Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải & Các Vấn đề Liên Quan
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang thắc mắc tổn thất bảo hiểm hàng hải hiện nay như thế nào? Đây cũng là những thắc mắc mà nhiều người đã gửi đến Nguyên Anh, chính vì vậy hôm nay đơn vị xin giải đáp các thắc mắc về tổn thất bảo hiểm hàng hải và các vấn đề liên quan, cách phân loại tổn thất. Mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
Tổn thất, bảo hiểm hàng hải là gì?
- Tổn thất là những hư hại, những mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro bảo hiểm gây ra.
- Bảo hiểm hàng hải là những nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động của con người, tàu, hàng hóa được vận chuyển qua đường biển, hoặc là những nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến hành trình chuyển chở hàng hóa trên biển.
Từ đó các bạn có thể rút ra được tổn thất bảo hiểm hàng hải là gì rồi chứ?
Các vấn đề liên quan đến tổn thất bảo hiểm hàng hải
Phân loại tổn thất bảo hiểm hàng hải
Ta chia làm 2 loại tổn thất: Tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. 2 khái niệm trên có vẻ cũng rất gần gũi và dễ hiểu đối với đại bộ phận bạn đọc rồi phải không ạ? Vậy chúng tôi xin phép được vào thẳng việc phân tích và làm rõ về 2 loại tổn thất trên.
1. Tổn thất bộ phận( Partial loss)
Là những tổn thất mà chỉ mất mát hay hư hại ở một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mà thôi. Trong tổn thất bộ phận cũng được chia ra làm 2 tổn thất nhỏ : tổn thất riêng và tổn thất chung.
Tổn thất riêng ( Particular Average) : Có thể là do thiên tai hoặc do tại nạn không lường trước gây ra tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tổn thất riêng này, chúng tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể như sau: Trong quá trình vận chuyển, không may hàng hóa bị dính mưa hoặc dính nước biển làm cho chúng bị mốc, bị hỏng thì chính chủ hàng hóa phải là người chịu trách nhiệm hoặc họ sẽ đòi bồi thường từ chính công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ hay đùn đẩy trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Trường hợp này, chủ hàng hóa đang phải chịu một tổn thất riêng do yếu tố thiên nhiên gây nên.
Tổn thất chung ( General average ) : Là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu với mục đích cứu tàu, cứu hàng hóa khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Để được xếp vào tổn thất chung, có 2 nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc 1 : Mục đích của sự tổn thất chung là vì sự an toàn chung của chủ tàu và hàng hóa đang được lưu thông trên biển.
Nguyên tắc 2 : Những chi phí phát sinh để tránh hiểm họa cho tàu hoặc cho hàng hòa mặc dù những chi phí ấy không thực sự cần thiết cũng được tính là tổn thất chung.
Theo đó, Tổn thất chung lại được chia làm 2 loại:
- Hy sinh tổn thất chung : những chi phí phát sinh hoặc những thiệt hại tính ra do những hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung. Ví dụ như, trong trường hợp tàu bị nghiêng hay gặp gió bão lớn buộc chủ tàu phải quyết định vứt hàng hóa xuống biển để cứu tàu, do vậy toàn bộ số hàng hóa bị vứt xuống biển chính là chi phí hy sinh tổn thất chung.
- Chi phí tổn thất chung: Là chi phí phải trả cho người thứ 3 trong trường hợp cứu tàu hoặc chi phí để giúp tàu thoát nạn trong hành trình trên biển. Ví dụ như chi phí để tài ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho bãi tại cảng lánh nạn, chi phí sửa chữa tàu, chi phí nhiên liệu bị tăng thêm…
2. Tổn thất toàn bộ ( total loss) :
Tổn thất này được đưa ra khi mức hư hại của hàng hóa lên đến 100%, đây là mức tổn thấy cao nhất của đối tượng bảo hiểm, hư hại 100% giá trị sử dụng. Tuy nhiên, trường hợp tổn thất này lại gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà bảo hiểm về việc tránh trục lợi bảo hiểm. Làm thế nào dể xác định được 100% hàng hóa bị tổn thất? Làm thế nào để không có hiện tượng trục lợi bảo hiểm? Vì vậy, trong tổn thất toàn bộ người ta lại chia ra làm 2 loại :
Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss) : Là đối tượng bảo hiểm đã bị phá hủy hoàn toàn hàng hóa, hư hỏng nặng ở mức nghiêm trọng, hàng hóa không thể sử dụng được nữa :
+ Trong trường hợp cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ, hàng hóa bị hư hỏng hoàn toàn.
+ Một số hàng hóa như kính bị vỡ, gạo bị mốc, xi măng ẩm đều không còn giá trị sử dụng.
+ Hàng vẫn sử dụng được nhưng bị mất khả năng sở hữu hoặc có thể lấy lại được nhưng chi phí quá cao : hàng chở trên tài bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa…
+ Hàng chở trên tàu bị mất tích (Khác với trường hợp tàu bị đắm)
Tổn thất toàn bộ ước tính ( Constructive Total Loss) : Khi hàng hóa không thuộc vào loại hàng hóa được hưởng tổn thất ước tính ở trên. Trong luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 cho người được bảo hiểm ở quyền này, do một rủi ro nào đó bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được hưởng bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến như quy định thì người được bảo hiểm được lựa chọn giữ việc từ bỏ hàng hóa hay tiếp tục. Khi ấy, người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.
Nhìn chung, tất cả các loại hình vận chuyển hàng hóa đều có thể gặp rủi ro, thất thoát, gây ra tổn thất cho chủ thương và doanh nghiệp. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức, thông tin đầy đủ, chính xác về các rủi ro, tổn thất hay bảo hiểm cho hàng hóa của mình là rất cần thiết. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho quý khách phàng phần nào.
Chúc quý khách luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGUYÊN ANH
NGUYÊN ANH LOGISTICS HÀ NỘI ĐỊA CHỈ: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội HOTLINE: Mr thế anh/ 0901.565.222 EMAIL: nguyenanhlogistics@gmail.com SKYPE: ducnguyen.express
NGUYÊN ANH LOGISTICS HẢI PHÒNG ĐỊA CHỈ: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, NQ, Hải Phòng HOTLINE: Mr thế anh/ 0901.565.222
NGUYÊN ANH LOGISTICS HỒ CHÍ MINH ĐỊA CHỈ: 203/19/3E, Huỳnh văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp , TP HCM HOTLINE: Mr thế anh/ 0901.565.222
Từ khóa » Những Tổn Thất Là Gì
-
TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
-
Tổn Thất Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Tổn Thất Là Gì? Phân Loại Tổn Thất
-
Từ điển Tiếng Việt "tổn Thất" - Là Gì?
-
Tổn Thất Hoạt động Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Thực ... - Luật Dương Gia
-
Tổn Thất Thực Tế Cuối Cùng Là Gì? Đặc điểm Và Bảo Hiểm Trách Nhiệm
-
Rủi Ro Và Những Khái Niệm Liên Quan Trong Bảo Hiểm
-
Tổn Thất Trong Bảo Hiểm Vận Tải Hàng Hóa Quốc Tế | DDVT
-
Tổn Thất Bảo Hiểm Hàng Hải được Phân Ra Làm Những Loại Nào?
-
Định Nghĩa & Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm
-
Nguyên Tắc Bồi Thường Trong Bảo Hiểm Là Gì? Nội Dung, đặc Trưng Và ...
-
Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng
-
Chuyên Mục: Tìm Hiểu Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam (Phần Cuối)