[ToMo] 31 Tips Để Xây Dựng Profile Linkedin Thật Chuyên Nghiệp ...

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

Khi ta không có nhu cầu tìm việc, không để ý đến profile Linkedin cũng là điều dễ hiểu. Đương nhiên là ta vẫn kết bạn với nhiều người mà ta gặp ở các sự kiện networking để thêm mối quan hệ và chấp nhận những lời mời kết bạn từ họ. Nhưng còn những chi tiết khác thì sao? Chắc là khi nào thấy cần thì mới ngó đến chúng hả?

When you’re not looking for a job, it can be easy to ignore your LinkedIn profile. Sure, you add people you meet at networking events as contacts and accept requests as they come in, but everything else? Eh, you’ll get to it when you need to.

Tuy rằng chúng tôi không khuyên bạn sử dụng trang mạng xã hội này để tìm việc (nhỡ đâu nhà tuyển dụng từ công ty trong mơ của bạn lại tìm đến bạn và mời bạn làm việc thì sao? Có thể lắm chứ), chúng tôi vẫn hiểu rằng có những lúc mà bạn cần phải chỉnh sửa lại toàn bộ profile Linnkedin của mình. Và để bạn đạt được mục đích, hôm nay chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn.

While we definitely don’t recommend this approach (hey, the recruiter from your dream company finding you and offering you a job? It could happen), we get that there are times you need a total LinkedIn profile overhaul. And for those times? We’ve got you covered!

Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp tất cả những điều bạn cần phải biết để làm đẹp cho profile Linkedin của mình – từ thiết kế phần thông tin tổng quan sao cho thật bắt mắt đến việc gói gọn những thông tin về thành quả, các dự án, và kỹ năng của bạn vào một chỗ. Hãy đọc tiếp các phương pháp từ chuyên gia dưới đây để giúp cho profile của bạn thực sự nổi bật và bắt đầu được nhà tuyển dụng chú ý.

Here, we’ve compiled everything you need to know about tricking out your LinkedIn profile—from crafting a stunning summary to selling your accomplishments, projects, and skills—in one place. Read on for expert-backed ways to make your profile seriously shine—and start getting noticed by recruiters.

  1. Hãy đầu tư thời gian một chút để khiến profile của mình “long lanh” hơn

Đơn giản là thế này, bạn càng hoàn thiện profile của mình, cơ hội được nhà tuyển dụng phát hiện ngay từ đầu sẽ càng cao. Từ quan điểm đó, hoàn thiện profile là rất quan trọng. Điều quan trọng tiếp theo là thời điểm sau khi nhà tuyển dụng phát hiện ra bạn và quyết định click vào để xem thêm: Tức là nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm về kỹ năng của bạn, những nơi bạn từng làm việc, và xem mọi người nghĩ gì về bạn. Vì vậy, đừng lười biếng nhé. Hãy điền đầy đủ các phần trong profile của bạn. Và có một đặc điểm tốt là, Linkedin sẽ tính toán “độ hoàn thiện” của profile của bạn trong lúc bạn điền nó và sẽ đưa ra các gợi ý làm thế nào để khiến nó hấp dẫn hơn.

1. Put in the Time to Make it Awesome

Simply put, the more complete your profile, the better the odds that recruiters will find you in the first place. So, completeness is important from that standpoint. It’s also important after a recruiter has found you and decided to click on your profile: He or she wants to know what your skills are, where you’ve worked, and what people think of you. So, don’t get lazy—fill out every single section of your profile. The good news? LinkedIn will actually measure the “completeness” of your profile as you work and offer suggestions on how to make it stronger.

  1. Hãy có một URL riêng

Việc công khai profile sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có một URL của riêng mình (URL lý tưởng sẽ là linkedin.com/tencuaban), thay vì tổ hợp số rắc rối mà Linkedin tự động thiết lập khi bạn đăng ký. Làm thể nào để có cái này? Trên màn hình Edit Profile, ở phía dưới của thanh màu xám – nơi bạn nhìn thấy các thông tin cơ bản của mình, bạn sẽ thấy nút Public Profile URL. Hãy bấm chữ “Edit” ngay bên cạnh URL đó, và chỉnh sửa để nó trở thành tên miền mà bạn mong muốn. Khi đã chỉnh xong, bấm vào Set Custom URL.

