Xây Dựng Hồ Sơ Cá Nhân Chuyên Nghiệp Nhờ LinkedIn - YBOX
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, đã đến lúc bạn cần tham khảo cách tạo hồ sơ chuyên nghiệp trên Linkedin – kênh tìm việc cực kỳ hiệu quả thời hiện đại. Nhiều người dùng tại Việt Nam hiện vẫn còn ngần ngại với Linkedin do giao diện hoàn toàn bằng tiếng Anh, cũng như tính chất nghiêm túc của mạng xã hội này. Tuy nhiên, việc tạo và hoàn thiện một hồ sơ trên Linkedin (Linkedin Profile) không hề phức tạp như bạn nghĩ. Hãy dành ra tầm 30 phút để thực hành những gì được hưỡng dẫn trong phần 1 và phần 2 của bài viết này, bạn sẽ có thể trang bị cho mình công cụ tìm việc miễn phí, hiệu quả và cực kỳ chuyên nghiệp này.
Profile Photo
Nguồn: Caltech Alumni
Ấn tượng đầu tiên cực kỳ quan trọng và điều đầu tiên mọi người thấy trong Linkedin Profile sẽ là Profile Photo của bạn. Để lựa chọn một Linkedin Profile hoàn hảo, hãy nhớ:⦁ Chọn hình phản ánh chân thật con người bạn trong công việc và cuộc sống hằng ngày.⦁ Profile Photo nên gắn liền với đặc trưng nghề nghiệp chứ không hẳn lúc nào cũng phải là bạn mặc đồ vest chỉnh chu, nghiêm nghị. ⦁ Hình nên chụp qua vai một khoảng và nền đơn giản để tránh làm loãng sự chú ý⦁ Kích thước chuẩn: 400x400 px⦁ Định dạng cho phép: PNG, GIF, JPG
Headline
Nguồn: Linkedin Makeover
Rất nhiều bạn đang bỏ qua phần Headline giới thiệu ngắn ngay dưới tên mình mà không hề biết đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Linkedin Profile. ⦁ Giới hạn của Headline là 120 ký tự⦁ Bạn không nên viết câu hoàn chỉnh mà chỉ nên dùng cụm danh từ như trong ảnh minh họa.⦁ Nội dung Headline cần đề cập đến chức vụ, lĩnh vực chuyên môn hiện tại của bạn.⦁ Headline nên rõ ràng, chuyên nghiệp nhưng cũng có thể pha chút hóm hỉnh để tạo ấn tượng tích cực.
Summary
Summary là một mục nhỏ trong phần Background – nơi bạn trình bày tóm tắt con đường sự nghiệp mình đã và đang đi qua, cũng như dự định cho tương lai. ⦁ Bạn có thể bổ sung thêm thông tin liên lạc như số điện thoại, email, mạng xã hội…⦁ Giới hạn của phần Summary đến 2000 ký tự.⦁ Bạn có thể đính kèm tài liệu minh họa (video, slide, blog…) để tăng độ tin cậy.⦁ Nếu chọn trình bày về công việc trước đây và hiện tại, hãy đảm bảo thông tin bạn đưa ra là chính xác.⦁ Giữ giọng văn tích cực và hướng sự chú ý đến những kết quả, thành tựu bạn đã đạt được ở vị trí trước đây.
Experience
Cuối cùng, Linkedin Profile sẽ không hoàn thiện nếu thiếu đi phần xương sống quan trọng nhất, đó là Experience – khoảng liệt kê các công việc bạn đã từng trải nghiệm. ⦁ Bạn có 100 ký tự để giới thiệu chức vụ và 2000 ký tự để giải thích rõ hơn về từng công việc mình đã đảm đương. ⦁ Đừng ngần ngại đi sâu vào các chi tiết để mô tả cụ thể về vị trí, nhiệm vụ cũng như thành quả mà bạn đạt được. ⦁ Bạn hoàn toàn có thể đính kèm video, slide hoặc bài viết liên quan để Experience thêm sinh động và giàu tính thuyết phục. ⦁ Quan trọng nhất, hãy tránh dùng các từ tiếng Anh mang nghĩa chung chung, thường không được người dùng Linkedin đánh giá cao. Đứng đầu danh sách này có thể kể đến: extensive experience, great employee, expert, passionate, creative, innovative.
