TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
Có thể bạn quan tâm
- Tổn thất là gì?
Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây nên.
- Phân loại tổn thất
- 1 Căn cứ vào quy mô và mức độ tổn thất thì được chia thành 2 loại: tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận.
Tổn thất toàn bộ: là mức độ tổn thất 100% giá trị bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ được chia làm hai loại, bao gồm: tổn thất toàn bộ thực tính và tổn thất toàn bộ ước tính.
- Tổn thất toàn bộ thực tính: là đối tượng bảo hiểm theo đơn bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát,... có 4 trường hợp tổn thất toàn bộ thực tính như sau:
- Hàng hóa bị hủy hoại hoàn toàn. (tàu bị tai nạn, hàng bị rớt xuống biển, không lấy lại được).
- Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được (do cướp biển).
- Hàng hóa không còn là vật thể được bảo hiểm (hàng hóa đã mất đi giá trị thương mại hoặc công dụng của nó như gạo bị ẩm mốc).
- Hàng hóa ở trên tàu được tuyên bố là mất tích (một tàu được tuyên bố là mất tích trong một khoảng thời gian nào đó và không nhận được tin tức).
- Tổn thất toàn bộ ước tính: là những rủi ro làm hàng hóa bị hư hỏng gần như toàn bộ, muốn cứu phần còn lại, chủ hàng phải bỏ ra chi phí nhằm đưa hàng hóa về cảng đích, những chi phí này chủ hàng có thể tính toán, nếu tính chung với giá trị số hàng bị tổn thất để so sánh xem chi phí với tổn thất toàn bộ.
Khi nhận thấy giá trị hàng hóa bị tổn thất + chi phí đưa hàng về cảng đích bằng hoặc cao hơn giá trị bảo hiểm, thì phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết và cho phương án xử lý.
Lưu ý: đây là hàng hóa bị rủi ro đang trong quá trình vận chuyển.
Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần hàng hóa hoặc hàng hóa được bảo hiểm bị giảm giá trị. Thường tồn tại 4 trường hợp:
- Giảm về số lượng như: số bao, số kiện bị giao thiếu hay hàng hóa bị cuốn trôi.
- Giảm về trọng lượng như gạo hay bắp bị rơi vãi.
- Giảm về giá trị sử dụng như gạo bị ẩm mốc, lên men.
- Giảm về thể tích như xăng, dầu bị rò, rỉ.
- 2 Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm chia làm hai loại tổn thất là tổn thất chung và tổn thất riêng.
Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu. Như vậy, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại do tổn thất xảy ra. Những chi phí đó gọi là tổn thất chi phí riêng.
Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm người bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất riêng này, đồng thời phải chi trả những chi phí có liên quan. Những chi phí này bao gồm: chi phí xếp dỡ, gửi hàng, phân loại hàng hóa, thay thế bao bì đối với những lô hàng bị tổn thất. Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng.
Ví dụ: Trong hải trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.
Tổn thất chung: trong một chuyến tàu, sẽ có những rủi ro không lường trước được như đâm, va, cháy,… khi đó, để cứu nguy cho tàu và hàng thoát khỏi một sự nguy hiểm chung. Nói cách khác, tổn thất chung là loại tổn thất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu vì vậy nó phải được phân bổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó. Để phân bổ được phải xác định chính xác giá trị tổn thất chung. Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 yếu tố:
- Hi sinh tổn thất chung: là sự hi sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại. Hi sinh tổn thất chung phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
- Tài sản hi sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gay ra tổn thất nhưng vẫn được bảo hiểm).
- Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
- Hi sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
- Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu và hàng hóa thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Chi phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.
Nhằm bảo vệ quyền lợi chung, những chi phí tổn thất chung, hi sinh tổn thất chung sẽ do chủ tàu và chủ hàng ngồi lại tình toán và đóng góp theo tỷ lệ. Khi chủ hàng tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người bảo hiểm sẽ thay chủ hàng đóng góp khoản phí này.
Các hi sinh cụ thể như:
- Vứt bỏ một số hàng xuống biển để làm nhẹ tàu, giúp tàu nổi lên.