2. Get a Custom URL

It’s much easier to publicize your profile with a customized URL (ideally linkedin.com/yourname), rather than the clunky combination of numbers that LinkedIn automatically assigns when you sign up. How to get one? On the Edit Profile screen, at the bottom of the gray window that shows your basic information, you’ll see a Public Profile URL. Click “Edit” next to the URL, and specify what you’d like your address to be. When you’re finished, click Set Custom URL.

  1. Chọn ảnh đại diện thật đẹp

Hãy chọn 1 tấm ảnh rõ nét, thân thiện, và chuyên nghiệp một cách phù hợp, rồi đăng lên phần hình đại diện. Bạn không hiểu lắm “chuyên nghiệp một cách phù hợp ” là gì ư? Thế thì hãy quan sát xem những nhân viên trong công ty, ngành nghề, hay cấp bậc mà bạn đang muốn ứng tuyển ăn mặc như thế nào, rồi hãy đăng một bức ảnh mà bạn ăn mặc tương tự như vậy. “Một bức ảnh có thể diễn tả được rất sâu sắc niềm đam mê, năng lượng, độ tin cậy, sự thấu cảm và nhiều kỹ năng mềm khác mà rất khó để diễn tả bằng chữ viết.”

3. Choose a Great Photo

Choose a clear, friendly, and appropriately professional image, and pop that baby up there. Not sure what “appropriately professional” means? Take a look around at what the people in your target company, industry sector, or business level are wearing. Match that. “A photo can go a long way to convey passion, energy, charisma, empathy, and other soft skills that are hard to write about.”

  1. Để tiêu đề thật thu hút

Tiêu đề profile không nhất thiết phải là nghề nghiệp và công ty của bạn. Mà thật ra là không nên để tiêu đề như vậy, đặc biệt trong trường hợp bạn đang tìm việc. Thay vào đó, hãy tận dụng tiêu đề để thể hiện thật ngắn gọn chuyên môn, giá trị độc đáo, hay thậm chí là tính cách “tưng tửng” của bạn. Bạn càng chi tiết về những điều khiến mình khác biệt, bạn càng dễ trở nên thu hút.

4. Write a Headline That Rocks

Your headline doesn’t have to be your job title and company—in fact, especially if you’re looking for jobs, it shouldn’t be. Instead, use that space to succinctly showcase your specialty, value proposition, or your “so what?” The more specific you can be about what sets you apart from the competition, the better.

  1. Lấy thông tin trong bản mô tả công việc làm lợi thế

Hãy đọc qua bản mô tả công việc của vị trí mà bạn ứng tuyển, rồi copy-paste nó vào ứng dụng word online nào đó, như Wordle chẳng hạn. Bạn thấy một số từ nổi bật hơn hẳn những từ khác chứ? Đó gần như chính những tố chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm khi họ tìm những người như bạn. Thế nên hãy đảm bảo những từ và cụm từ đó xuất hiện rải rác, xuyên suốt phần thông tin tổng quan và kinh nghiệm của bạn nhé.

5. Use Your Target Job Descriptions to Your Advantage

Take a look at the job descriptions of the positions you’re after, and dump them into a word cloud tool like Wordle. See those words that stand out? They’re likely what recruiters are searching for when they’re looking for people like you. Make sure those words and phrases are sprinkled throughout your summary and experience.

  1. Đừng phí phạm phần thông tin tổng quan

“Độ dài lý tưởng nhất dành cho phần thông tin tổng quan của bạn là từ 3-5 đoạn văn ngắn, và tốt hơn hết là có phần gạch đầu dòng nằm ở giữa. Phần này sẽ giúp người đọc nắm được đam mê nghề nghiệp, kỹ năng chính, các phẩm chất đặc biệt của bạn, và danh sách những lĩnh vực mà bạn đã từng làm việc trong nhiều năm qua.” Theo Career Horizons.

