô cho rằng việc này đã khiến không chỉ cô ấy mà các nạn nhân bạo lực gia đình khác, cả trong quá khứ và hiện tại, cảm thấy thất vọng.
9. Quảng cáo cà phê espresso của Starbucks
Việc phát hành loại espresso mới nhẹ và ngọt hơn của Starbucks là một chiến dịch tiếp thị không mấy nổi bật.
Trên một trang quảng cáo tông vàng có nội dung “Ai nói espresso là phải nồng đậm? Chúng tôi đã mang trong mình suy nghĩ này suốt 43 năm. Nhưng vì chúng tôi là cà phê Starbucks, nên chúng tôi đã làm điều hoàn toàn ngược lại”.
Người tiêu dùng hầu như có thể hiểu được những gì họ đang cố gắng truyền tải, nhưng nỗ lực thể hiện sự sắc sảo của họ dường như là hơi quá mức.
Chưa kể, việc gọi một phần "tall blonde" nghe còn có vẻ hơi kỳ.
10. Caption "không qua chỉnh sửa" của Bootea Shake
Thật buồn cười khi chúng ta bắt đầu danh sách này và kết thúc nó với cùng thể loại, nhưng trên thực tế, hình thức tiếp thị sử dụng hình ảnh của những người có sức ảnh hưởng là một hình thức hết sức phổ biến hiện nay. Mục đích là nhằm để chứng minh rằng chính những người ấy cũng cảm thấy sản phẩm này tốt. Và hầu hết chúng ta đều vẫn biết đó chỉ là quan hệ đối tác có trả phí, nhưng dường như vẫn tin vào.
Và thật không may cho Bootea Shake, Scott Disick đã chỉ rõ cho chúng ta thấy điều này, rằng đó chỉ là một yêu cầu từ nhãn hàng, chứ không phải là để giới thiệu sản phẩm.
Anh đã đăng ngay cái caption được đề xuất của công ty cùng một bức ảnh quảng cáo trên Instagram, trong đó còn nguyên các hướng dẫn.
Tuy nhiên, những sự cố như thế này là đáng mừng, bởi nó như là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho các thương hiệu phải kiểm tra kỹ càng rằng mình có đang hợp tác với những người có ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu của mình hay không, đồng thời kiểm soát chặt chẽ công việc của họ.
Bạn đã học được điều gì từ những chiến dịch tiếp thị thất bại này?
Đây chắc chắn là những sai lầm mà bạn nên ghi chú lại. Sẽ có rất nhiều điều cần phải phân tích và rút ra bài học ở đây.
Luôn kiểm chứng các dự án
Những gì mà bạn cho là đúng thì chưa chắc người khác đã nghĩ như vậy. Khi tạo và xuất bản nội dung của mình, hãy đảm bảo rằng nó đã được nhiều người xem qua, cũng như một người chỉnh sửa hoặc đọc lại văn bản của trước khi đưa đến công chúng.
Hiểu vấn đề
Hầu hết các chiến dịch tiếp thị này đều thất bại bởi về cơ bản, họ đã không có cái nhìn thấu đáo. Chính vì vậy, hãy luôn luôn suy nghĩ đến những tác động đằng sau thông điệp của mình. Khi muốn thực hiện một trò đùa nào đó, hãy xem xét chúng từ mọi góc độ.
Khi có một cuộc tranh luận vui vẻ và thú vị đang diễn ra, thì hãy tiếp tục cuộc vui và tận dụng nó để tạo dựng thương hiệu, chứ đừng làm ra những trò đùa vô vị, "kém duyên". Ngoài ra, nếu bạn có ý định nhắc đến một nét văn hóa đại chúng nào đó trong hoạt động tiếp thị của mình, thì hãy tìm hiểu về chúng thật kỹ để đảm bảo mình hiểu rõ điều đó.
Sự hài hước sẽ có thể mang lại những chiến thắng lớn, nhưng đừng vì vậy mà hy sinh giá trị thương hiệu của mình. Hãy nhớ rằng, sự hài hước là một điều mang yếu tố chủ quan. Dù cho bạn có thể không có ý xúc phạm khán giả của mình, nhưng nếu bạn đang đề cập đến một chủ đề nhạy cảm, thì bạn vẫn có thể vấp phải sự phản ứng dữ dội, làm tổn hại đến thương hiệu và danh tiếng của mình.
Khi bạn đang chạy một chiến dịch ở một khu vực cụ thể, thì cũng đừng quên rằng thông điệp của mình có thể trong một số trường hợp, chắc chắn sẽ được chia sẻ với những thị trường ở các khu vực khác trên thế giới.
