Tôn Sĩ Nghị... “Phiến Giáp Bất Hoàn” - Báo Bình Phước
Có thể bạn quan tâm
Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Thể theo ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn tôn lập Duy Cận làm vua. Tuy vậy, do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam. Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê” và kéo vào chiếm đóng Thăng Long.
Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống thì có lo đôi phần, rồi hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn tết ở Thăng Long. Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây Sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy.
Lời bàn:
Quang Trung Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân, Bắc Bình vương hay hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách. Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương thời đó so sánh với Alexandros Đại đế. Và Ngô Trọng Khuê, một đại thần cũ của nhà Hậu Lê đã viết về ông như sau: Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học.
Cụ Nguyễn Du đã từng khẳng định rằng: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” và xưa nay những người tài không mấy ai tránh khỏi điều này. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi và những ước mơ, hoài bão tốt đẹp chưa hoàn thành, nhưng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã để lại cho hậu thế những bài học vô giá về nghệ thuật quân sự và lòng tự hào dân tộc. Và hậu thế không bao giờ được phép quên câu nói của ông: “Đánh cho để dài tóc; Đánh cho để đen răng; Đánh cho nó chích luân bất phản; Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn; Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
N.V
Từ khóa » Tôn Sy Nghi
-
Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống - Những Bại Tướng Dưới Tay Quang Trung
-
Tôn Sĩ Nghị đem Quân Sang An Nam Năm 1788
-
Tôn Sĩ Nghị: Tướng Nhà Thanh - Du Học Trung Quốc
-
Tôn Sĩ Nghị | Xứ Nẫu
-
[Wiki] Tôn Sĩ Nghị Là Gì? Chi Tiết Về Tôn Sĩ Nghị Update 2021 - LATIMA
-
Tag: Tôn Sĩ Nghị - Dân Việt
-
Nghiên Cứu Lịch Sử - Những điều Chưa Biết Về Vua Quang Trung ...
-
Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Hoang Le Nhat Thong Chi
-
Trận Đánh Sinh Tử Giữa Tướng TQ TÔN SĨ NGHỊ Và Hoàng Đế ...
-
Tôn Sĩ Nghị - Lê Chiêu Thống - Quang Trung - Goodreads
-
Từ điển Tiếng Việt "tôn Sĩ Nghị" - Là Gì?
-
Tôn Sĩ Nghị | Nghiên Cứu Lịch Sử