6. Don’t Waste the Summary Space

“Ideally, your summary should be around 3–5 short paragraphs long, preferably with a bulleted section in the middle. It should walk the reader through your work passions, key skills, unique qualifications, and a list of the various industries you’ve had exposure to over the years.” Career Horizons

  1. Hãy sử dụng các con số

“Cũng giống như khi bạn viết sơ yếu lý lịch, nhấn mạnh thành quả mà bạn từng làm được là một điều cần thiết. Bất cứ khi nào có thể, hãy liệt kê những con số hay tình huống mà có thể chứng minh được thành quả của bạn. Ví dụ, Cố vấn truyền thông xã hội kiêm diễn giả Wayne Breibarth xây dựng lòng tin với khán giả của mình bằng cách nhấn mạnh câu thứ hai mà ông thường viết trong phần thông tin tổng quan của mình: ‘Tôi đã giúp hơn 40.000 doanh nhân – từ người mới vào nghề cho tới các CEO – hiểu được làm thế nào để sử dụng Linkedin một cách hiệu quả.’ Bài học rút ra ở đây là đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một vài con số trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.” Theo American Express OPEN Forum

7. Use Numbers Right Up Front

“Much like the rest of your resume, you’ll want to highlight past results in your summary. When possible, include numbers and case studies that prove success. Social media consultant and speaker Wayne Breitbarth, for example, quickly establishes credibility with his audience by stating in his summary’s second sentence: ‘I have helped more than 40,000 businesspeople—from entry level to CEO—understand how to effectively use LinkedIn.’ Never underestimate the power of a few key stats to impress a reader.” American Express OPEN Forum

  1. Hãy chân thành và cởi mở

“Phần thông tin tổng quan chính là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện những ưu điểm của bản thân với đối tượng mà bạn đang nhắm tới. Hãy cho họ cơ hội được tìm hiểu về bạn. Vậy bạn nghĩ ấn tượng đầu tiên của họ sẽ như thế nào nếu phần thông tin tổng quan của bạn cứ dài lê thê và hoa mỹ? Hoặc tệ hơn, là bạn viết nó theo ngôi thứ 3? Họ sẽ ngay lập tức nghĩ rằng bạn thật giả tạo. Và như vậy sẽ rất khó cho người đọc thấy được cá tính cũng như phong cách của bạn. Thế nên hãy cứ là bạn thôi. Hãy cứ giữ thông điệp về bản sắc của mình cùng với các thông tin nghề nghiệp khác giúp marketing bản thân, nhưng nhớ rằng Linkedin là một nền tảng được thiết kế để tương tác.” Theo JobJenny

8. Be Warm and Welcoming

“The summary section is your primo opportunity to showcase the good stuff about you, with your target audience in mind. Give ’em a little chance to get to know you. So what do you think the first impression is going to be if you craft your summary like some long, pompous speech? Or worse, craft it in the third person? They’re going to think you’re pretentious. And it’s going to be hard for that reviewer to get a feel for your personality and style. Be you here. Keep the brand message in line with all of your other professional marketing materials, but realize that LinkedIn is a platform designed for interaction.” JobJenny

  1. Tránh dùng những từ ngữ đã quá thông dụng

Điểm chung của các từ “trách nhiệm,” “sáng tạo,” “hiệu quả,” “có óc phân tích,” “nhẫn nại,” “chuyên gia,” “có tổ chức,” “cầu tiến,” và “đổi mới” là gì? Đó là chúng đã được sử dụng quá nhiều trên Linkedin rồi. Bạn chắc chắn có thể dùng nhiều từ đột phá hơn, đúng không?

9. Avoid Buzzwords Like the Plague

What do the words responsible, creative, effective, analytical, strategic, patient, expert, organizational, driven, and innovative have in common? They’re the most overused buzzwords on all of LinkedIn. Come on—we know you can be more creative!

  1. Hãy coi profile giống như là sơ yếu lý lịch vậy

Sơ yếu lý lịch không chỉ là bản liệt kê những công việc bạn từng làm (hoặc, ít nhất là nó không nên như vậy) – đó là chỗ để bạn làm bật lên những thành tựu rực rỡ nhất của mình. Profile trên Linkedin cũng như vậy: Hãy đảm bảo rằng phần kinh nghiệm làm việc của bạn được chia thành nhiều gạch đầu dòng và miêu tả những việc bạn đã từng làm, bạn làm chúng tốt ra sao, và những việc ấy đã tác động tới những ai.

10. Treat Your Profile Like Your Resume

Your resume isn’t just a list of job duties (or, at least, it shouldn’t be)—it’s a place to highlight your best accomplishments. Same goes for your LinkedIn profile: Make sure your experience section is fleshed out with bullet points that describe what you did, how well you did it, and who it impacted.

