Tổn Thất Thực Tế Cuối Cùng Là Gì? Đặc điểm Và Bảo Hiểm Trách Nhiệm

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tổn thất thực tế cuối cùng là gì?
  • 2 2. Đặc điểm tổn thất thực tế cuối cùng:
  • 3 3. Bảo hiểm trách nhiệm tổn thất thực tế cuối cùng:
  • 4 4. Tham khảo quy định đối với bồi thường tổn thất toàn bộ:

1. Tổn thất thực tế cuối cùng là gì?

Tổn thất thực tế cuối cùng được hiểu đơn giản đó là tổng hợp các nghĩa vụ tài chính của một bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong những trường hợp cụ thể nào đó. Trong đó khoản tổn thất thực tế cuối cùng của người được bảo hiểm từ các chi phí như thiệt hại tài sản, chi phí y tế và phí pháp lí sẽ được bù đắp bằng phần thiệt hại mà công ty bảo hiểm phải trả theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật đề ra. Theo đó nên những tổn thất của người được bảo hiểm thường sẽ được giới hạn ở mức miễn thường bảo hiểm theo chính sách trừ khi tổng thiệt hại vượt quá mức tối đa của chính sách bảo hiểm.

2. Đặc điểm tổn thất thực tế cuối cùng:

Tổn thất thực tế cuối cùng có những đặc điểm và hình thức riêng, cụ thể như đối với khoản tổn thất thực tế cuối cùng của một công ty bảo hiểm có thể được bù đắp bằng giá trị cứu cánh của bất kì vật phẩm nào có thể thu hồi được và theo đó nên phần thưởng từ khiếu nại thành công với bên thứ ba, tiền từ tái bảo hiểm. Tổn thất thực tế cuối cùng có thể là cụm từ dùng để chỉ tổng số tiền của bất kì tổn thất nào. Nhưng trong lĩnh vực tài chính, tổn thất thực tế cuối cùng thường được sử dụng để chỉ tổng thiệt hại của một công ty bảo hiểm từ yêu cầu của chủ hợp đồng khi có các rủi ro xảy ra đối với những truơng hợp cụ thể.

Căn cứ dựa trê tình hình thực tế cho thấy và theo quy định của pháp luật thì các công ty bảo hiểm có thể tự bảo vệ mình trước những khoản tổn thất không đáng có và có thể là tổn thất nghiêm trọng cuối cùng bằng cách chia sẻ rủi ro chính sách với các công ty tái bảo hiểm. Ví dụ cụ thể như một công ty bảo hiểm có thể nhận được 30.000 đô la phí bảo hiểm hàng năm cho chính sách 10 triệu đô la. Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ mất 10 triệu đô la, công ty bảo hiểm có thể nhượng 15.000 đô la phí bảo hiểm hàng năm cho một công ty tái bảo hiểm đồng ý chi trả 5 triệu đô la cho khoản lỗ tiềm năng.

3. Bảo hiểm trách nhiệm tổn thất thực tế cuối cùng:

Chúng ta có thể hiểu trong bảo hiểm trách nhiệm đối với những tổn thất thực tế cuối cùng đó sẽ là số tiền thực tế phải trả hoặc có thể trả cho việc giải quyết khiếu nại mà người được tái bảo hiểm phải chịu trách nhiệm sau khấu trừ theo những trường hợp cụ thể và pháp luật có quy định. Trong ngôn ngữ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, tổn thất thực tế cuối cùng thường được mô tả rất dễ hiểu đó là tổng số tiền mà người được bảo hiểm, hoặc công ty bảo hiểm cơ sở của anh ta bắt buộc phải trả do hậu quả của bất kì sự cố nào xảy ra trên thực tế theo hợp đồng đã kí kết.

Theo đó đối với việc giải quyết trách nhiệm tổn thát thực tế cuối cùng thường thì sẽ là bồi thường theo quy định. Theo đó có teher thấy rằng nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm mang những ý nghĩa quan trọng nhất định. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong bảo hiểm phi nhân thọ và ít được áp dụng trong bảo hiểm nhân thọ. Trên thực tế, số tiền bảo hiểm hoặc mức bồi thường thiệt hại có thể thấp hơn so với giá trị thị trường của tài sản và mức thiệt hại một khoản không nhiều. Mục đích chính nhằm gán trách nhiệm và khuyến khích người tham gia bảo hiểm có thể giữ gìn và bảo vệ tài sản của mình tốt hơn.

