Tổn Thất Chung Là Gì? Tổn Thất Chung Và Tổn Thất Riêng Hàng Hải?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát tổn thất chung:
- 1.1 1.1. Tổn thất chung là gì?
- 1.2 1.2. Đặc điểm của tổn thất chung:
- 1.3 1.3. Nội dung của tổn thất chung:
- 1.4 1.4. Thủ tục, giấy tờ liên quan đến tổn thất chung:
- 2 2. Trường hợp không được coi là tổn thất chung:
- 3 3. Tổn thất riêng là gì?
1. Khái quát tổn thất chung:
1.1. Tổn thất chung là gì?
Cơ sở pháp lý: Tổn thất chung hiện nay được quy định tại chương XVI Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về khái niệm tổn thất chung, sự phân bổ tổn thất chung, tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung, tổn thất riêng và thời hiệu khởi kiện tổn thất chung.
Theo khoản 1 Điều 292 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định khái niệm tổn thất chung như sau:
“Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.”
Như vậy, ta nhận thấy, chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung.
Thông qua định nghĩa được nêu trên thì tổn thất chung được hiểu là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự trong một hành trình chung trên biển.
Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung. Có hành động tổn thất chung khi và chỉ khi có sự hi sinh hoặc chi phí bất thường được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tài sản thoát khỏi một tai họa trong một hành trình chung trên biển.
1.2. Đặc điểm của tổn thất chung:
Dựa theo khái niệm về tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.
Ta nhận thấy tổn thất chung có những đặc điểm nhận dạng như sau:
– Đặc điểm đầu tiên đó là tổn thất chung phải có hy sinh và chi phí bất thường:
Hy sinh và chi phí bất thường là những hy sinh và chi phí trong điều kiện bình thường không xảy ra.
Trên hành trình khi xảy ra sự cố hay chẳng may tàu bị mắc cạn. Chủ tàu buộc phải thuê cứu hộ nhằm đưa tàu cùng hàng hóa trên tàu thoát khỏi cạn và phải trả chi phí cứu hộ.
Các chí phí thông thường mà chủ tàu phải gánh chịu trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng đường biển không phải là chi phí bất thường nên không phải là chi phí tổn thất chung.
Như vậy, tổn thất chung phải là hành động bảo vệ an toàn chung cho cả tàu và hàng hóa.
– Đặc điểm thứ hai đó là người thực hiện hành vi phải có hành động có chủ ý và hợp lý:
Hành động có chủ ý là hành động có ý thức của con người. Các chủ thể cần nhận thức được việc mình làm và chủ động làm việc đó. Hành động hợp lý là hành động mà ai rơi vào hoàn cảnh đó thì cũng sẽ hành động tương tự như vậy.
– Đặc điểm thứ ba đó là hiểm họa cho tổn thất chung phải có thực:
Hiểm họa có thực là hiểm họa đang tồn tại trong thực tế, làm cho tàu và hàng hóa lâm vào tình trạng nguy hiểm.
– Một đặc điểm nữa đó là các chủ thể là người thực hiện hành động có ý thức và hợp lý đó phải vì an toàn chung:
Vì an toàn chung là vì an toàn cho cả tàu và hàng hóa. Nếu chỉ vì an toàn riêng cho tàu hoặc vì an toàn riêng cho hàng thì không được công nhận là tổn thất chung.
Như vậy, hành động tổn thất chung phải là hành động cố ý của những người trên tàu và do mệnh lệnh của thuyền trưởng để hy sinh tài sản của chủ tàu và chủ hàng. Hành động tổn thất chung phải là hành động hợp lý; Thiệt hại trong tổn thất chung phải là thiệt hại đặc biệt; Nguy cơ đe doạ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế; Tổn thất chung phải vì an toàn chung; Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung và phải xảy ra trên biển.