  1. Nhưng tốt nhất là dùng ngôi thứ nhất

Bạn không nên dùng ngôi thứ nhất trong sơ yếu lý lịch của mình, nhưng dùng trên Linkedin thì không sao (ví dụ: “Tôi là một chuyên viên phát triển rất đam mê với nghề, và năm ngoái, tôi đã gây được 400.000 đô cho quỹ ung thư,” chứ không phải “Jackie Stevens là một chuyên viên phát triển đam mê với nghề…”

11. But Use the First Person

You shouldn’t use the first person on your resume, but it’s actually fine to do so on LinkedIn (think “I’m a passionate development officer who raised $400,000 for cancer charities last year,” not (“Jackie Stevens is a passionate development officer...”).

  1. Hãy trình bày một số thông tin cá nhân

“Profile trên Linkedin của bạn không phải là sơ yếu lý lịch hay CV. Thế nên hãy viết nó như là bạn đang đối thoại với ai đó vậy. Hãy để cho mọi người khám phá ra tính cách của bạn. Hãy cho họ biết giá trị và niềm đam mê của bạn. Trong phần thông tin tổng quan, hãy viết cả những việc bạn làm ngoài nghề nghiệp chính ra. Hãy để mọi người hiểu bạn.” Theo Forbes

12. Get Personal

“Your profile is not a resume or CV. Write as if you are having a conversation with someone. Inject your personality. Let people know your values and passions. In your summary, discuss what you do outside of work. You want people to want to know you.” Forbes

  1. Thể hiện thành quả của mình

Nhà tuyển dụng thường dành rất nhiều thời gian tìm đi tìm lại Linkedin để lọc ra những ứng cử viên có năng lực. Và khi họ tìm thấy, họ sẽ liên lạc với các ứng cử viên đó. Biết được điều này, bạn sẽ cần phải viết phần thông tin tổng quan và kinh nghiệm thật tốt để marketing bản thân và trở thành một ứng cử viên có năng lực (hãy dùng những từ mang tính hành động, thể hiện các thành quả, nêu ra những lần bạn từng được thăng chức hoặc chọn lựa để tham gia dự án)

13. Show Your Achievements

Recruiters spend countless hours scouring LinkedIn in search of the high performers. And when they find them, they contact said high performers. Knowing this, you’ll serve yourself well to market yourself as a high performer in your summary and experience section (think action words, accomplishments, talking about times you’ve been promoted or hand-picked for projects).

  1. Hãy đề cập để cả công việc hiện tại của bạn, kể cả khi bạn đang thất nghiệp

“Nếu bạn chỉ nêu ra những vị trí mà bạn từng làm ở trong phần kinh nghiệm nhưng lại không viết gì trong phần công việc hiện tại, có thể bạn sẽ vuột mất cơ hội trong phần lớn những lần nhà tuyển dụng tìm kiếm. Tại sao? Tại vì hầu hết các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp chỉ sử dụng mục công việc hiện tại để tìm ứng cử viên thôi; nếu không thì họ sẽ phải chọn lọc từ hàng ngàn ứng cử viên, những người đã từng làm một công việc nào đó (như là thiết kế đồ họa) từ 20 hoặc hơn 20 năm về trước. Một cách giải quyết khác, trong trường hợp bạn đang thất nghiệp, đó là điền cả tá công việc vào phần công việc hiện tại và bao gồm cả việc mà bạn đang muốn ứng tuyển – ‘Sinh viên/Nhà phân tích tài chính nghiệp dư - ở sau đó ghi là ‘Đang tìm việc’ hoặc ‘Đang tìm kiếm một cơ hội mới’ tại ‘Tên Công Ty’.” Theo University of Washington.

