Tổng Chất Rắn Lơ Lửng TSS Trong Xử Lý Nước Thải Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trong tất cả các thuật ngữ của chuyên ngành xử lý nước thải, bên cạnh TDS thì TSS cũng là một cụm từ rất ít người biết đến. Vậy nó là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong xử lý nước thải? Hãy cùng Đại Nam tìm hiểu thông qua những thông tin sau nhé.
1. TSS trong xử lý nước thải là gì?
TSS là viết tắt của Total Suspended Solids, nghĩa là Tổng lượng chất rắn lơ lửng. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải. TSS bao gồm tất cả các hạt rắn không hòa tan, có kích thước lớn hơn 2 micron, lơ lửng trong nước. Các hạt này có thể là:
-
Chất hữu cơ: Vật liệu sinh học như vi khuẩn, tảo, mảnh vụn thực vật,...
-
Chất vô cơ: Đất sét, phù sa, các hạt kim loại,...
-
TSS có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước bằng cách:
-
Làm giảm độ trong: Nước có hàm lượng TSS cao thường đục, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của sinh vật dưới nước.
-
Gây lắng đọng: Các hạt TSS có thể lắng xuống đáy sông, hồ, gây ô nhiễm trầm tích.
-
Mang theo các chất ô nhiễm khác: TSS có thể hấp phụ các chất ô nhiễm khác như kim loại nặng, chất hữu cơ độc hại, làm tăng độc tính của nước.
2. Làm sao để đo lường TSS?
Chúng ta có thể lấy mẫu TSS của nước thải bằng cách 1 định lượng nước phù hợp qua một bộ lọc có kích thước lỗ lọc tiêu chuẩn và được cân trước khi đổ. Sau quá trình lọc và sấy khô nước đọng trên tấm lọc thì sẽ cân lại bộ lọc một lần nữa.
Các bộ lọc có thể đo được TSS được cấu tạo từ sợi thuỷ tinh. Khi các hạt có trong mẫu nước càng nhiều thì trọng lượng bộ lọc càng tăng (Đơn vị biểu thị là miligam trên lít mg/l).
Nếu nước chứa nhiều chất hoà tan, trọng lượng của bộ lọc khi sấy khô sẽ tăng cao. Cần rửa bộ lọc và lấy mẫu nước thử bằng ion sau khi lọc và trước khi sấy, đây là bước quan trọng nhưng rất hay bị bỏ qua.
3. TSS quan trọng như thế nào?
TSS là chỉ số rõ ràng nhất về lượng nước. Những hạt lơ lửng có thể tạo ra từ xói mòn đất, dòng chảy, chất thải… Một số dòng chảy có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao tự nhiên vẫn được coi là chất lành mạnh. Trầm tích lơ lửng quá mức có thể làm giảm chất lượng nươcs đối với sinh vật, thủy sinh và con người.
Khi nồng độ chất rắn lơ lửng do các vật liệu hữu cơ, đặc biệt là nước thải và chất hữu cơ phân rã thì khả năng cao sẽ xuất hiện vi khuẩn, vi sinh vật và virus. Các chất rắn hữu cơ này cũng có nhiều khả năng làm giảm nồng độ oxy hòa tan khi chúng bị phân huỷ.
4. Các cách khắc phục TSS trong nước thải
Để xử lý TSS trong nước thải một cách hiệu quả, có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng biệt:
4.1 Xử lý bằng phương pháp lắng
Phương pháp lắng là một trong những cách cơ bản nhất để giảm lượng TSS trong nước thải. Trong quá trình này, các hạt chất rắn lơ lửng sẽ được giữ nguyên kích thước và từ từ lắng xuống dưới đáy bể. Hiệu quả của quá trình lắng phụ thuộc lớn vào diện tích bể lắng. Nước thải được chia thành bốn khu vực chính: khu vực nước đầu vào, khu vực lắng, vùng nén bùn, và khu vực nước đầu ra. Sự lắng diễn ra chủ yếu ở khu vực thứ hai, nơi các hạt chất rắn lơ lửng tách khỏi nước và lắng xuống đáy bể, tạo thành lớp bùn.
4.2 Sử dụng hoá chất keo tụ và tạo bông
Keo tụ và tạo bông là hai quá trình quan trọng trong việc loại bỏ TSS. Một số hạt chất rắn lơ lửng không thể lắng xuống một cách tự nhiên, do đó cần sử dụng hoá chất keo tụ như phèn, Polymer, hoặc PAC để kết dính các hạt này lại với nhau, giúp chúng đủ nặng để lắng xuống. Quá trình tạo bông giúp các hạt kết tụ thành những bông cặn lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước.
4.3 Xử lý bằng vi sinh
Xử lý TSS trong nước thải bằng vi sinh tập trung vào việc phân hủy các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng trong nước thải. Vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh hiếu khí IMWT, được bổ sung vào hệ thống để sử dụng các chất rắn hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, giúp giảm đáng kể TSS, BOD, và COD trong nước thải.
4.4 Tách TSS bằng quá trình thuỷ động lực học
Phương pháp này sử dụng lực xoáy để loại bỏ TSS trong nước thải. Các thiết bị phân tách được lắp đặt tại cửa ống nước và hoạt động hiệu quả trong việc tách các chất rắn lơ lửng, thậm chí có thể loại bỏ các chất rắn nổi như dầu mỡ. Thiết bị này nhỏ gọn và ít cần bảo trì, phù hợp cho nhiều hệ thống xử lý nước thải.
Hy vọng bài viết mà Đại Nam đã chia sẻ này sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm phần nào về TSS - Tổng chất rắn lơ lửng trong xử lý nước thải. Để biết thêm về các dịch vụ xử lý nước thảihay tư vấn hồ sơ môi trường, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 0909 378 796
Từ khóa » Tss Và Tds
-
BOD, COD, TSS, TDS, Tổng Nito Trong Quy Chuẩn Nước Thải Sinh Hoạt
-
So Sánh Chất Rắn Lơ Lửng TS, TSS, SS | Yêu Môi Trường
-
Giải Pháp Xử Lý TSS, TDS Trong Nước Thải
-
Total Suspended Solids Là Gì? Ảnh Hưởng Của Chúng đến Môi Trường
-
Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa độ đục Và TSS Trong Nước
-
Chỉ Số TSS Là Gì? Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
-
TS Là Gì – Tổng Chất Rắn Trong Nước Là Gì
-
Tổng Chất Rắn Hòa Tan (TDS) Và Tổng Chất Rắn Lơ Lửng (TSS) - 123doc
-
What The Difference Between TSS And TDS In Raw Water?
-
Tổng Chất Rắn Hòa Tan – Wikipedia Tiếng Việt
-
TSS Là Gì? Cách Xác định Và Xử Lý Nước Có Chỉ Số TSS Cao | - KIM AN
-
Solids, Total And Dissolved (TSS And TDS) - Water Quality Parameters
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Máy Bao Nhiêu Thì Uống được???
-
Thực Hành Phân Tích