heo thống kê mới nhất, có đến 467 triệu người dùng Linkedin trên toàn thế giới và ngày càng nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên tìm kiếm ứng viên thông qua các từ khóa trên mạng xã hội này. Vậy làm sao để Linkedin Profile của bạn trở nên nổi bật giữa số đông, và quan trọng hơn là xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các công ty? Hãy cùng WSE tham khảo 6 lưu ý sau nhé.
Hoàn thành toàn bộ Linkedin Profile
Linkedin chia Profile của người dùng thành 5 dạng (Beginner, Intermediate, Advanced, Expert, All Star) và chỉ những Profile được xếp hạng All Star mới xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, bước đầu tiên bạn nên làm là hoàn thành toàn bộ Linkedin Profile của mình. Một Linkedin Profile dạng All Star phải đáp ứng 7 tiêu chí:
Có nêu địa điểm sinh sống và lĩnh vực chuyên môn
Mô tả rõ ràng về công việc hiện tại
Liệt kê tối thiểu 2 công việc trong quá khứ
Hoàn thành mục Education (Học Vấn)
Liệt kê ít nhất 3 kỹ năng của bản thân trong mục Skills
Ảnh Profile Photo đúng kích thước
Có ít nhất 50 Connections
Chỉnh sửa URL và thêm lĩnh vực, địa điểm
Nguồn: Leisure Jobs
Theo mặc định, mỗi Linkedin Profile sẽ có một URL tương ứng nằm ngay dưới Profile Photo, do Linkedin tự động đặt. Tuy nhiên nó lại gồm rất nhiều chữ số và chắc chắn không có nhà tuyển dụng nào đủ khả năng học thuộc để tìm ra bạn! May mắn là bạn có thể điều chỉnh URL này để người dùng dễ tìm kiếm hơn, như trong hình minh họa.
Ngoài ra, cũng đừng quên bổ sung phần Location (địa điểm) và Industry (lĩnh vực chuyên môn). Đây là hai tiêu chí thường được các công ty sử dụng để giới hạn số lượng ứng viên phù hợp.
Lựa chọn từ ngữ và cách trình bày
Thật vậy, cách bạn viết đoạn mô tả bản thân và kinh nghiệm làm việc cũng quyết định đến tỷ lệ Profile của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm. Trước khi bắt tay vào viết, hãy làm khảo sát nhỏ xem những từ khóa, thuật ngữ tiếng Anh nào thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực, vị trí mà bạn muốn ứng tuyển; sau đó cố gắng đưa chúng vào nội dung một cách tự nhiên nhất có thể. Chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẽ dùng các từ khóa này để tìm ứng viên.
Như đã trình bày ở phần 1, bạn có đến 2000 ký tự cho mỗi mục giới thiệu công việc. Tuy nhiên nhà tuyển dụng thường chỉ đọc lướt qua Profile do số lượng quá nhiều. Thay vì những đoạn văn dài miên man, hãy thử trình bày theo kiểu đầu mục (bullet points) để tận dụng tối đa khoảng thời gian ít ỏi này.
Liệt kê kỹ năng và nhận Endorsement
Theo thống kê, những Linkedin Profile có liệt kê kỹ năng trong mục Skills thường nhận lượng truy cập cao gấp 13 lần. Đó bao gồm cả kỹ năng mềm như Teamwork, Time Management, Negotiation…lẫn kỹ năng chuyên môn theo từng lĩnh vực như .NET, Photoshop, Google Analytics….Tuy Linkedin cho phép thêm đến 50 kỹ năng nhưng bạn chỉ nên lựa chọn những kỹ năng quan trọng, tiêu biểu nhất.