Số tiền bồi thường trên thực tế sẽ thấp hơn so với giá trị tài sản với khoảng chênh lệch không đáng kểcó nghĩa là điều quan trọng hơn, mục đích của bảo hiểm là đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm về rủi ro tài chính, đảm bảo được bồi thường đúng mức tổn thất chứ không tạo ra nhằm tạo cơ hội cho những người khác trục lợi, người được bảo hiểm phải được nhận đúng, không thể để để họ có được lợi ích không hề có trước đó. Ngoài ra, có những trường hợp tổn thất xảy ra nhưng người tham gia bảo hiểm không được bồi thường hoặc bồi thường quá ít so với mức tổn thất thực tế mà họ phải chịu. Việc này khiến người được bảo hiểm không được bù đắp những thiệt hại một cách hợp lí, khó khăn trong khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó mục đích của bảo hiểm không đạt được.

4. Tham khảo quy định đối với bồi thường tổn thất toàn bộ:

Căn cứ theo quy định tại điều 333. Bồi thường tổn thất toàn bộ Luật hàng hải 2015 quy định cụ thể:

1. Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau khi sửa chữa hoặc vượt quá giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng; trong trường hợp này, người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

2. Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị phá hủy, hư hỏng toàn bộ mà không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hóa; trong trường hợp này, người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm.

3. Trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.

Như vậy có thể thấy không chỉ bồi thường tổn thất thực tế là việc hàng hóa được bảo hiểm bị mất hoàn toàn hay trường hợp hàng hóa đó có thể bị biến chất hoàn toàn hoặc hư hỏng gần như hoàn toàn, khiến cho giá trị sử dụng vốn có của nó bị mất đi đáng kể.

Ví dụ cụ thể như trường hợp hàng hóa được bảo hiểm bị mất hoàn toàn trong các tai nạn không may xảy ra như bị chìm tàu hoặc cháy tàu và trên thực tế có rất nhiều trường hợp như vậy. Ví dụ như tàu bị chìm sâu dưới đáy biển cùng với hàng hóa trên tàu và không thể nào thu hồi lại được hoặc ví dụ như tàu và hàng bị cháy rụi đến mức hoàn toàn không còn gì.

Hay các trường hợp như các loại hàng hóa được bảo hiểm bị hỏng đến nỗi không còn là loại hàng hóa có những đặc tính và giá trị của nó như ban đầu. Hay nói cách khác đối tượng bảo hiểm là hàng hóa này qua những rủi ro trên thực tế nó đã mất đi giá trị thương mại hoặc công dụng vốn có của nó, người ta gọi là mất phẩm dạng. Ví dụ như bột mì bị ẩm ướt, mối mốc hoàn toàn hoặc trả sau khi gặp rủi ro, tuy không mất đi nhưng khi pha xong không thể uống được và sử dụng không an toàn đối với người sử dụng. Hay có thể hiểu đó là sự mất mát của đối tượng bảo hiểm mà cụ thể ở đây chính là đối tượng về hàng hóa  đã không thể cứu vãn nổi. Ví dụ tàu bị cướp, bị bắt giam,… tuy bản thân tàu và hàng chưa bị tổn thất nhưng người được bảo hiểm đã mất đi số tài sản này.

Kết luận: Từ những phân tích chúng tôi đưa ra như trên chúng ta phần nào có thể hiểu được tổn thất thực tế cuối cùng là gì? Đặc điểm và bảo hiểm trách nhiệm của nó từ đó có thể có những giải pháp áp dụng thiết thực cho những trường hợp cụ thể. Trong những trường hợp nhất định để bảo vệ quyền lợi cho mình và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì tổn thất thực tế cuối cùng phải được tính toán kĩ lưỡng và đưa ra phù hợp với những tổn thất mà bên kia gặp phải trong quá trình gặp rủi ro của bên được bảo hiểm.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

Từ khóa » Những Tổn Thất Là Gì