14. Include a Current Job Entry, Even When Unemployed

“If you've only listed the past positions you’ve held in the experience section but show nothing current, you’ll probably get missed in most searches. Why? Because most recruiting professionals exclusively use the current title box to search for candidates; otherwise they’d have to sort through thousands of candidates who held a certain role (for example, graphic designer) as far back as 20 or more years ago. The simple workaround, if you’re unemployed, is to create a dummy job listing in the current section that includes the job title(s) you're targeting—‘Full-Time Student/Financial Analyst in Training’—followed by a phrase like ‘In Transition’ or ‘Seeking New Opportunity’ in the Company Name box." University of Washington

  1. Thêm thông tin đa phương tiện vào phần tổng quan của mình

“Một bức ảnh bằng 1000 lời nói, đặc biệt khi bạn đang muốn cho mọi người thấy công việc của mình. Linkedin cho phép bạn thêm ảnh, video, và slideshow thuyết trình vào phần profile tổng quan của mình. Vì thế thay vì đơn thuần nói về công việc của mình, bạn có thể cho người khác thấy các ví dụ. Hoặc cho họ thấy hình ảnh thật của bạn. Hay là chia sẻ slide thuyết trình. Chỉ cần bấm ‘Edit profile,’ kéo xuống phần thông tin tổng quan, rồi bấm vào biểu tượng hình cái hộp, và bấm ‘add file’ là xong.” Theo Business Insider.

15. Add Multimedia to Your Summary

“A picture truly is worth a 1,000 words, especially when it comes to showcasing your work. LinkedIn lets you add photos, videos, and slideshow presentations to your profile summary. So instead of just talking about your work, you can show examples. Or show yourself in action. Or share a presentation. Click ‘Edit profile,’ scroll down to your summary, then click on the box symbol, then ‘add file.’” Business Insider

  1. Và thêm cả kinh nghiệm làm việc nữa

Bạn cũng có thể thêm một số hình ảnh của mình vào mỗi mục kinh nghiệm của mình. Vậy nên, hãy coi những công cụ này như là lợi thế của mình: hãy thêm website của công ty bạn, những dự án bạn từng tham gia, các bài viết mà bạn từng viết, hoặc bất cứ tài liệu gì khác mà có khả năng cung cấp thêm cái nhìn sinh động hơn đối với công việc của bạn.

16. And Your Work Experiences

You can do the same thing for each of your work experiences. So, use this to your advantage: Add your company websites, projects you’ve worked on, articles you’ve drafted, or anything else that can provide a more multimedia look at your work.

  1. Thêm các dự án, kinh nghiệm tình nguyện hoặc các ngôn ngữ mà bạn biết

Bạn có nói tiếng Trung không? Hay là có chứng nhận quản lý dự án không? Hoặc là cuối tuần nào cũng làm tình nguyện cho Dress for Success? Thêm những thông tin mang tính bổ sung này vào (viết chúng ở cột bên trái khi bạn chỉnh sửa profile của mình) là một cách rất tuyệt vời để thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm đặc biệt, có thể giúp bạn nổi bật giữa cả rừng ứng cử viên.

17. Add Projects, Volunteer Experiences, or Languages

Do you speak Mandarin? Have a project management certification? Volunteer for Dress for Success every weekend? Adding these “additional” profile features (listed on the left when you’re editing your profile) is a great way to showcase your unique skills and experiences and stand out from the crowd.

  1. Cứ mỗi tháng, hãy nhờ một người viết cho bạn recommendation

Khi có người nói với bạn “Dự án đó bạn làm tốt lắm!” thì hãy nhờ người đó lưu lại thành quả của bạn bằng cách viết một lời giới thiệu, hay còn gọi là một recommendation trên Linkedin. Và đừng ngại khi muốn nhấn mạnh rằng bạn muốn người đó tập trung vào điều gì để viết. Có những recommendation chung chung như kiểu “Lea là một người rất tuyệt vời để làm việc cùng” thì cũng không có ích gì lắm. Nhưng nếu chi tiết hơn, như là “Những đóng góp của Lea cho dự án đã giúp chúng tôi tăng được quỹ tiết kiệm tương lai lên hơn con số dự trù là 5%” thì sẽ giúp bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình.

18. Request One LinkedIn Recommendation a Month

When someone says, “You did a great job on that project!” ask him or her to take a snapshot of that success by writing a recommendation on LinkedIn. And don’t be afraid to specify what you’d like the recommender to focus on. Getting generic recommendations that say, “Lea was great to work with” aren’t very helpful—but something specific, like “Lea’s contributions on the project enabled us to increase forecasted savings by 5% over our original plan” will really showcase your strengths.

