Tổn Thất Là Gì? Phân Loại Tổn Thất

726 Mục lục ẩn Khái niệm tổn thất Nguyên nhân tổn thất Phân loại tổn thất Ý nghĩa của việc nghiên cứu thuật ngữ “tổn thất” Thuật ngữ “Khả năng tổn thất”

Khái niệm tổn thất

Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biển cổ bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).

Ví dụ: Những đập nước bị nứt vỡ, các con đường lồi lõm, nhiều tòa nhà, nhà máy đổ sập… Trung Quốc ước tính tổng mức độ thiệt hại do thảm họa động đất xảy ra hồi tháng 5/2008, ước tính lên tới hơn 20 tỉ USD.

Trong thuật ngữ “tổn thất”, yếu tố “không cố ý” là rất quan trọng.

Nguyên nhân tổn thất

– Do sự cố khách quan làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản vật chất của doanh nghiệp và của cá nhân.

– Do sự cố gây hư hại về mặt vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng, đồng thời giảm giá trị của đối tượng bị gây hại

Phân loại tổn thất

Căn cứ vào các tiêu chí sau để phân loại tổn thất:

a) Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại, tổn thất được chia làm 3 loại:

– Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản phát sinh từ một sự cố bất ngờ, không cố ý,

– Tổn thất con người là sự thiệt hại tính mạng, thân thể con người dẫn đến thiệt hại một khoản giá trị (các khoản chi phí bằng tiền) nhằm khắc phục, điều trị hoặc dẫn đến việc khiếm khuyết một khoản thu nhập nhất định.

– Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự là việc phát sinh trách nhiệm dân sự (theo ràng buộc của luật dân sự) dẫn đến phải bồi thường bằng tiền những thiệt hại bằng tài sản, tính mạng, thân thể, có khi cả thiệt hại về mặt tinh thần gây ra cho người thứ ba khác do lỗi của mình.

b) Căn cứ vào hình thái biểu hiện, tổn thất được chia làm 2 loại:

– Tổn thất động: là trường hợp không có sự hủy hoại vật chất, đối tượng vẫn nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị bị giảm sút. Đây là tổn thất này sinh do tác động của yếu tố thị trường.

– Tổn thất tĩnh: loại tổn thất mà vật thể bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại về mặt vất chất. Tổn thất này phát sinh vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị sử dụng vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị của đối tượng.

c) Căn cứ vào khả năng lượng hóa, tổn thất được chia làm 2 loại:

– Tổn thất có thể tính toán: là những tổn thất, khi phát sinh, có thể tính toán, xác định được dưới hình thái tiền tệ.

Tổn thất này còn gọi là tổn thất tài chính. Có hai trường hợp:

+ Tổn thất lường trước được + Tổn thất không lường trước được

Ví dụ: Virus làm tổn thất hơn 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2007. Một cuộc khảo sát do Trung tâm BKIS thực hiện với 8.000 người cho thấy các loại mã độc đã gây thiệt hại cho mỗi người dùng máy tính ở Việt nam khoảng 591.000 đồng. Trong khi đó, có ít nhất 4 triệu PC đang được sử dụng thường xuyên trên cả nước.

– Tổn thất không thể tinh toán: là những tổn thất, khi phát sinh, không thể lượng hóa bằng tiền. Tổn thất này còn gọi là tổn thất phi tài chính. Ví dụ: tổn thất về mặt “tinh thần”.

Tuy nhiên, việc lượng hóa được hay không lượng hóa được bằng tiền cũng còn tùy thuộc vào mức độ “thị trường hóa”, mức độ phát triển của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, ranh giới giữa hai loại tổn thất này không giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu thuật ngữ “tổn thất”

– Đối với đời sống Kinh tế-Xã hội: Tổn thất phát sinh làm gián đoạn (tạm thời hoặc vĩnh viễn) quá trình sinh hoạt của một cá nhân, gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Xét trên toàn xã hội, tổn thất phát sinh làm giảm của cải vật chất xã hội, làm gián đoạn, giảm sút hoặc mất khả năng lao động của con người, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất (giản đơn và mở rộng) của toàn bộ nền kinh tế- xã hội.

– Đối với lĩnh vực bảo hiểm: Tổn thất phát sinh trở thành nhân tố trực tiếp làm cho tác dụng của bảo hiểm được thể hiện và phát huy cụ thể. Những hoạt động bồi thường của bảo hiểm sẽ giúp bù đắp những tổn thất do các sự cố rủi ro gây ra, giúp tái tạo lại các quá trình sản xuất và sinh hoạt bị gián đoạn do tổn thất phát sinh. Hoạt động bảo hiểm sẽ góp phần làm cho đời sống kinh tế-xã hội nhanh chóng lập lại thế cân bằng của nó.

Thuật ngữ “Khả năng tổn thất”

Định nghĩa:

Khả năng tổn thất là chỉ số biểu hiện tổn thất trong một số trường hợp nhất định. Thuật ngữ khả năng tổn thất được dùng khi người ta muốn đánh giá về một tình trạng xấu đã xảy ra trong quá khứ của một nhóm đối tượng đồng loại nhất định.

Để xác định khả năng tổn thất, người ta phải dựa vào thống kê kinh nghiệm trong quá khứ. Thống kê phải được tập hợp trên một tổng thể đủ lớn về số lượng trường hợp và thời gian quan sát.

Có thể đánh giá khả năng tổn thất qua hai cách biểu hiện:

  • Tính theo giá trị: gọi là Mức độ tổn thất
  • Tỉnh theo số lượng: gọi là Tần số tổn thất

Ví dụ: Muốn biết khả năng tổn thất do tai nạn giao thông cho một chiếc ô tô con cần phải thống kê tai nạn ô tô con trên các loại ô tô tương tự. Chẳng hạn như trong 100 ô tô con cùng loại có tổng giá trị là 50 tỷ VND. Có 10 cái bị tai nạn, tổng giá trị thiệt hại là 5 tỷ VND thì:

  • Tần số tổn thất là: 10/100 =10%
  • Mức độ tổn thất là: 5/50= 10%

Ý nghĩa:

Khả năng tổn thất là một chỉ số quan trọng không chỉ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà còn đối với các chủ thể kinh tế – xã hội khác:

• Đối với nhà bảo hiểm: xác định được khả năng tổn thất sẽ giúp nhà bảo hiểm xác định được xác suất xảy ra các tổn thất trong tương lai. Từ đó, họ có cơ sở tính phí bảo hiểm đối với các rủi ro.

• Đối với các chủ thể kinh tế xã hội khác: xác định được khả năng tổn thất sẽ giúp họ đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về những rủi ro liên quan đến hoạt động tại đơn vị mình. Từ đó, họ có thái độ xử sự đúng đắn và có biện pháp cụ thể đới với các rủi ro, tổn thất.

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Bảo hiểm y tế là gì? Vai trò, quyền lợi và đối tượng bảo hiểm
  2. Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Đối tượng, điều kiện và mức hưởng trợ cấp
  3. Sản phẩm bảo hiểm là gì? Đặc điểm và Phân loại
  4. Bảo hiểm xe cơ giới là gì?

Từ khóa » Các Loại Tổn Thất