Chú ý đến các sự kiện hiện tại.
Một vài những ví dụ trong số những ví dụ trên chỉ đơn giản là được đưa ra vào sai thời điểm. Thật khó để quy trách nhiệm cho bất kỳ người nào khi sự cố vô tình xảy ra, nhưng một tổ chức nên dành thời gian để tạm thời dừng lại, suy nghĩ về vấn đề, và đôi khi cần phải tạm ngưng phát động chiến dịch ấy.
Nếu bạn đang tạo ra nội dung có liên quan đến các sự kiện như vậy, hãy làm điều đó với sự quan tâm thực sự đến việc giáo dục khán giả của mình về tính nghiêm trọng của tình huống. Hãy nhớ rằng, người tiêu dùng không ngu ngốc. Họ sẽ có thể nhìn thấy thông qua nỗ lực của bạn, rằng bạn có đang thực sự phấn đấu hay chỉ đang thực hiện chiêu trò PR.
Các chiến dịch thường được lên kế hoạch trước hàng tháng. Những sơ suất có thể dễ dàng bị bỏ qua, nên tốt hơn hết bạn vẫn cần phải xem xét kỹ các sự kiện cả ở trong nước và quốc tế trước khi chiến dịch bắt đầu, đồng thời đối chiếu với các chiến dịch thất bại khác.
Hướng đến một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.
Khi tạo một chiến dịch kết hợp với tài liệu do người dùng tạo (như nội dung cập nhật trên Wikipedia hoặc gửi ảnh selfie), hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra.
Sẽ luôn có những người âm thầm tìm cách phá hoại các nỗ lực của bạn, vì vậy hãy xây dựng chiến lược của mình theo cách ngăn chặn các cuộc tấn công này.
Cách tạo một chiến dịch tiếp thị thành công
Sẽ rất dễ dàng để chỉ trích và đánh giá những người đã vấp ngã trong quá khứ, nhưng cần phải thừa nhận rằng sẽ không có một phương pháp chung nào để tạo nên một chiến dịch tiếp thị tuyệt vời. Cần phải có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện, rất nhiều những con người đầy tính sáng tạo… Và về cơ bản, bạn nên tuân theo những điều sau:
Mục tiêu rõ ràng
Đối tượng mục tiêu xác định
Nội dung thu hút sự chú ý
Giám sát kết quả để tối ưu hóa
Mặc dù điều quan trọng là phải cố gắng xây dựng một chiến dịch nổi bật, nhưng thật dễ dàng để có một ý tưởng tuyệt vời khi sử dụng các kênh mới, hay thậm chí là cả những kênh truyền thống.
Và một lần nữa, điều quan trọng nhất là trước khi đăng hoặc xuất bản ra bất cứ điều gì, hãy xem lại thật kỹ mọi thứ, bao gồm cả bối cảnh thời đại.
----------Tác giả: Micah Lally
Link bài gốc: 20 of the Biggest Marketing Fails of All Time (and Why They Sucked)
Dịch giả: Hải My - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Hải My - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
Từ khóa » Chiến Dịch Pr Thất Bại Của Dove
-
5 Chiến Dịch Ra Mắt Sản Phẩm Thất Bại Năm 2017
-
Những Chiến Dịch Marketing Thất Bại “Kinh Điển” Của Các Thương ...
-
Chiến Dịch PR Thất Bại Của Dove - Thả Rông
-
Bài Tập Nhóm That Bai Cua Dove - Bên Cạnh Những Thành Công đạt ...
-
[Case Study] Dove | Thất Bại Vì Bỏ Qua Thử Nghiệm Sản Phẩm
-
Dove: "Sai Một Ly đi Một Dặm" | Doanh Nghiệp
-
Những Chiến Dịch Marketing đi Vào Lòng đất Của Các ông Lớn
-
Những Quảng Cáo Marketing Thành Công Và Thất Bại Trong Năm 2017 ...
-
Case Study: Dove Campaign - You Are More Beautiful Than You Think
-
Bài Học Từ 5 Chiến Dịch Social Marketing Thất Bại Trên Thế Giới
-
️ NHỮNG CHIẾN DỊCH MARKETING THẤT BẠI - PHẦN 2 - DOVE ...
-
Những Chiến Dịch Marketing “đi Vào Lòng đất” Của Các Thương Hiệu
-
5 CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LAY ĐỘNG TRÁI TIM PHÁI ĐẸP
-
5 Thất Bại Về Thương Hiệu "đau" Nhất Của Năm 2017