  1. Nhưng hãy nhờ viết recommendation một cách có chiến lược

“Hãy xây dựng một kế hoạch chiến lược cho recommendation của bạn. Hãy nhờ nhiều người khác nhau và đưa ra cho họ những kỹ năng hoặc kinh nghiệm cụ thể mà bạn muốn họ nhấn mạnh.” Theo Nicole Williams – Một chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp trên Linkedin.

19. But Make Them Strategic

“Make a strategic plan for your recommendations,” says Nicole Williams, LinkedIn’s career expert. “Approach different people and suggest particular skills or experiences you would like them to highlight.”

  1. Đừng sợ khi phải từ chối một recommendation

“Bạn đã bao giờ được người khác cho không một recommendation chưa? Hay là nhận được một recommendation mà không đề cập đến những gì bạn muốn thể hiện trên profile Linkedin? Nếu bạn nhận được một recommendation viết dở tệ hoặc bạn không cảm thấy thoải mái khi phải yêu cầu người đó viết lại thì cũng không sao cả. Thay vào đó, hãy ẩn recommendation đó đi. Chọn Profile -> Edit Profile và đi đến mục mà recommendation đó hiện lên Linkedin của bạn. Chọn Manage. Bỏ dấu tick ra khỏi ô vuông bên cạnh recommendation mà bạn muốn ẩn, rồi bấm Save Changes.” Theo 12Most

20. Don’t Be Afraid to Cut a Recommendation

“Ever get a recommendation you didn’t ask for? Or one that isn’t something you’d want to showcase on your LinkedIn profile? If you get a recommendation that’s poorly written or is unsolicited and don’t feel comfortable reaching out to the writer and asking for some revisions, no biggie. You can easily hide the recommendation instead. Select Profile > Edit Profile and go to the position with which the recommendation is associated. Click Manage. Uncheck the box next to the recommendation that you want to hide, and click Save Changes.”

  1. Hãy quản lý mục Endorsements của mình

Endorsement, hay còn gọi là mục chứng nhận kỹ năng, là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện kỹ năng, miễn là profile của bạn không có quá nhiều kỹ năng khiến người khác khó để chứng nhận được. Bí quyết để khiến mục nà hiệu quả là hãy cập nhận kỹ năng của mình thường xuyên: Khi bạn nhảy việc, phát triển nhiều kỹ năng mới, hoặc đảm nhận nhiều trọng trách mới, hãy xóa những kỹ năng đã cũ mèm đi và thêm những kỹ năng mà bạn muốn người khác biết đến. Nhờ đó, khi mọi người vào thăm Linkedin của bạn, họ sẽ chỉ thấy được những kỹ năng liên quan tới họ nhất mà thôi.

21. Manage Your Endorsements

Endorsements can be a great way to show off your skills—as long as your profile isn’t overloaded with too many to really send the right message. The secret to making them work for you is keeping your skills updated: As you transition between careers, develop new skills, or take on new responsibilities, drop outdated skills from your profile and add the ones you really want to be known for. Now, when connections land on your page, they’ll only see the most relevant skills.

  1. Cập nhật status

Cũng giống như Facebook, bạn có thể cập nhận status trên Linkedin thường xuyên. Vậy nên hãy làm vậy đi! Hãy cập nhật nó một cách chuyên nghiệp và có chiến lược (chia sẻ bài viết bạn vừa viết, chứ không phải là về việc bạn ăn gì trưa nay, thời gian lý tưởng nhất là vào cuối tuần. Toàn bộ các mối quan hệ của bạn sẽ thấy cập nhật của bạn, cả ở trên news feeds và cả trong email hàng tuần về bạn bè trên Linkedin.

22. Update Your Status

Just like on Facebook, you can update your LinkedIn status as often as you wish. So, do! Update it professionally and strategically (share the article you just wrote, not what you ate for lunch today), ideally once a week. Your entire network will see your updates, both in their news feeds and in the weekly LinkedIn network updates emails they receive.

  1. Hãy trở thành tác giả của chính Linkedin của mình

Tính năng mới nhất của Linkedin là gì? Chính là cho phép người dùng có thể viết và công khai công việc của họ. Vậy nên hãy đưa ra quan điểm chắc chắn về những điều đang diễn ra trong lĩnh vực của bạn với sự phát triển gần đây của một ngành nghề, hoặc thể hiện kỹ năng viết lách của bạn. Đây chính là một cách tốt để gây sự chú ý.