Một điểm rất hay ở Linkedin là bạn không chỉ đơn thuần liệt kê mà còn nhận Endorsement (một dạng xác nhận) từ những người dùng khác. Lượng người gửi Endorsement càng nhiều thì việc bạn khẳng định mình có kỹ năng đó càng đáng tin cậy hơn. Và tất nhiên, cách hữu hiệu nhất để có được Endorsement là chủ động gửi xác nhận cho những người mà bạn quen biết và hi vọng họ cũng sẽ làm tương tự.
Tận dụng Connection
Connection hiểu nôm na là lượng bạn bè bạn có được trên Linkedin và giới hạn tối đa lên đến 30 000. Thế nhưng theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, con số Connection lý tưởng cho một Profile là khoảng 300-3000. Hãy tỏ ra cẩn thận và có chọn lọc trong việc tạo Connection với những người dùng khác vì yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến nhóm đối tượng có khả năng tìm thấy Linkedin Profile của bạn.
Thông thường bạn nên có Connection với đồng nghiệp, người quen trong lĩnh vực của mình, khách hàng hiện tại lẫn từng làm việc chung…và tránh khỏi các trường hợp không có thông tin rõ ràng, hoặc tiếp cận nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm.
Nhận Recommendation từ đồng nghiệp
Cuối cùng, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt Linkedin Profile chất lượng chính là Recommendation – nhận xét của đồng nghiệp cũ và hiện tại về bạn. Đây được đánh giá là một chỉ số đáng tin cậy đối với Linkedin lẫn các nhà tuyển dụng. Lý tưởng nhất là bạn nên có khoảng 2 Recommendation cho mỗi công việc cũ và tổng cộng 5-10 Recommendation trong Linkedin Profile của mình.
Để gửi yêu cầu Recommendation, bạn có thể làm theo các bước:
Đưa chuột lên Profile Photo của bạn ở góc phải màn hình, sau đó chọn Privacy & Settings.
Ở mục Settings, tiếp tục chọn Manage your recommendations.
Sau khi nhấn vào Ask for recommendations, Linkedin sẽ yêu cầu bạn chọn công việc mà mình muốn nhận Recommendation và gửi đến 3 người trong Connection của bạn.
Trong mục tin nhắn gửi kèm, bạn hãy trình bày rõ ràng, lịch sự để người nhận biết nên viết nhận xét về vấn đề gì.
Theo wallstreetenglish.edu.vn
Từ khóa » Cách Xây Dựng Profile Trên Linkedin
-
Cách Tạo Hồ Sơ LinkedIn Tuyệt Vời (19 Lời Khuyên Tốt Nhất) - Business
-
Cách Tạo Profile LinkedIn Chuẩn Cho Nhà Tuyển Dụng, Người Tìm Việc
-
8 BƯỚC ĐỂ TẠO MỘT PROFILE LINKEDIN ĐÚNG CHUẨN
-
3 Bước Xây Dựng Một Profile LinkedIn Hoàn Hảo - Hãy Cứ Cho đi Từ ...
-
Cách Tạo Profile Linkedin Thu Hút ứng Viên
-
Cách Xây Dựng Profiles Trên Linkedin Thu Hút Nhà Tuyển Dụng
-
Cách Tạo Profile LinkedIn Hoàn Hảo, Chuyên Nghiệp - Thủ Thuật
-
10 Cách “Làm đẹp” Hồ Sơ LinkedIn Trong Mắt Nhà Tuyển Dụng
-
6 BÍ KÍP TĂNG LEVEL PROFILE LINKEDIN CHUYÊN NGHIỆP ...
-
Hướng Dẫn Tạo Hồ Sơ LinkedIn - YouTube
-
11 Bước Xây Dựng Một Profile LinkedIn Chuẩn Tuyển Dụng 4.0
-
[ToMo] 31 Tips Để Xây Dựng Profile Linkedin Thật Chuyên Nghiệp ...
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng LinkedIn Hiệu Quả Từ A đến Z
-
Xây Dựng Hồ Sơ LinkedIn: Thể Hiện Kỹ Năng Bản Thân | Memori