1.3. Nội dung của tổn thất chung:
Hy sinh tổn thất chung được hiểu là sự hy sinh tài sản để cứu các tài sản còn lại
Chi phí tổn thất chung được hiểu là chi phí hậu quả hành động tổn thất chung hoặc chi phí liên quan đến hành động tổn thất chung:
– Chi phí cứu nạn khóa học quản trị hành chính nhân sự
– Chi phí tạm thời sửa chữa tàu
– Chi phí tại cảng lánh nạn
– Chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu
Tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung, với lãi suất là 7%/năm được tính đến hết 3 tháng sau ngày phát hành bản phân bổ tổn thất chung.
1.4. Thủ tục, giấy tờ liên quan đến tổn thất chung:
Ngoài ra, khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải tiến hành một số công việc sau đây:
– Tuyên bố tổn thất chung.
– Mời giám định viên đến để giám định tổn thất của tàu và hàng.
– Gửi cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp tổn thất chung (average bond), giấy cam đoan đóng góp tổn thất chung (average guarantee) để chủ hàng và người bảo hiểm điền vào và xuất trình khi nhận hàng định khoản nguyên lý kế toán.
– Chỉ định một nhân viên tính toán, phân bổ tổn thất chung.
– Lập kháng nghị hàng hải nếu cần.
Chủ hàng phải làm những việc sau:
– Kê khai giá trị hàng hoá.
– Nhận bản cam đoan đóng góp tổn thất chung và giấy cam đoan đóng góp tổn thất chung.
2. Trường hợp không được coi là tổn thất chung:
Theo như đã phân tích ở trên, tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.
Chỉ đối với những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung.
Theo Điều 292 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về tổn thất chung như sau:
“Điều 292. Tổn thất chung
1. Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.
2. Chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung.
3. Mọi mất mát, hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính vào tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào.
4. Tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung.
5. Chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể.”
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo quy định pháp luật thì các trường hợp không được coi đó là tổn thất chung bao gồm những trường hợp như sau:
– Thứ nhất, mọi mất mát, hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính vào tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào.
– Thứ hai, tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung.
– Thứ ba, đối với các chi phí đặc biệt không vượt quá mức cần thiết theo quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam không được coi đó là tổn thất chung.
3. Tổn thất riêng là gì?
Theo Điều 295 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về tổn thất riêng có nội dung như sau:
“Mọi tổn thất về tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách không được tính vào tổn thất chung theo nguyên tắc quy định tại Điều 292 của Bộ luật này được gọi là tổn thất riêng. Người bị thiệt hại không được bồi thường, nếu không chứng minh được tổn thất xảy ra do lỗi của người khác.”
Như vậy, theo nguyên tắc tại điều 295 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 dẫn chiếu về trường hợp tổn thất chung tại điều 292 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, theo đó, nếu tổn thất không đạt đủ bốn đặc trưng cơ bản của tổn thất chung mà ta vừa phân tích thì tổn thất đó sẽ là tổn thất riêng theo quy định của pháp luật nước ta.
Từ khóa » Bài Tập Tổn That Chung Và Tổn That Riêng
-
BÀI TẬP TỔN THẤT Chung - StuDocu
-
Insurance - BÀI TẬP PHÂN BỔ TỔN THẤT CHUNG Bài 2 - StuDocu
-
Bài Tập Phân Bổ Tổn Thất Chung | Xemtailieu
-
BÀI TẬP BẢO HIỂM VÀ ĐÁP ÁN - Tài Liệu Text - 123doc
-
(PDF) Bài Tập Phân Bổ Tổn Thất Chung | Hoai Nam
-
Tổn Thất Chung-Tổn Thất Riêng | Hàng Hải Kỹ Thuật
-
Cách Xác định Tổn Thất Chung - Học Tốt
-
Cách Giải Quyết Tổn Thất Chung Trong Vận Chuyển Hàng Hóa
-
Bài Tập Phân Bổ Tổn Thất Chung | PDF - Scribd
-
Bài 6 – Đóng Góp Tổn Thất Chung Và Cứu Hộ | Web Bảo Hiểm
-
Top 15 Cách Xác định Tổn Thất Chung Và Tổn Thất Riêng - MarvelVietnam
-
BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN BẢO HIỂM By Ngầu Pé - Prezi
-
[2022 NEW ] Phân Biệt Tổn Thất Chung Và Tổn Thất Riêng Hàng Hóa