23. Become an Author

LinkedIn’s newest feature? Allowing all users to write and publish their work on the platform. Share your perspective about what’s going on in your field, weigh in on a recent industry development, or show off your skills as a writer. It’s a great way to get noticed.

  1. Hoặc là thêm blog của bạn vào

“Nếu bạn có blog trên Wordpress, thì chúng tôi rất khuyến khích bạn thêm nó vào trong profile Linkedin của mình (đương nhiên là trừ khi nội dung của blog không phù hợp với Linkedin). Để bật tính năng này, hãy chọn More trên thanh công cụ chính và bấm Applications. Từ đó, chọn ứng dụng Wordpress và nhập link vào. Blog của bạn sau đó sẽ xuất hiện trong profile và tự cập nhật mỗi khi bạn có post mới.”

24. Or Add Your Blog

“If you have a WordPress blog, we highly recommend feeding your blog into your LinkedIn profile (unless, of course, the content isn’t appropriate for a LinkedIn page.) To enable this setting, Select More in the main nav bar and Select Applications. From there, choose the WordPress application and enter the link to your feed. The blog will then appear in your profile and will update each time a new post is added.”

  1. Hãy tham gia vào một group nào đó

Các group trên Linkedin là những nguồn lực cực kỳ hữu hiệu và chúng có thể giúp ích bạn rất nhiều khi tìm việc. Bằng cách tham gia vào các group có liên quan tới nghề nghệ hoặc lĩnh vực của mình, bạn sẽ thể hiện được là bạn cam kết với công việc bạn đang làm. Nhưng điều quan trọng hơn đó là bạn sẽ ngay lập tức kết nối với những người trong nghề và tham gia vào các cuộc thảo luận chuyên môn – giống như là bạn tham gia vào một sự kiện online, chỉ có điều là nó tổ chức liên tục vậy.

25. Be a Groupie

LinkedIn Groups are an incredible resource—and they can do wonders for your job search. By joining groups relevant to your profession or industry, you’ll show that you’re engaged in your field. But more importantly, you’ll instantly be connected to people and part of relevant discussions in your field—kind of like an ongoing, online networking event.

  1. Có ít nhất là 50 người bạn trong friend list

Có 50 hoặc ít hơn 50 người bạn trên Linkedin sẽ cho nhà tuyển dụng biết được 1 trong 3 điều sau: 1) Bạn là người sống khép kín và quen rất ít bạn, 2) Bạn cảm thấy lo sợ khi kết bạn với người khác, hoặc 3) Công nghệ và các hình thức truyền thông xã hội quá đáng sợ với bạn. Tất cả những điều này đều không hề tốt. Đương nhiên là chúng tôi không khuyên bạn phải trở thành một kẻ lập dị, lúc nào cũng ra vẻ ta đây “có nhiều bạn kinh khủng.” Nhưng thực sự, bạn nên có ít nhất 50-100 người bạn, coi như đó là điểm khởi đầu của mình.

26. Have at Least 50 Connections

Having 50 or fewer connections on LinkedIn tells recruiters one of three things: 1) You are a recluse who knows very few people, 2) You’re paranoid about connecting with others, or 3) Technology and social media are scary to you. None of these are good. We’re certainly not suggesting you need to be one of those weirdos who wears your “abnormally large number of connections” like a badge of honor, but you really should have at least 50-100 people with whom you’re connected as a starting point.

  1. Nhưng đừng kết bạn với những người bạn không biết

Nếu có một số lượng người dùng vừa đủ từ chối lời mời kết bạn của bạn và phản hồi là họ không biết bạn, Linkedin sẽ khóa tài khoản của bạn lại. Thật đấy.

27. But Don’t Add People You Don’t Know

If enough people reject your request and say they don't know you, LinkedIn can shut down your account. True story.

  1. Đừng thoải mái quá đà

Với rất nhiều tính năng hấp dẫn mà Linkedin đem lại, và lại còn không bị giới hạn bởi tờ giấy A4 như là sơ yếu lý lịch, nhiều khi chúng ta có thể bị mất kiểm soát. Và nếu có nhiều chi tiết bạn trình bày tốt, thì cũng có một chi tiết nào đó bị làm quá lên. Vậy nên hãy lùi lại một bước, nhìn tổng thể profile của mình, và xem nó trông như thế nào dưới con mắt của người đọc. Nó có lôi cuốn không? Hay là nhìn hơi quá? Hãy chỉnh sửa dựa theo đó.

