Tôn Thất Thuyết - .vn

Trang chủDu kháchThông tin tên đường phố
Thuận Lộc
Tôn Thất Thuyết Xem cỡ chữ: Đọc bài viết: In trang

1. Vị trí con đường

Đường Tôn Thất Thuyết nằm trên địa bàn phường Thuận Lộc, thuộc khu vực Tây Linh, Thành Nội, khởi đầu từ đường Phạm Đình Hổ, qua ngã ba Nguyễn Xuân Ôn đến kiệt Mang Cá, dài 320m. Đường này nhiều đoạn rất hẹp, cấm xe tải.

2. Lịch sử con đường

Nguyên là xứ ruộng thấp, năm 1960 san lấp để xây dựng khu dân cư mới, nhân đấy mà mở đường này. Trước năm 1976 là đường Nguyễn Văn Đóa. Tháng 1/1977, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định đặt tên mới là đường Tôn Thất Thuyết.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Tôn Thất Thuyết (ất Mùi 1835 - Quý Sửu 1913) Tôn Thất Thuyết, danh tướng yêu nước nổi tiếng, thuộc dòng dõi Tôn thất nhà Nguyễn, quê ở xóm Phú Mộng, làng Vạn Xuân, nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế. Ông xuất thân võ tướng, năm 1873, ông giúp Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đánh thắng trận Cầu Giấy, giết được tên sĩ quan Pháp Francis Garnier. Năm 1875, ông đánh trận Sơn Tây bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh. Ông được thăng Hữu Tham tri Bộ Binh, phong tước Nam. Năm 1881, ông làm Thượng thư Bộ Binh. Năm 1883, sau khi vua Tự Đức mất, ông làm Phụ chính Đại thần. Rồi liên tiếp giữ chức Phụ chính cho cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc. Ông là người đứng đầu phe chủ chiến đánh Pháp, quyết định đưa Ưng Lịch lên ngôi vua lấy hiệu Hàm Nghi. Từ đấy ông càng ráo riết chuẩn bị chống Pháp. Đêm 4/7/1885 (tức 22/5 ất Dậu) ông truyền lệnh tấn công doanh trại Pháp. Nhưng thất bại, vua Hàm Nghi xuất cung ra Tân Sở, Quảng Trị, rồi ra Quảng Bình, Hà Tĩnh, phát động phong trào Cần Vương kháng Pháp cứu nước. Do lực lượng quá yếu, ông để hai con ở lại chiến khu hộ giá nhà vua, còn mình lặn lội sang Trung Quốc cầu viện, nhưng không thành. ở Trung Quốc, ông được tin hai người con hy sinh, vua Hàm Nghi bị bắt. Ông vô cùng đau khổ, đành sống vậy với những ngày cô quạnh tại một ngọn đồi ở Long Châu, sau đó thì tâm thần thác loạn, thường vung gươm chém đá trút lòng căm hận. Ông mất năm 1913, hưởng thọ 78 tuổi. Cả gia đình ông đến gần chục người đều hy sinh oanh liệt vì đất nước. Khi ông qua đời, đại thần nhà Thanh là Lý Căn Nguyên ở Bắc Kinh thương xót Tôn Thất Thuyết là một người trung liệt, liền cho xây mộ và dựng bia ông ở Thiên Quang. Rất nhiều nhân sĩ ở Quảng Châu, Trung Quốc thương tiếc khóc ông, xin ghi một câu đối điếu ông như sau: "Thù giặc chẳng chung đội trời, muôn thuở danh thơm lưu Tượng Quận. Giúp vua tìm riêng cõi thác, nghìn năm cốt rụi gửi Long Châu". Tương truyền, ông là võ tướng nhưng cũng có lúc sáng tác văn thơ xướng hoạ, làm câu đối điếu các liệt sĩ ngã mình khi đánh Pháp. Chùa Tây Linh tọa lạc trên đường này.

Các bài khác
  • Xuân 68
  • Trương Hán Siêu
  • Trần Xuân Soạn
  • Trần Quý Cáp
  • Trần Nhật Duật
  • Tịnh Tâm
  • Thế Lữ
  • Thánh Gióng
  • Thái Phiên
Hiển thị 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 60 70 80 90 100
Du lịch
  • Di sản văn hóa
  • Lịch sử - Văn hóa Huế
  • Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Dấu tích Quang Trung-Nguyễn Huệ trên đất Phú Xuân
  • Lễ hội
  • Danh lam thắng cảnh
  • Nhà vườn Huế
  • Di tích Chămpa
Dịch vụ
  • Ẩm thực Huế
  • Khách sạn - Nhà hàng
  • Phương tiện đi lại
DỰ BÁO THỜI TIẾT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Đóng

Từ khóa » Thuyết Khách Nổi Tiếng Trung Quốc