- Gia tăng sức máy quá mức để qua cơn bão hoặc ra khỏi nơi mắc cạn.
- Tưới mước vào một hay nhiều hầm tàu để dập tắt ngọn lửa.
- Kêu tàu kéo trợ giúp để đưa tàu ra khỏi nơi mắc cạn hoặc kéo tàu về nơi an toàn.
- Ghé vào bến cảng để ẩn nấp hay để sửa chữa hay xếp lại hàng hóa bị xô đẩy…
Khi hai yếu tố trên hội đủ, thuyền trưởng có thể tuyên bố tổn thất chung.
- Cách giải tuyết tổn thất chung.
Sau khi tuyên bố tổn thất chung, thuyền trưởng tiến hành làm những thủ tục sau:
- Thiết lập giá trị khi về đến bến của các thành phần trong “cộng đồng quyền lợi” (khối được cứu vãn).
- Trị giá tàu trong trạng thái lúc về tới bến, tức là sai biệt giữa giá trị trước các biến cố và phí tổn sửa chữa các tổn hại sau biến cố.
- Trị giá các lô hàng còn tốt không bị tổn thất nào.
- Thiết lập trị giá các quyền lợi bị hi sinh (khối bị hi sinh). Nếu là tàu: chi phí sửa chữa cần thiết, các phần hoặc các bộ phận máy bị hi sinh và phí tổn cập bến bao gồm cả lương thực và tiền ăn của thủy thủ, dầu nhớt, nước… trong suốt thời gian lưu bến. Chú ý: các tổn thất riêng không được tính vào các giá trị này. Nếu là hàng hóa: trị giá các tổn hại và các giá trị đã hi sinh.
- Đề cử một trọng tài để thiết lập các trị giá đóng góp và các trị giá hi sinh rồi phân phối trên nguyên tắc khối được cứu vãn phải đóng góp theo tỷ lệ trên mỗi giá trị được cứu vãn. Cho đủ các khoản giá trị đã hi sinh.
- Khối được cứu vãn đó được gọi là “khối đóng góp”. Khoản góp được chia trả cho mỗi phần bị hi sinh thuộc “khối lượng đền bù” theo tỷ lệ giá trị hi sinh. Có nghĩa là tất cả mọi quyền lợi đều chịu cùng tỷ lệ đóng góp như nhau.
Công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế - cuocvanchuyen.vn
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
- Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
- Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
- Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi
Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý doanh nghiệp và hy vọng có cơ hội hợp tác với quý doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất
Tìm hiểu thêm về các điều kiện bảo hiểm tham khảo bài viết:
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM LOẠI A,B,C CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN – ICC 1982 & ICC 1990
BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN
Từ khóa » Tổn Thất Không Xác định được Là
-
Tổn Thất Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Tổn Thất Là Gì? Phân Loại Tổn Thất
-
Rủi Ro Và Những Khái Niệm Liên Quan Trong Bảo Hiểm
-
“Tổn Thất Thực Tế Và Trực Tiếp” Do Vi Phạm Hợp đồng Liệu Có Bao Gồm ...
-
Tổn Thất Chung Là Gì? Nội Dung Của Bản Phân Bổ Tổn Thất Chung
-
Giám định Tổn Thất Bảo Hiểm Là Gì ? Quy định Của Pháp Luật Về Giám ...
-
Định Nghĩa & Các Nguyên Tắc Trong Bảo Hiểm
-
Phương Pháp Tỉ Lệ Tổn Thất Dự Kiến Là Gì? Công Thức Và Cách Tính
-
Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng
-
CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ CỦA HÀNG HÓA BỊ TỔN THẤT
-
Tổn Thất Trong Bảo Hiểm Vận Tải Hàng Hóa Quốc Tế | DDVT
-
Giám định Tổn Thất Hàng Hóa, Cấp Chứng Thư Chu Trình Sản Xuất
-
Giám định Tổn Thất Là Gì? Quy định Về Giám định Thiệt Hại để Bồi ...
-
Báo Cáo Giám định Lạm Quyền Không Có Giá Trị Pháp Lý - Chi Tiết Tin