28. Don’t Go Overboard

With all the bells and whistles LinkedIn has to offer, and without being limited by the 8.5x11" confines of your resume, it can be tempting to, well, go nuts. And while details are good, there’s certainly a thing as too much. Step back, take a look at your profile, and see how it looks to an outside person. Is it enticing—or overwhelming? Edit accordingly.

  1. Hãy giữ bí mật lúc bạn đang tìm việc

“Rất nhiều người không biết là Linkedin có chế độ riêng tư – vì một lý do. ‘Khi bạn đang trong quá trình tìm việc mới nhưng vẫn đang làm công việc hiện tại, thì chắc chắn bạn sẽ chưa muốn công khai ra đâu. Dấu hiệu đầu tiên khiến sếp của bạn phát hiện ra rằng bạn đang chuẩn bị nghỉ việc chính là bạn chỉnh sửa lại toàn bộ profile, liên lạc với các nhà tuyển dụng, và có nhiều mối quan hệ mới. Bạn có thể điều chỉnh phần cài đặt trong Linkedin của mình để sếp không nhận thấy là bạn đang tìm kiếm những cơ hội mới’ Williams giải thích. Chế độ riêng tư rất dễ tìm: Chỉ cần đăng nhập, rồi chọn ‘cài đặt’ trong phần menu thả xuống ở góc trên cùng bên phải, chỗ mà có tên của bạn ấy.” Theo LearnVest

29. Keep Your Job Search Under Wraps

“Many people don't realize that LinkedIn does have privacy settings—for a reason. ‘When you're out looking for a new job, and are actively engaged in your current job, you want to be discreet,” Williams explains. ‘A telltale sign to an employer that you’re leaving is that you overhaul your profile, connect with recruiters, and have an influx of new people. You can tailor your settings so that your boss doesn’t see that you’re looking for opportunities.’ The privacy settings are easy to find: Just sign in, and then select ‘settings’ from the drop-down menu, where your name appears in the upper right-hand corner.” LearnVest

  1. Hãy đảm bảo là mọi người có thể dễ dàng liên lạc với bạn

Đừng quên ghi địa chỉ email (hoặc blog, tài khoản Twitter, hoặc bất cứ thông tin nào mà giúp nhà tuyển dụng tìm thấy bạn) vào phần thông tin liên lạc trong sơ yếu lý lịch của mình. Bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên khi biết là rất nhiều người bỏ qua phần này đấy

30. Make Sure People Can Find You

Don’t forget to add your email address (or blog, or Twitter handle, or anywhere else you’d like to be found) to the contact information section of your resume. You’d be surprised how many people leave this off!

  1. Hãy nhiệt tình lên

Cuối cùng thì những ứng cử viên tuyệt vời nhất để nhà tuyển dụng thu nhận chính là những người luôn nhiệt tình với công việc họ làm. Vì thế, hãy đảm bảo profile Linkedin của bạn thể hiện được lòng nhiệt thành. Hãy tham gia vào những group có liên quan tới lĩnh vực chuyên môn của bạn. Đăng status để thông báo về công việc ở trong lĩnh vực mà bạn đang làm. Chia sẻ những bài báo hoặc thông tin hữu ích. Kết nối với các lãnh đạo trong ngành nghề của mình. Cờ đến tay ai người đó phất. Cố lên!

31. Be Excited

At the end of the day, the most exciting people to hire are the people who are the most excited about what they do. So, make sure your LinkedIn profile shows your enthusiasm. Join and participate in groups related to your field of expertise. Use your status line to announce stuff you’re doing related to your field. Share interesting articles or news. Connect with the leaders in your industry. Fly your cheerleader flag.

----------

Tác giả: The Muse Editor

Link bài gốc: The 31 Best LinkedIn Profile Tips for Job Seekers

Dịch giả: Trương Khánh Huyền - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trương Khánh Huyền - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something Newđể đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

Từ khóa » Cách Xây Dựng Profile Trên Linkedin